Vợ Dũng lò vôi: Đam mê hột xoàn, xe đẹp và đồ hiệu
“Tiền tài, địa vị của anh không phải là thứ tôi kiếm tìm, chúng chỉ mang lại cho tôi đau khổ, nghiệt ngã và hiểm nguy đến tính mạng. Tôi đã trải qua rất nhiều sóng gió mà nhiều lúc nghĩ lại thấy thật kinh khủng, nhưng tôi đã tìm được một đấng trượng phu, một nửa của tôi, một tri kỷ mà tôi dám khẳng định chỉ có cái chết mới có thể chia lìa”, bà Nguyễn Phương Hằng nói về mối tình với đại gia Dũng “lò”.
Ít ai biết rằng, để đi đến hôn nhân và sống với nhau đến “đầu bạc răng long” với vị đại gia nổi tiếng miền Nam là ông Huỳnh Uy Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng nói rằng phải “đi giữa nhiều làn đạn” và thậm chí bị vu khống là vợ bé của trùm xã hội đen Năm Cam một thời.
Bà Nguyễn Phương Hằng vợ ông Huỳnh Uy Dũng, đồng thời cũng là Phó Tổng Giám đốc Điều hành Du lịch Khu du lịch Đại Nam. (Ảnh: Lao động).
Và, khi hạnh phúc đã đơm hoa kết trái, tổ ấm được xây dựng bằng tình thương yêu, mối lương duyên trăm năm của đôi trai tài gái sắc chỉ có “cái chết mới có thể chia lìa”.
Là vợ của một đại gia nổi tiếng (ông Huỳnh Uy Dũng, chủ Khu du lịch Đại Nam – Bình Dương), chị là người phụ nữ được xem là hạnh phúc và đáng được ganh tỵ nhất?
- Theo em, vì sao tôi hạnh phúc và đáng được ganh tỵ?
Bởi chị là vợ của một trong những người đàn ông nổi tiếng giàu có nhất Việt Nam?
- Nếu thế thì em đã lầm, và tôi nghĩ nhiều người cũng lầm. Tôi đã trải qua rất nhiều sóng gió mà nhiều lúc nghĩ lại cảm thấy thật kinh khủng, nhưng ngược lại tôi vô cùng hạnh phúc vì đã tìm được một đấng trượng phu, một nửa của tôi, một người tri kỷ mà tôi dám khẳng định chỉ có cái chết mới chia lìa (cười) vì cả hai đã hết sức rồi, chúng tôi đã chịu đựng những điều không thể chịu đựng, và đã tha thứ những điều không thể thứ tha.
Tôi là một nhà kinh doanh bất động sản, không giàu có gì nhưng đủ để những người kinh doanh biết về tôi. Tôi bắt đầu ra đời kiếm tiền từ năm 25 tuổi, nếm trải bao khắt nghiệt của thương trường nên tôi hiểu giá trị đích thực của đồng tiền và cũng thấm thía sự bạc bẽo của nó. Tôi hạnh phúc vì ông xã rất trân trọng và ngưỡng mộ tôi. Tiền tài, địa vị của anh không phải là thứ tôi kiếm tìm, thậm chí chúng còn mang lại cho tôi đau khổ, nghiệt ngã và cả hiểm nguy đến tính mạng.
Vì sao chị lại nói như vậy?
- Để có được một anh Dũng như ngày hôm nay, tôi đã lội ngược dòng để lột trần sự thật đưa anh về với cuộc sống đời thực. Thực hiện điều đó, tôi đã hứng chịu bao nghiệt ngã mà người đời giáng xuống đầu tôi. Những tổn thương, mất mát đó không gì có thể bù đắp được. Suốt từ đó cho đến mãi sau này, trong mắt tôi lúc nào cũng có nước mắt kể cả trong giấc ngủ.
Tôi không dám đòi hỏi sự công bằng bởi ai sinh ra và lớn lên cũng mưu cầu hạnh phúc, và sự thật ai chẳng có “những phút giây ngoài chồng, ngoài vợ”- như lời của một nhà thơ đã nói (cười). Có những người họ dùng lý trí để chế ngự và bóp chết tình cảm ấy, nhưng có những người như tôi và anh Dũng dám sống thật một lần cho mình thì cái giá phải trả là điều tất nhiên. Cái giá của tình yêu đích thực đắt lắm!
Vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng: “Cái giá của tình yêu đích thực đắt lắm”.
Chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về câu chuyện này?
