Vô địch buôn đất, đánh chứng: Vốn 260 tỷ lãi 400 tỷ, gấp 22 lần năm ngoái
CTCP Licogi 14 công bố báo cáo tài chính 2021 với doanh thu tài chính đột biến gấp hơn 22 lần so với năm trước, lên gần 400 tỷ đồng.
Đây là yếu tố giúp DN ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng hơn 6 lần lên 215 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu L14 tăng gấp gần 4 lần trong 5 tháng qua, từ mức khoảng 100.000 đồng/cp có lúc lên trên ngưỡng 440.000 đồng/cp trước khi trở vê mức 370.000 đồng/cp như hiện nay. Ba năm trước đây, cổ phiếu L14 chỉ có giá dưới 23.000 đồng/cp. Hồi đầu 2021, Locogi 14 có giá xấp xỉ 50.000 đồng/cp.
Licogi 14 là một doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Trì (Phú Thọ), hoạt động trong lĩnh vực cơ giới và xây lắp, chuyên thi công san lấp mặt bằng, đào móng các hạng mục công trình như tại một số nhà máy như tuyển quặng trên Lào Cai. Gần đây, doanh nghiệp này đầu tư vào một số dự án bất động sản.
L14 có quy mô vốn khá khiêm tốn, với hơn 26,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với mức vốn điều lệ hơn 268 tỷ đồng.
Sự bứt phá ngoạn mục của cổ phiếu L14 đến từ chính khoản lãi phát kinh từ đầu tư kinh doanh chứng khoán: 385 tỷ đồng trong năm 2021.
Tính tới cuối 2021, L14 nắm giữ hai mã cổ phiếu bất động sản: CEO của Tập đoàn C.E.O và DIG của Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng với giá gốc đầu tư là 486 tỷ đồng, trong khi giá trên thị trường tính đến hết ngày 8/3 đạt khoảng 740 tỷ đồng.
Tin chứng khoán ngày 9/3: Dồn tiền vào bất động sản, đầu tư chứng khoán lãi lớn và lên đỉnh
Cổ phiếu CEO tăng giá gấp 5,5 lần trong vòng 6 tháng qua, trong khi DIG tăng gần gấp 3 lần.
Trước đó, hồi giữa tháng 1/2022, Cổ phiếu L14 của CTCP Locogi 14 có lúc lên gần 480.000 đồng/cp, mức thị giá cao chưa từng có trên TTCK Việt Nam, vượt qua các cổ phiếu có thị giá đứng đầu trên thị trường nhiều năm nay như VEF của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (hơn 218.000/cp) hay VCF của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (250.000/cp).
Video đang HOT
Ngoài đầu tư chứng khoán, L14 cũng có các dự án bất động sản như: dự án khu nhà ở, khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp ở huyện Thanh Thủy, Dự án khu đô thị sinh thái trung tâm huyện Phù Ninh, dự án bất động sản đất nền Khu đô thị Minh Phương… đang tiếp tục được đẩy mạnh.
Trong năm 2021, L14 đã trúng thầu nhiều công trình xây lắp như: Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, Cầu Ngòi Còng (Yên Bái), Đường vào UBND xã Chi Thiết (Tuyên Quang) với tổng giá trị gần 146 tỷ đồng. Ligico 14 đang nghiên cứu các dự án khả thi tại các tỉnh Hòa Bình, Ba Vì (Hà Nội), Nha Trang (Khánh Hòa)…
Một doanh nghiệp có quy mô không lớn – CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) cũng là điểm sáng trên TTCK thời gian gần đây. Cổ phiếu HAH tăng mạnh. Trong khoảng 1 năm qua, cổ phiếu HAH tăng gấp khoảng 3 lần, từ mức dưới 20.000 đồng/cp lên mức ngưỡng 90.000 đồng/cp như hiện tại. Thanh khoản khá cao và doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn.
Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận lợi nhuận đạt 389 tỷ đồng trong năm 2021, tăng gấp 4 lần so với năm trước đó và cao cao gấp 2,5 lần so với mục tiêu đề ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng vọt nhờ sản lượng và giá cước vận tải tăng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thu được khoản chênh lệch lớn từ bán toàn bộ cổ phiếu quỹ với giá bình quân gấp hơn 7 lần mệnh giá trong khi đầu tư ở mức thấp.
