Vợ dữ
Đám bạn cứ bảo anh “sợ vợ”, bảo anh là thằng “râu quặp”, khích anh “Mày cứ vùng lên, làm dữ coi ai sợ ai!”. Có chứ, anh làm dữ mấy lần rồi và rút ra kết luận thảm thương: “Em dữ hơn anh!”.
“Dạ! Em nghe sếp ơi!”.
“Alô! Tao nè chứ sếp nào? Mày đâu rồi? Hẹn tụi tao nhậu 7g mà 7g30 chưa có mặt là sao?”.
“Sao anh? Đối tác làm khó mình à? Tình hình căng lắm sao?”.
“Đối tác nào hả? Sao lại kêu tao là anh?”.
“Sao anh? Bên đó chịu đi nhậu rồi à! Anh cứ dắt họ ra nhà hàng chỗ cũ trước đi! Dạ, chừng 30 phút nữa em có mặt. Vừa nhậu vừa bàn bạc lại, hy vọng bên đó đổi ý”.
Video đang HOT
“À! Hiểu rồi! Tao đợi ở quán nhé. Nhắn với vợ mày là dữ vừa thôi, ai mà chịu cho nổi”.
Kết thúc cuộc nói chuyện điện thoại “kinh điển” của một thằng đàn ông sợ vợ, anh dắt xe trong ánh mắt đầy hăm dọa và nghi ngờ của em. Đến quán, lại thấy tụi bạn đang hi hi ha ha, vừa cười cợt vừa nghe lại đoạn… ghi âm cuộc nói chuyện lúc nãy. Vừa ngồi vào bàn, có đứa đã hỏi thẳng: “Làm gì mà sợ vợ ghê vậy? Cứ nói thẳng có gì đâu?”. Anh chỉ ấp úng cho qua, bởi nói ra thì vạch áo cho người xem lưng, đám bạn anh làm sao hình dung được cái “sự dữ” của em.
Em có biết, con đã nói gì với anh không? Con nói: “Ba ơi! Con sợ khuôn mặt của mẹ khi giận dữ lắm”. Cũng phải thôi, khi giận, mặt em đỏ phừng phừng, lông mày chau lại, mắt trừng lên, cái miệng cong lên chực chờ tuôn ra những lời quát nạt. Anh chỉ biết an ủi: “Thôi! Con ráng đừng làm mẹ giận!”. Chỉ chút nữa là anh buột miệng: “Ba còn sợ huống gì con!”.
Con còn nhỏ, chuyện gì cũng nên từ từ uốn nắn, vậy mà suốt ngày em quát nạt con. Ai yếu tim chắc không sống được trong nhà mình, bởi thỉnh thoảng lại nghe em hét lên: “Bo! Sao giờ này không đi tắm?”, “Bo! Đã dạy rồi mà sao bài tiếng Anh có bảy điểm! Ăn gì mà ngu thế?”, “Bo! Đếm từ một đến ba mà không tắt máy vi tính là ăn đòn nha!”. Mà, em không chỉ dọa suông, Bo chậm một tý là em xách chổi lông gà ra ngay. Tội thằng bé, một tháng ăn đòn năm-sáu lần, lằn đỏ cả mông.
Đâu chỉ mình Bo bị quát nạt. Anh cũng không thoát: “Sao nói hoài mà ông cứ quên tắt đèn phòng tắm vậy hả?”, “Uống cà phê xong thì phải rửa ly chứ”, “Đi đâu mà giờ này mới về? Nhậu với nhẹt. Có ngày chết bờ chết bụi!”… Giọng em rất tốt nên em hét tận trong nhà mà tuốt đầu ngõ cũng nghe. Mới dọn về xóm này có mấy năm, em đã nổi tiếng, chết tên “Bà La Sát”.
