Vợ đi làm, chồng ở nhà chăm con
Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng
“Em nuôi anh”
Chồng làm cơ quan nhà nước, vợ làm cho doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập của gia đình chị Lê Quỳnh (27 tuổi, Khu đô thị Linh Đàm) phần lớn là của chị. Từ tiền ăn uống sinh hoạt, tiền điện nước, tiền đóng học của con đều dùng lương của chị chi trả, còn lương anh chỉ đủ xăng xe và ăn bữa trưa ở cơ quan.
Chị kể: “Tôi kiếm ra tiền nên không đòi hỏi anh ấy phải đóng góp. Lương anh ấy cũng chỉ đủ xăng xe và ăn trưa. Mấy tháng cao điểm cưới xin, đôi khi mình còn phải hỗ trợ thêm. Quà cáp cho hai bên nội ngoại cũng là mình lo tất”.
Lương chị cao đồng nghĩa với áp lực công việc lớn. Chuyện đi sớm về muộn là khó tránh khỏi. Chồng chị “biết ý” cũng giúp chị đưa đón con đi học, hôm nào chị về muộn đều sẵn sàng vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
“Giờ giấc của anh ấy thoải mái hơn nên buổi sáng tôi chỉ việc cho con ăn còn anh đưa đi học, chiều anh đón về. Việc nội trợ trong gia đình cả hai vợ chồng cùng làm, tôi nấu cơm thì anh lau nhà, tôi giặt đồ thì anh rửa bát. Có lần con bị ốm, mà công việc của tôi bận rộn, anh sẵn sàng xin nghỉ ở nhà chăm con để tôi đi làm”, chị kể thêm.
Video đang HOT
Chị Quỳnh bảo, chị cũng biết rằng đàn ông có “tính sĩ diện cao” nên nhiều người sẽ tự ti khi vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng. Chị hiểu điều đó nên không bao giờ ỉ vào chuyện mình có tiền mà “lên mặt” với chồng. Ngược lại, thỉnh thoảng chị lại thủ thỉ, động viên để chồng không tự ái.
“Chồng kiếm ít tiền hơn vợ thì thường hay mặc cảm. Nếu mình lại dựa vào điều ấy để lên mặt thì kiểu gì gia đình cũng tan nát. Thỉnh thoảng mình vẫn phải nịnh khéo chồng là ‘bây giờ em nuôi anh, sau này anh nuôi em, công việc của em chỉ có thời, còn tương lâu dài là anh’ để chồng không tự ái”, chị chia sẻ thêm.
Thời hiện đại, chuyện vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng không phải hiếm. Nhưng với quan niệm trước đây, kiếm tiền là công việc của đàn ông còn phụ nữ lo việc nội trợ gia đình, việc phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng đôi khi lại là nguyên nhân khiến gia đình lục đục.
Chị H. Phượng (Thái Thịnh, Đống Đa) kể: “Lương chồng cũng cao, nhưng lương mình lại gấp đôi chồng nên nhiều khi chồng cũng tự ái. Anh bảo người khác biết được lại nói anh sống dựa vào vợ, xấu hổ. Có lần anh bảo mình tìm việc gì nhàn nhàn hơn để có thời gian chăm con, lương thấp hơn một chút cũng được, để anh nuôi nhưng mình không chịu. Đâm ra cãi nhau”.
“Mình chưa bao giờ coi thường chồng vì chuyện kiếm nhiều tiền hay ít tiền cả. Vì mình nghĩ chuyện đó phụ thuộc nhiều vào cơ hội. Mình biết anh tự ái nên khi người quen hỏi vẫn nói thấp hơn lương chồng”, chị nói thêm.
Xu hướng người vợ làm chủ gia đình
Khảo sát mới đây của Thạc sĩ Mai Thị Hạnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về mô hình người chủ gia đình chỉ ra rằng, hiện nay việc người vợ làm chủ gia đình không phải hiếm. Thông thường người vợ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình người vợ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn, hộ gia đình mà người vợ có đóng góp thu nhập cao hoặc ngang bằng với người chồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của vai trò này của người phụ nữ, trong đó có thể kể đến nguyên nhân người phụ nữ được nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết cũng như khả năng trụ cột về kinh tế của họ.