Trong một năm khó khăn vì đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận nhờ đầu tư cổ phiếu khi TTCK bùng nổ trong năm 2021.
SAM Holdings (SAM) nhiều năm gần đây dồn vào lĩnh vực đầu tư tài chính. Trong quý IV/2021, SM ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính đạt hơn 184 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ. Giá trị cổ phiếu SAM nắm giữ tăng gấp 4 lần trong 2021 với những mã được đầu tư như HPG, FPT, MWG, SSI, HSC, TCB…
Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX), Công viên nước Đàm Sen (DSN) cũng là những doanh nghiệp lợi lớn từ “đánh chứng khoán”.
Rủi ro từ thị trường tài chính thế giới, blue-chips Việt gặp áp lực giảm
Theo MBS, VN-Index nhiều khả năng vẫn còn gặp áp lực từ nhóm cổ phiếu bluechips trong khi dòng tiền sẽ nhanh chóng quay lại đối với nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đà tăng của giá hàng hóa cơ bản trong các phiên sắp tới.
BSC cho rằng, VN-Index đang có những bước đi khó lường trong biên độ rộng do diễn biến phức tạp của thế giới. Có thể thị trường sẽ e dè trong những phiên tới, hoặc có thể sẽ có những dòng tiền nhanh nhạy bắt đáy và đẩy chỉ số bật lên.
Rồng Việt cũng dự báo thị trường tiếp tục diễn biến theo chiều hướng suy yếu sau khi VN-Index đánh mất vùng 1.500 điểm. Áp lực bán vẫn đang gây sức ép lên thị trường, thể hiện qua thanh khoản duy trì ở mức trên trung bình 50 phiên tại VN-Index và VN30-Index. Tuy nhiên, VN-Index đã lùi về gần hỗ trợ 1.470 điểm và VN30-Index đang ở vùng MA(200) (vùng 1.490 điểm).
Chốt phiên giao dịch 8/3, chỉ số VN-Index giảm 25,34 điểm xuống 1.473,71 điểm. HNX-Index giảm 6,98 điểm xuống 445,89 điểm. Upcom-Index giảm 0,62 điểm xuống 112,61 điểm. Thanh khoản đạt 39,9 nghìn tỷ đồng, trong đó có 34,5 nghìn tỷ đồng trên HOSE.
Một cổ phiếu tăng giá kịch tính, giải cứu 'công chúa' nhà Tân Hiệp Phát
Dù hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ bị rớt giá kể từ sau Tết Nguyên đán 2022 đến nay nhưng một cổ phiếu đang thuộc diện kiểm soát, lại suýt bị hủy niêm yết bỗng dưng trở thành hiện tượng kể từ thời điểm sau Tết.
Đó là cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 - cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát từ 12/4/2021 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2020 và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại 31/12/2020 âm.
Thậm chí, phải nhờ đến khoản doanh thu tài chính đột biến trong quý 4/2021 từ thoái vốn công ty con mới có thể giúp Yeah1 có lãi và "thoát án" hủy niêm yết bắt buộc (do năm 2019 và 2020 đều đã lỗ).
Giá cổ phiếu YEG gần như đi ngang kể từ tháng 4/2021 đến trước thời điểm Tết Nguyên đán Nhâm Dần vừa qua. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, cũng là thời điểm từ đầu tháng 2/2022, cổ phiếu YEG liên tục tăng giá với mức tăng 71% lên 30.800 đồng/cp.
Chuỗi phiên tăng giá vừa qua của YEG được các nhà đầu tư gọi vui là chuỗi ngày "giải cứu công chúa Tân Hiệp Phát". Đó là bởi bà Trần Uyên Phương, con gái ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát) gần đây đã lại một lần nữa trở thành cổ đông lớn của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1.
Bà Trần Uyên Phương và ông Trần Quí Thanh.
Dù không có tên trong HĐQT cũng như ban điều hành, nhưng bà Trần Uyên Phương hiện là cổ đông lớn nhất tại YEG với việc nắm giữ 14,33% vốn điều lệ của công ty, tương đương 4.481.214 cổ phiếu.