Tự đánh giá bản thân, anh thấy mình cũng là người đàn ông không đến nỗi nào. Anh lo làm ăn, không bồ bịch, không ăn chơi, nhậu nhẹt thì mỗi tháng chỉ môt – hai lân với mấy đứa bạn thân. Còn mấy khuyết điểm nho nhỏ đại khái như quên tắt đèn, bỏ đồ dơ lung tung… thì đàn ông nào chả vậy. Chuyện nhỏ như con thỏ mà em cứ phải hùng hùng hổ hổ, quát tháo ầm ĩ mới chịu. Bao nhiêu năm lấy nhau, chưa bao giờ anh thấy em thể hiện sự dịu dàng của người phụ nữ.
Đám bạn cứ bảo anh “sợ vợ”, bảo anh là thằng “râu quặp”, khích anh “Mày cứ vùng lên, làm dữ coi ai sợ ai!”. Có chứ, anh làm dữ mấy lần rồi và rút ra kết luận thảm thương: “Em dữ hơn anh!”. Em la quát, anh im lặng nhẫn nhịn là trật tự quen thuộc của gia đình. Mấy lần anh “vùng lên”, đảo lộn trật tự, quát lại em. Không ngờ, quát em một câu thì em quát lại hai câu, quát em hai câu em quát lại bốn câu. Lần ấy, giận quá, anh tát em một cái, không ngờ em trả đòn dữ dội, hết cào cấu lại đến cắn xé, thậm chí còn chạy ra sau bếp xách cả… dao lên. Anh mà làm dữ nữa chắc có án mạng thật.
Hoảng quá, anh đành chạy sang nhà ngoại cầu cứu… má em mới êm chuyện. Còn chuyện đi nhậu, có lần em không cho đi, anh cũng cứ đi. Em gọi điện thoại mấy lần, nói: “Có chịu về chưa hả?”. Anh trả lời hùng dũng như đám bạn xúi: “Tôi không phải con của cô nha! Chừng nào muốn về tôi sẽ về!”. Em cúp máy. Nửa tiếng sau, em có mặt tại quán. Em lịch sự cười tươi chào hết đám bạn anh, kéo ghế ngồi xuống cạnh anh. Miệng vẫn cười, em khẽ kéo anh, chỉ cho anh thấy em đang giấu một con dao dưới đùi. Em thì thầm: “Một là ông về liền, hai là có án mạng, ông chọn đi!”. Thế anh đành ra về trong ánh mắt thương hại của đám bạn.
Người ta nói vợ chồng chung sống được với nhau là nhờ tình yêu, nhờ cái nghĩa cái tình. Nhưng, giữa anh và em sao chỉ thấy toàn nỗi ngán ngại. Em có nghĩ, sức chịu đựng của ai cũng có giới hạn? Gia neo se đưt dây?
Theo VNE
Sao vợ phải giấu chồng?
Vợ cho rằng "tốt khoe xấu che", nên khi gia đình gặp chuyện, vợ tự lo lấy một mình, không muốn để chồng biết. Chồng chưa từng tỏ ý xem thường gốc gác, gia cảnh nhà vợ, vậy mà không hiểu sao, vợ vẫn không muốn chồng chia se chuyện nhà.
Chồng vừa đi làm về, thấy vợ đang nghe điện thoại. Nhìn cách trò chuyện của vợ, chồng biết mẹ vợ đang gọi. Đang nghe ngon trớn, bỗng vẻ mặt vợ đăm chiêu, nói: "Mẹ tắt máy đi, lát con gọi lại". Vợ cầm máy đi lên lầu.
Suốt bữa cơm, vợ bần thần lo lắng. Chồng biết nhà vợ đã xảy ra chuyện nên quan tâm "có chuyện gì vậy em?". Vợ đáp cụt ngủn "không có gì". Biết tính vợ, chồng không hỏi thêm nhưng lòng lấn cấn không vui. Trước giờ vợ luôn mặc cảm vì nhà vợ ở quê, nghèo khó, trong khi nhà chồng khá giả, các em chồng ngoan ngoãn, học hành đàng hoàng. Vợ cho rằng "tốt khoe xấu che", nên khi gia đình gặp chuyện, vợ tự lo lấy một mình, không muốn để chồng biết. Chồng chưa từng tỏ ý xem thường gốc gác, gia cảnh nhà vợ, vậy mà không hiểu sao, vợ vẫn không muốn chồng chia se chuyện nhà.
