Vợ đừng bao giờ yêu cầu chồng làm điều này kẻo hôn nhân tan vỡ
Làm vợ thì đừng bao giờ bắt anh ấy lựa chọn giữa vợ và mẹ. Đó là một trong những nguyên nhân dễ khiến hôn nhân tan vỡ.
Mẹ anh ấy có khó tính, có là người nhà quê, có cục mịch, thậm chí xấu xa hay chỉ trích con dâu thì cũng vẫn là mẹ. Mẹ là người sinh ra anh ấy, cho anh ấy hình hài, nuôi anh ấy từ thuở lọt lòng, bú mớm, đớn đau. Mẹ vật vã giành giữa sự sống và cái chết trong nhiều tình huống để có được anh ấy ngày hôm nay.
Mẹ là thiêng liêng, là duy nhất, là máu mủ, là xứng đáng ở vị trí độc tôn. Thế nên làm vợ thì đừng bao giờ mong anh ấy từ bỏ hoặc yêu cầu anh ấy yêu mình hơn yêu mẹ. Thật ngu ngốc nếu bắt anh ấy lựa chọn giữa vợ và mẹ.
Đàn bà khó sống chung với nhau, ngay cả giữa mẹ con ruột cũng không phải nhà nào cũng vui vẻ. Càng khó khi bảo rằng phải yêu quý nhau hay làm vừa lòng nhau. Thế nhưng, ít nhất vợ cũng phải tôn kính mẹ chồng như tôn kính người lớn tuổi ở ngoài xã hội và điều này chắc hẳn không phải là khó. Chỉ cần đi chào về hỏi, dạ thưa đúng mực, ứng xử phải phép thì mẹ khó tính mấy cũng chẳng thể ghét bỏ mãi con dâu một cách vô lý.
Đặc biệt, càng về sau, con dâu là người đẻ cho bà cháu chắt ruột thịt nối dõi tông đường. Thời gian lâu dần, chẳng có mẹ chồng nào lại cứ hằn học với con dâu nếu con dâu là người biết điều, kính trọng mẹ chồng.
Suy cho cùng, mẹ có ghê gớm bao nhiêu, có ác khẩu bao nhiêu, có cay nghiệt hay gì đó thì cũng chỉ là mong cho con trai và cháu bà được sung sướng, hạnh phúc mà thôi.
Mẹ khắt khe với con dâu vì sợ nếu không làm như vậy thì con dâu sẽ khó trụ cột gia đình, khó mang niềm vui cho con và cháu bà. Con dâu nên hiểu điều này và mọi ứng xử cần hướng thiện để rút dần khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu. Lâu dần sẽ tạo tình thân, thậm chí còn hơn cả mẹ đẻ ở nhiều trường hợp.
Mẹ chồng tuổi cao, cách con dâu cả một thế hệ nên đừng mong chờ tiêu chuẩn của người trẻ để yêu cầu về mẹ chồng, đòi hỏi bà làm gì cũng phải đúng ý muốn con dâu. Cũng đừng gò ép bản thân phải yêu thương mẹ chồng như mẹ đẻ vì như thế sẽ tạo áp lực cho bản thân. Chỉ cần tấm chân tình đối với mẹ như đối với người lớn trong gia đình rồi tình cảm sẽ tự khắc kết sinh. Những hành động cử chỉ dù nhỏ nhặt của con dâu, mẹ chồng dù già cả, dù chậm chạp cũng sẽ cảm nhận được mà thôi.
Mẹ có thể rất chiều chuộng con trai mình nhưng lại dửng dưng với con dâu cũng là chuyện bình thường. Mẹ chăm sóc con trai bà vì theo tự nhiên, bản năng của người mẹ là lẽ đương nhiên. Nhưng với con dâu, mẹ không có nghĩa vụ phải chu toàn hoặc làm hài lòng con dâu. Thế nên đừng lấy làm buồn khi mẹ chỉ pha cho con trai cốc nước cam mát lạnh khi con bà đọc báo còn con dâu hùng hục trong bếp làm cơm nóng bức, khát đến khô cổ cũng đừng trông mong.
Ấy thế mà làm vợ lại phải để ý một chút, quan tâm và chăm lo mẹ chồng một chút vì đó là bổn phận của làm dâu. Mẹ không nói, không đòi hỏi nhưng mẹ sẽ vô cùng vui, thậm chí nhớ mãi con dâu nếu đi công tác xa mua cho bà chút quà mà mẹ thích. Mua ít thuốc lá cho mẹ ngâm chân cho đỡ nhức xương. Mẹ có thể không nói với con dâu đâu nhưng mẹ sẽ khoe với đám bạn là con dâu tôi rất chu đáo: “Hôm qua con dâu tôi đi công tác về mang cho tôi mấy túi lá ngâm chân, nó lúc nào nó cũng nhớ tôi có bệnh nhức khớp”. Người già, những biểu hiện nhỏ nhặt chính là tình cảm khiến bà vui lòng.