- Anh Dũng là một người đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán nhưng rất tin vào trời phật. Suốt 18 năm anh bị chỉ huy bởi một người tự xưng là Phật Bà Quan Âm “nhập” về, ẩn sau đó là âm mưu lợi dụng tiền bạc, địa vị, uy tín của anh. Tôi đã gặp anh như bao khách hàng khác, và cảm thấy anh không bình thường chút nào. Anh thường nói về thế giới bên kia và luôn tự hào chỉ có nơi đó mới giúp anh sống nổi, còn con người thì không đáng tin cậy nữa rồi.
Tôi thật bất ngờ và hoang mang, câu hỏi “tại sao vậy” cứ nằm mãi trong đầu. Để biết được sự thật, tôi đã yêu cầu anh dẫn tôi vào gặp Phật Bà Quan Âm và tôi bàng hoàng khi thấy một người đàn bà vạm vỡ, nông dân, học chưa hết lớp 5 mà điều khiển anh Dũng như một vị cứu tinh. Họ lợi dụng những điều tâm linh để mai một anh từ từ. Tôi đã trằn trọc rất nhiều đêm vì ngưỡng mộ anh và cũng xót xa cho anh. Thế là tôi “liều mạng” một mình đơn độc đi tìm sự thật.
Video đang HOT
Lúc đó tất cả những gì tôi làm xuất phát từ nghĩa khí của người đàn bà trong tôi trỗi dậy. Tôi muốn chứng minh cho anh thấy điều đó không có thật, nhưng không dễ vì suốt 18 năm qua họ đã điều khiển anh quen rồi. Tôi dùng trái tim và tình cảm thật để gần gũi, chia sẻ với anh cuộc sống đời thường. Một mặt tôi bám sát âm mưu của người đàn bà đó để giải thoát cho anh. Hơn một năm trôi qua, bao nhiêu giông tố đổ lên đầu tôi. Tôi đi giữa bao nhiêu “làn đạn” mà không một chút rung sợ. Cuối cùng, tôi đã chứng minh điều đó thật ngoạn mục và như một cái tát tai thật mạnh để anh bừng tỉnh.
Sau khi dẹp được chuyện mê tín của anh thì cuộc sống của tôi rơi vào nguy hiểm. Những người muốn giết tôi không ít và cũng không phải tầm thường. Đối với họ, tôi là người có tội và tôi phải chết. Họ vu oan tôi là bà Kim Anh, vợ bé ông Năm Cam và đăng báo “rải” khắp Bình Dương để sỉ nhục tôi với những câu chuyện được họ thiết kế rất bài bản công phu, tất cả những trò dơ bẩn nhất có thể, nhằm mục đích tôi sẽ bỏ cuộc. Thế mà tôi chẳng hề rung sợ vì tôi nghĩ tôi chết cũng chẳng có nghĩa gì, nhưng một người tài giỏi như anh Dũng bị mai một thì thật là bất công.
Chị không mệt mỏi vì những điều đó?
- Tôi đâu phải thánh thần mà không biết đau khổ, có những lúc tôi gần như ngã quỵ, tâm đã đổ bệnh nhưng tôi lúc nào cũng cố gắng động viên anh vượt qua. Vì tôi mà anh đã bị người đời kết tội, hay tôi đã vì anh mà quên cả sinh mạng mình mong manh lơ lửng, họ nói anh là người bạc bẽo, mê tôi mà bỏ đi tất cả những người thân yêu. Họ hình dung tôi như một sát thủ hãm hại đời anh nhằm chiếm đoạt Đại Nam và bao vây kinh tế của anh để cho tôi bỏ chạy, còn nếu anh sụp đổ thì tại vì tôi. Một mình tôi mà cứu được anh Dũng thì quả là khó tin phải không? Vì một anh Dũng “hoành tráng” ai cũng nhìn thấy, nhưng khi mọi người quay lưng, kể cả những người thân yêu nhất thì đâu có ai tin. Nếu tôi ra đi thì có phải là tôi không? Cho nên, tôi đã quyết định cuộc chơi nghiệt ngã và thiết kế sẵn cho tôi và con cái một con đường xấu nhất mà đến giờ phút này mỗi khi tôi mở nhật ký ra xem, bao nhiêu nước mắt cứ tuôn trào.
Tôi nói những điều thật và “siêu” thật vì sự thật chỉ có một. Con người của tôi có ba điều mà giúp tôi sống được tới hôm nay. Là phụ nữ nhưng tính khí tôi mạnh mẽ và luôn ủng hộ lẽ phải. Tôi không biết nịnh bợ, không biết quỳ hay biết bò. Tôi là người sống có lòng tự trọng, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Tôi đã phải vượt lên sự sỉ nhục để sống, tôi và anh đã tìm thấy nhau trong nước mắt, trong tận cùng bằng sự đớn đau. Sau đó, tôi khuyên anh mở cửa Đại Nam nếu không nó chỉ là “đống sắt vụn”. Đại Nam khai trương vào ngày 11/9/2008, và chúng tôi vừa tổ chức lễ kỷ niệm 3 năm.