Nhớ năm ngoái, vợ đột ngột nói về đám giỗ bà dì rồi hối hả thu dọn về quê. Sau đó chồng mới hay cô em vợ mới học lớp 10, yêu một anh chàng cùng lớp, bị ba mẹ cấm đoán nên rủ nhau trốn đi mất biệt. Cả nhà vợ đổ đi tìm khắp nơi. Chuyện lớn vậy mà vợ nỡ giấu chồng, chi vì sợ chồng cười chê.
Mới đầu tháng trước, cậu em vợ nhậu xỉn gây tai nạn, phải bồi thường cho nạn nhân số tiền lớn. Vợ âm thầm rút sổ tiết kiệm, vay thêm bạn bè để giúp ba má giải quyết hậu quả. Tình cờ chồng biết được, vợ chỉ nói "chuyện nhà em, để em tự lo"... Mỗi lần tâm sự chuyện nhà, vợ toàn khoe thành tích: ba má mới mua thêm hai công ruộng, thằng em đã xin được việc làm, lúa mùa này được giá... Chồng hỏi, em gái dạo này đã chú tâm lo học chưa? Mấy tháng trước nghe mẹ bị giật hụi, đã đòi được chưa? Vợ chợt nổi quạu, bảo chồng tò mò chi chuyện vặt vãnh...
Mỗi lần mẹ vợ lên chơi, hay mang chuyện nhà ra kể. Tính mẹ phóng khoáng, ăn to nói lớn. Vì vậy chồng luôn nghe vợ suỵt khẽ: "Mẹ đừng lớn tiếng quá, chồng con nghe được, cười nhà mình". Mẹ vợ chỉ thầm thì được một lúc, lại rổn rảng to tiếng. Vợ lại suỵt suỵt. Bình thường, chồng hay tìm cách lảng đi để mẹ và vợ tự do trò chuyện. Bữa đó chồng muốn trêu vợ, cố tình nhâm nhi ly cà phê thật lâu để ngồi lại. Dù nghe lõm bõm nhưng chồng cũng đoán ra câu chuyện: ba vợ năm xưa lập "phòng nhì", có con rơi. Giờ người phụ nữ ấy quay về đòi chia mấy công ruộng cho con. Mẹ vợ đang vừa rầu vừa bực. Chồng thấy đồng cảm với mẹ vợ nên đến bên cạnh, định chia sẻ. Vợ xua tay, đuổi chồng lên lầu. Mẹ vợ bực mình: "Chồng bây chứ đâu phải người dưng, phải để nó biết, sao lại sợ nó cười".
Mẹ nói đúng. Chồng không phải người dưng, càng không cười chê nhà vợ. Đã là vợ chồng thì phải cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, vui buồn có nhau. Chuyện nhà vợ cũng là chuyện của chồng. Chồng rất muốn cùng vợ chung tay gánh vác, góp công góp của. Còn hiện giờ, chồng như người ngoài. Chuyện xảy ra lâu lắc lâu lơ chồng mới biết. Vô hình trung, chồng trở thành người vô trách nhiệm với nhà vợ. Mà quan trọng là vợ chồng không thật lòng, cứ giữ kẽ với nhau. Trước sư bí ẩn của vợ, chồng rất khó chịu. Chồng biết, ôm việc một mình vợ cũng không vui. Vậy tại sao không chia sẻ với chồng, để vợ chồng cùng bàn bạc, tìm cách giải quyết?
Theo VNE
Vợ bỏ đi với cháu chồng, 3 năm sau về xin... tha thứ Bước chân vừa đặt lên đến tầng 2 thì bên tai tôi vang lên những tiếng thở gấp của vợ, rồi tiếng rên rỉ của đứa cháu trai. Tôi gần như ngã quỵ.. Vợ chồng tôi lấy nhau đã được gần 20 năm, con lớn của chúng tôi năm nay đã 18 tuổi. Cả hai vợ chồng tôi đều làm nông, lúc nông...