Mẹ già, mẹ nghỉ hưu, mẹ buồn nên hay nói nhiều, hay hỏi nhiều và cả cằn nhằn nhiều nữa. Dù thế nào thì cũng chớ nên ngắt lời như kiểu “nhảy xổ vào họng” làm cụt hứng. Điều đó là tối kỵ bởi mẹ sẽ bị tổn thương vì bị xem thường. Lắng nghe cũng là điều tăng thêm tình cảm giữa mẹ và nàng dâu. Nếu nàng dâu tâm lý còn gợi chuyện để mẹ nói nhiều hơn. Dần dần, mẹ sẽ thấy con dâu gần gũi và thậm chí xem con dâu như một người trút bầu tâm sự, có khi thích nói chuyện hơn cả con trai.
Video đang HOT
Thực ra, tôn kính mẹ anh ấy cũng là cách để sau này con cái học tập, cháu chắt chúng ta sẽ lại đối xử lại với chúng ta như chúng ta đối xử với mẹ chồng trước đây. Thế nên, có yêu quý mẹ anh ấy cũng chỉ là điều có lợi cho bản thân nhiều nhất mà thôi!
Con trai đẻ ra không cùng nhóm máu với cha mẹ, chồng nghi mình phải "đổ vỏ", nhiều năm sau cầm kết quả ADN anh ta mới sững sờ
Việc con trai không cùng nhóm máu với cha mẹ đã dấy lên nỗi nghi ngờ trong lòng người đàn ông dẫn đến hôn nhân tan vỡ.
Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm ADN khi con trai trưởng thành khiến anh ta sốc không nói nên lời.
Câu chuyện của cô Zhang, 46 tuổi, sống tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, chia sẻ trên trang Sohu mới đây đã khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Theo lời kể của cô Zhang, cô bị chồng nghi ngoại tình vào năm con trai của họ là Tong Tian được 11 tuổi bị ngã. Do máu chảy nhiều nên cậu bé cần phải truyền nhiều máu, nhưng do nhóm máu của Tong quá đặc biệt nên ngân hàng máu của bệnh viện không có máu dự trữ phù hợp. Tong Tian có nhóm máu RH-, còn được gọi là "máu gấu trúc" vì rất hiếm.
Bố mẹ cậu bé liền được đưa đi xét nghiệm máu để truyền cho con thì các bác sĩ cho biết cả hai vợ chồng và con trai có nhóm máu không giống nhau khiến bệnh viện phải tìm nguồn máu ở bên ngoài để chữa trị cho Tong Tian. Điều này làm dấy lên nỗi nghi ngờ vợ ngoại tình của người chồng.
Chồng Zhang nghi vợ đã lén lút qua lại với người đàn ông khác rồi cho mình "đổ vỏ". Chuyện này khiến vợ chồng cô Zhang thường xuyên cãi vã, tình cảm cũng dần nguội lạnh.
Anh Tong.
Tới năm Tong Tian 15 tuổi, anh Tong và cô Zhang quyết định "đường ai nấy đi". Dù vậy, vì sự phát triển của con trai, hai người vẫn sống cùng nhau và giấu chuyện đã ly hôn.
Nhiều năm trôi qua, khi Tong Tian đã trưởng thành, anh Tong đột nhiên nhắc lại chuyện cũ và yêu cầu đi xét nghiệm ADN khiến cô Zhang vừa đau khổ vừa giận dữ.
Tong Tian sau khi biết chuyện cũng vô cùng khó hiểu, đông thời phản đối việc xét nghiệm ADN vì cho rằng việc đó không công bằng với mẹ con cậu.
Chia sẻ với phóng viên, anh Tong nói dù tin tưởng vợ nhưng anh vẫn không thể gạt đi suy nghĩ Tong Tian có thể không phải con ruột của mình.
Anh Tong và con trai sau đó đã cùng nhau đi xét nghiệm ADN. Thật bất ngờ, kết quả cho thấy Tong Tian chính là con ruột của anh Tong. Chàng trai này mang nhóm máu hiếm dù được sinh ra từ cả bố và mẹ mang nhóm máu thông thường.
Giờ đây, tuy đã xác định được quan hệ cha con, cô Zhang đã được chứng minh trong sạch nhưng sự việc đã khiến gia đình cô tan vỡ, để lại những tổn thương trong lòng mỗi thành viên.
Những sai lầm nghiêm trọng khiến hôn nhân tan vỡ nhanh chóng
1. Nghi ngờ
Trong tình yêu, điều cần thiết nhất chính là sự tin tưởng lẫn nhau, chỉ có như vậy, tình yêu mới được trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian. Và đương nhiên, trong hôn nhân cũng vậy, nếu đôi bên lúc nào cũng nghi ngờ lẫn nhau thì liệu tình yêu có được bền vững, hôn nhân có được hạnh phúc hay không.