Các nhân viên dưới quyền có tâm lý như thế nào khi chị về nắm giữ chức Phó Tổng Giám đốc điều hành du lịch của Đại Nam?
- Khi về nhận chức, tôi đã tuyên bố với hơn hai ngàn nhân viên rằng: “Tôi không phải là cái bóng của anh Dũng”. Tôi điều hành rất dân chủ, luôn ủng hộ lẽ phải, không bè phái, và không có chuyện người ngồi không cướp công người khác, nâng lương cho những người có thiện chí, và sa thải hàng loạt những người luôn tìm cách chống đối và hà hiếp người lương thiện. Cho đến giờ phút này, tôi nhận thấy những điều tôi làm là đúng, tất cả nhân viên đều thương và trọng tôi vì tôi là người dám nói dám làm. Tôi muốn nói lời cảm ơn với ông xã vì đã trao cho tôi niềm tin yêu để tôi được đóng góp trong cái hoài bão mà anh đã bỏ 10 năm xây dựng và để lại cho đời.
Đến lúc này, tôi lại thấy chị là một người phụ nữ thật đặc biệt.
Những cái một người bình thường phải có, tôi không có. Nhưng tôi lại có những cái mà không phải người bình thường nào cũng nếm trải. Có một điều mà tôi thấy an ủi cho mình là tôi không giàu có gì, nhưng tôi thích thứ gì tôi cũng có thể mua được. Tôi mê hột xoàn, xe đẹp và đồ hiệu (cười). Tôi không phải là người phụ nữ thích xài tiền đàn ông. Những thứ tôi thích thì tôi phải ráng làm ra để hưởng thụ, không sống nhờ vào ai kể cả là chồng mình. Đến giờ, tôi và ông xã vẫn độc lập về tài chính. Tôi thật may mắn trong thương trường, chưa biết thất bại cho nên mọi người dễ nhầm lẫn, nhưng họ quên rằng tôi không còn trẻ nữa, tôi có bốn đứa con. Tôi tin vào luật nhân quả. Đời tôi thì coi như xong, tôi đâu thể lo cho chúng cả đời được, có chăng là chút phúc đức của cha mẹ để lại cho con cái.
Chị thấy cuộc sống hiện tại của mình đã ổn chưa?
- Xin tiết lộ một bí mật, tôi và anh Dũng sinh cùng ngày cùng tháng, và anh lớn hơn tôi một con giáp. Chúng tôi có những cái rất gần giống nhau nên dễ đồng cảm nhau hơn. Trong một bữa tiệc sinh nhật vào năm ngoái, tôi đã nói trước hai ngàn nhân viên của tôi rằng, bây giờ mới biết niềm an vui là có thật vì trước đây tôi không biết mình có thể được tồn tại trên cõi đời này nữa hay không. Bây giờ cả tôi và anh Dũng đều xác định không lăn xả vào kinh doanh nữa, chỉ cần duy trì cho thật tốt Đại Nam để nuôi sống được nhân viên và lưu trữ những giá trị cho thế hệ mai sau. Cuộc sống của chúng tôi ngày càng đơn giản. Tôi nhìn mọi thứ được-mất-có-còn gần như bão hòa. Tôi thấy hạnh phúc khi mình làm được điều gì đó cho người khác, và điều tôi sợ nhất là ai đó tốt với tôi. Nếu cho là hạnh phúc, thì tôi xin có được để cho cả đời.
Cảm ơn những điều trải lòng của chị!
Theo Tạp chí Phụ nữ Thời đại
Bức trướng hơi... chướng của ông "Dũng lò vôi"
Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca. Tại vị trí trang trọng nhất trong chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Những điều các học giả phân vân
Ai đã từng đến thăm khu Đại Nam lạc cảnh thì dễ thấy từ toàn cảnh công trình này có cái gì mang hơi hướng của văn hóa ... phương bắc.
Hàng rào đạt kỷ lục quốc gia về độ dài này cũng mang hình hài của Vạn lý trường thành hoặc những công trình thời binh đao cung kiếm bên Trung Quốc.
Trong nội khu, những "tên lính" cung kiếm, Mâu, giáp uy nghi đứng gác thì hơi giống đạo quân... Nguyên Mông trong dã sử, rất xa lạ với những quân sỹ Việt Nam các thời đại.
Ngay chính điện và nhiều công trình phụ trợ, ít thấy bản sắc Việt Nam được khắc họa rõ nét trong tinh thần kiến trúc nơi đây.