Trước đây, người phụ nữ chỉ lo công việc trong nhà nên họ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Ngày nay, họ có nhiều cơ hội để mở mang tầm mắt, được học hành, được thăng tiến. Do vậy họ không chỉ là “nội tướng” trong gia đình mà họ còn khẳng định được chỗ đứng và địa vị của mình trong xã hội.
“Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng. Khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng có nghĩa là họ có khả năng hơn chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Họ ý thức một các rõ ràng về vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong trường hợp đó không thể phủ nhận quyền của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình”, Thạc sĩ Hạnh phân tích.
Khảo sát của Thạc sĩ Hạnh cũng cho thấy nhiều ý kiến đồng tình việc phụ nữ làm chủ gia đình sẽ tốt hơn so với đàn ông bởi bản tính của người phụ nữ là biết lo toan tính toán mọi bề, họ thường tình cảm hơn đàn ông nên xử lý các công việc gia đình hiệu quả hơn, tinh tế hơn.
Theo Ngoisao
Vợ mà học cao hơn chồng thì...
Em đã tốt nghiệp Đại học, đang làm trong Ngân hàng và theo học chương trình thạc sĩ. Nhưng mới đây, em gặp và yêu một anh,anh này mới chỉ tốt nghiệp trung cấp.
Em rất yêu anh ấy và chúng em dự định sẽ làm đám cưới. Ðối với em học gì không quan trọng, quan trọng là tính tình của người yêu nhưng gia đình em thì không. Bố mẹ em cho rằng học vấn lệch nhau như vậy sẽ bất đồng quan điểm trong cuộc sống. Vợ hơn chồng thì chồng sẽ tự ti và khó hạnh phúc
Em bối rối quá! Xin chị tư vấn giúp em (Thu Hương - Bắc Giang).
(ảnh minh họa)
Tư vấn viên chia sẻ:
Hương thân mến, trong tình yêu, chuyện bằng cấp hay trình độ không phải là vấn đề chính. Bởi, khi đã yêu nhau thì những thứ khác không còn quan trọng nữa. Tuy nhiên, đúng như bố mẹ em lo lắng, khi bước vào đời sống hôn nhân thì chuyện đó ảnh hưởng khá nhiều đến quan điểm, tâm lí của mỗi người. Do đó, các em phải thực sự cân nhắc khi quyết định tiến tới hôn nhân.
Chị nghĩ bố mẹ em lo lắng cũng là chuyện đương nhiên. Ai cũng muốn con gái mình lấy được người chông tốt, không chỉ yêu thương vợ mà còn đủ sức chăm lo cho vợ con. Vấn đề bây giờ là em phải biết bảo vệ tình yêu và người yêu của mình. Thực tế đã cho thấy, không phải ai bằng cấp cao cũng là người tốt và thành công trong xã hội, không phải ai học ít cũng thiếu hiểu biết và nông cạn. Không phải ai học đại học cũng giỏi và ai học trung cấp cũng kém, hơn nữa trong trường hợp của em, người yêu em tuy mới tốt nghiệp trung cấp nhưng đã có công việc ổn định và hoàn toàn có khả năng học lên cao hơn, đúng không em? Em nên để người yêu mình tiếp xúc với bố mẹ để anh ấy có cơ hội chứng tỏ bản thân mình và bố mẹ em cũng có niềm tin hơn vào anh ấy.
Nếu em vẫn còn băn khoăn chưa quyết định được, em nên dừng lại và suy nghĩ một thời gian. Em hãy thử giao lưu, gặp gỡ tìm hiểu những người có cùng trình độ, có thể em sẽ suy nghĩ khác. Trong tình yêu, lúc ban đầu, em thấy người yêu mình là lí tưởng nhất nhưng có thể sau này, khi đã là vợ chồng, nếu so sánh với bạn bè lấy được chồng có trình độ và kiếm ra nhiều tiền hơn, em sẽ nghĩ khác.
Chúc em hạnh phúc!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Bằng tuổi nhau, vợ mặc cảm 'già' hơn chồng Là bạn từ thời đại học, Oanh hiểu rõ chồng từ công việc, tính cách lẫn sở thích. Cưới nhau 20 năm, các con đã lớn, kinh tế vững vàng nhưng về mặt tâm sinh lý, nhiều khi chị cảm thấy mệt mỏi hơn chồng dù cả hai bằng tuổi. Nam - chồng Oanh là người đàn ông thành đạt, phong độ, không...