Chắc chắn câu trả lời là không, chả ai có thể vui vẻ, thoải mái khi thường xuyên bị người bạn đời của mình nghi ngờ. Vì thế, nếu bạn muốn có được đời sống hôn nhân hạnh phúc và lâu dài thì niềm tin chính là điều kiện cần và đủ.
Viên đá thứ hai làm nền tảng gây dựng hạnh phúc gia đình là lòng tin cậy. Vợ chồng phải tin cậy nhau mới sống với nhau được. Không những tin cậy lời nói, việc làm của nhau mà còn phải tin cậy tấm lòng của nhau. Phản nghĩa với tin cậy là nghi ngờ.
Chúng ta thường nói vợ chồng tuy hai mà một, nhưng nếu hai vợ chồng cứ nghi ngờ nhau hoặc có điều giấu nhau thì chưa thật sự hiệp làm một. Không gì làm chúng ta bị tổn thương cho bằng bị người thân nghi ngờ, nhất là khi người đó là vợ hay chồng của mình. Nếu một người cứ bị nghi ngờ hoài, người đó cũng có thể mất lòng tin tưởng vào chính mình.
2. Quá bận rộn với sự nghiệp
Sự nghiệp hoàn hảo sẽ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân của bạn. Một người bận rộn ở công ty tất nhiên sẽ không còn thời gian dành cho gia đình khiến tình cảm bị nhạt dần.
Vì thế, bạn nên cân bằng giữa gia đình và công việc, đừng bỏ bê bất kỳ bên nào. Hãy sẵn sàng nói "không" với sếp nếu ông ấy muốn bạn làm thêm quá nhiều. Hãy giải thích với người yêu của bạn rằng, cuộc họp hôm nay rất quan trọng và không thể hoãn lại.
3. Đổ lỗi cho nhau
Trong thời gian sinh sống với nhau, sẽ có đôi khi chúng ta cảm thấy không hài lòng trước một việc làm của đối phương và khi hậu quả xảy ra, chúng ta sẵn sàng đổ lỗi cho họ.
Những lúc như vậy hãy nhớ lại rằng, đó chính là một người mình từng rất yêu thương và khó khăn theo đuổi, phải biết trân trọng và nghĩ đến họ. Có thể bạn không biết nhưng sự thật thì sự đổ lỗi cho lẫn nhau chính là một trong những sai lầm nghiêm trọng giết chết hôn nhân của bạn một cách nhanh chóng. Vì thế, thay vì đổ lỗi cho nhau những khi hậu quả lớn xảy ra thì hãy cả hai hãy cứ bình tĩnh, ngồi xuống chia sẻ vấn đề và đề ra hướng giải quyết tối ưu cho cả hai.
Đổ lỗi là một hành vi của một người gây ra lỗi lầm nhưng không chịu nhận còn đổ lỗi cho người khác. Đây là một biểu hiện của sự tiêu cực trong hôn nhân.
Theo các chuyên gia thì hành vi đổ lỗi là thể hiện sự thất bại. Thông thường khi họ thấy mình không đủ tốt, không thể làm cho người khác tốt lên, không đủ khả năng để chịu trách nhiệm thì họ bắt đầu đổ lỗi. Điều này có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường trong hôn nhân.
Theo một bài báo nói về những lý do phổ biến nhất khiến các cặp đôi ly hôn thì có đến 75% các cặp đôi thường đổ lỗi cho nhau.
4. Khắt khe trong việc nhà
Tâm lý học hiện đại tin rằng, những quy tắc khắt khe trong gia đình cũng có thể là lý do dẫn đến ly hôn. Nếu một gia đình lúc nào cũng yêu cầu các thành viên phải ăn ở nhà, cơm nước đầy đủ, nhà cửa sạch bóng, gọn gàng sẽ gây ra cảm giác áp lực và nhàm chán.
Thi thoảng, nếu bận quá hãy dắt nhau đi ăn hoặc đôi khi lười dọn nhà một chút để bản thân được nghỉ ngơi.
Không thể hiểu nổi: Đàn ông lang chạ vẫn nói 'một lòng' với vợ con Cũng có thể ngày mai một trong hai chúng tôi sẽ mắc sai lầm và khiến hôn nhân tan vỡ. Nhưng tôi sẽ luôn dặn lòng mình hôm nay phải sống hết mình với 4 chữ 'tình nghĩa vợ chồng'. Tôi có một cô bạn rất yêu chồng. Nhưng một ngày nọ, cô ấy gọi điện khóc với tôi rằng phát hiện chồng...