Tóm lại, công trình này để giải trí thì được, còn các ý nghĩa khác mang tính giáo dục, lịch sử hầu như ít được chú trọng trừ khu bàn thờ các dân tộc là một bảng ghi tên các dân tộc rộng chừng dăm mét vuông.
Xây đền đài để xả stress ?.
Bốn bề trên vị trí các khung hình trang trí quanh chánh điện và nhiều nơi trong khu "Lạc cảnh" được trang trí bằng vài chục bài thơ của ... chính ông chủ Huỳnh Uy Dũng.
Ở đây không bàn đến chuyện thơ hay hay dở nhưng nên biết rằng, bà con lao động đến đây không phải để đọc thơ phú, nhất là loại thơ vô thưởng vô phạt này.
Tại vị trí trang trọng nhất trước chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.
Bức trướng được cẩn trên bệ đá hoành tráng, rộng chừng dăm mét ngang, có "tựa đề" là một câu cảm thán:
THÌ RA VẬY!!!
Sau đó là một đoạn văn hơi luộm thuộm về ngữ pháp, được thợ đục trình bày không đẹp, ghi:
Lại một ước mơ ngu xuẩn của "anh" nữa chứ gì?
Câu này không được biểu đạt kỹ để người đọc hiểu người ta hỏi ông Dũng hay ai hỏi ai, nhưng chữ "anh" thiết nghĩ không cần cho vào ngoặc kép.
Tiếp đến là một nội dung:
" Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này chuyện nọ...Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi thấy tôi bị tổn thương và tức giận, tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh, để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ.
Một lần nữa xin trả lời:
Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất!
Thì ra vậy!."
Nhiều người cho rằng, nếu ai đó nghi ngờ ông Dũng "làm chuyện này chuyện nọ" gì đó, ở chỗ khác thì là việc riêng, việc tay đôi, không nhất thiết phải phân bua ở nơi đây.
Nếu họ nghi ngờ ông Dũng làm được ngay cái công trình này thì nên nói thẳng ra thuyết phục hơn.
Và nếu trước ngày đặt viên gạch đầu tiên, có ai đó nghi ngờ năng lực của một cá nhân làm một công trình lớn hàng ngàn tỷ đồng như thế này, thì cũng không phải "tình cảm tiêu cực" và cũng là chuyện bình thường.
Người quân tử không nên nặng lòng vì "ba cái vụ lẻ tẻ" như cách nói Nam bộ trong hoàn cảnh này mà bị "tổn thương" và làm công trình này hầu như chỉ để ... "thể hiện" cho ai đó thấy mình đã làm được thì giá trị văn hóa của công trình ít nhiều bị giảm sút.
Nét đáng nói hơn, là ở vị trí trang trọng này, cho dù bức trướng đá được làm bằng tiền của của ông Dũng, ông có quyền làm gì tùy ý nhưng nên vinh danh một cái gì đó, tuyên xưng một thông điệp gì đó cao cả hơn, phục vụ được nhiều người hơn là dựng bia đá chỉ như là để ... xả stress, để "trả ơn ngọt ngào" như kiểu này.
"Tiểu công trình" khá lớn này ít nhiều gây khó hiểu, khó chịu cho người vào "Lạc cảnh" thăm viếng, nhất là muốn chụp một tấm hình mà nó cứ "dính" vào khuôn ảnh, chẳng có ý nghĩa gì.
Phải chăng, vì những điều lấn cấn này, công trình ngày càng ít người thăm viếng.
Trước ngày "kích hoạt" bằng sự kiện ... đóng cửa, khu "Lạc cảnh" này ế thê thảm, lượng người vào coi chỉ còn bằng một phần mười lúc công trình còn mới mẻ.
Giữa tháng mười vừa rồi, PV giadinhonline.vn có mặt tại giờ cao điểm và trong ống kính, cả trước và sau cổng, trống mênh với vài bóng người!.
Để có một công trình ngàn tỷ, ông Dũng và nhiều người khác đã làm được.
Nhưng để "siêu thoát" khỏi những giới hạn tình cảm nhỏ nhoi, để đạt được cái "Tầm" của người làm văn hóa, để Đại Nam lạc cảnh trở thành một điểm giải trí lành mạnh, đông vui , nhiều ý nghĩa thì gia chủ còn phải phấn đấu nhiều.
Theo Gia Đình Việt Nam
Dấu ấn của đại gia Dũng "lò vôi" tại KDL Đại Nam Đã bỏ không ít công sức để gây dựng nên KDL Đại Nam nhưng ông Dũng "lò vôi" quyết định đóng cửa khiến dư luận phải tiếc nuối Những vụ lùm xùm lẫn tai tiếng xung quanh đại gia Dũng "lò vôi" trong thời gian qua vẫn không thể khiến dư luận phủ nhận dấu ấn của ông đối với khu du lịch...