Với mức giá hiện tại, giá trị cổ phiếu YEG do cá nhân bà Trần Uyên Phương nắm giữ đã tăng hơn 57 tỷ đồng kể từ sau Tết Nguyên đán, lên mức 138 tỷ đồng.
Bà Trần Uyên Phương liên tục mua vào cổ phiếu để nâng tỷ lệ sở hữu lên 14,33% kể từ đầu năm 2022. Theo công bố thông tin của YEG, ái nữ nhà Tân Hiệp Phát trở thành cổ đông lớn của công ty này kể từ ngày 10/1/2022. Trước đó, bà Uyên Phương sở hữu 784.406 cổ phiếu (2.51%).
Trong khi đó Chủ tịch HĐQT YEG, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, đã giảm tỷ lệ sở hữu từ 24,72% xuống còn 12,9% sau một giao dịch thỏa thuận với cá nhân bà Uyên Phương. Số lượng cổ phiếu YEG mà ông Tống đang nắm giữ là 4.034.600 cổ phiếu. Hiện ông Tống đang là cổ đông cá nhân lớn thứ 2 sau bà Uyên Phương.
Với các nhà đầu tư chứng khoán, cổ phiếu YEG chỉ phù hợp với những người ưa lướt sóng mạo hiểm. Không chỉ bởi cổ phiếu này đang trong diện kiểm soát theo quyết định của HoSE, mà bởi HĐQT và cổ đông lớn của YEG đều không cho thấy họ sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty.
Ngoài Chủ tịch HĐQT Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, các thành viên khác trong HĐQT cũng như cổ đông lớn cho thấy xu hướng bán ra lượng lớn cổ phiếu trong suốt một thời gian dài.
Ngày 6/1 vừa qua, YEG thông báo Tổng Giám đốc Đào Phúc Trí đã bán thành công hơn 1,1 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận.
Đáng chú ý, chỉ trong một thời gian ngắn, từ 18/11/2021 đến 10/1/2022, bà Trần Uyên Phương từ cổ đông lớn được YEG thông báo đã không còn là cổ đông lớn, rồi lại bất ngờ trở thành cổ đông lớn sau khi mạnh tay cắt lỗ.
Cụ thể, sau một vài lần gom cổ phiếu YEG, bà Uyên Phương tăng tỷ lệ sở hữu lên 7,52% vào ngày 2/11/2021, rồi lại bán ra để giảm tỷ lệ sở hữu xuống 2,47% vào ngày 11/11/2021.
Tại thời điểm đó, bà Uyên Phương chấp nhận buông tay Yeah1 giữa lúc kết quả kinh doanh của công ty vẫn trong vòng ảm đạm, cổ phiếu YEG đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết. Theo ước tính bà Uyên Phương đã chi ra khoảng 300 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn (đợt 1) của YEG, sau đó đã phải cắt lỗ với khoản lỗ hơn 60% so với số vốn bỏ ra.
Tuy nhiên, điều bất ngờ khó hiểu là con gái của đại gia Trần Quí Thanh lại mua vào lượng lớn cổ phiếu để tăng tỷ lệ sở hữu lên 14,33% như hiện tại.
Lý do ái nữ nhà Tân Hiệp Phát rót hàng trăm tỷ đồng vào YEG trong suốt hai năm qua được hiểu là Tân Hiệp Phát muốn dùng các kênh truyền thông đa phương tiện của YEG để quảng bá cho sản phẩm nước uống đóng chai của Tân Hiệp Phát.
Dù kết quả kinh doanh bấp bênh và liên tục gặp những rủi ro trong vài năm qua, nhưng YEG vẫn là một trong những tên tuổi kinh doanh truyền thông lớn tại Việt Nam.
DIC Corp (DIG) bán 64% cổ phiếu ESOP "ế" cho Phó tổng giám đốc, giá 15.000 đồng/cổ phiếu Theo công bố thông tin, tính đến hết ngày 25/8/2021, trong tổng số 15 triệu cổ phiếu ESOP mà DIG dự kiến phát hành, còn "ế" 9,57 triệu cổ phiếu, chiếm gần 64%. Theo kế hoạch, DIG dự kiến phát hành 15 triệu cổ phiếu cho người lao động, tương ứng tỷ lệ 3,66% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành với...