Vợ đi đẻ, chồng vô tâm ở nhà không ngó ngàng gì, rảnh là “nhấc mông” đi cafe với bạn
Ngay sau khi xuất hiện, bài viết nhanh chóng nhận được vô số phản hồi của cư dân mạng.
Vợ đi đẻ, chồng vô tâm ở nhà không ngó ngàng gì, rảnh là “nhấc mông” đi cafe với bạn
Tài khoản N.K.X tâm sự: “Đẻ mổ 10 ngày, bố bế con được đúng 3 lần. Cả 3 lần đều là mình mới đá xoáy mới bế mọi người ạ. Đẻ con ra mà như kiểu con của mình, mình tự lo. Lúc bác sĩ đưa mình bảo phòng mổ có mỗi bác ở đó. Điện cho chồng mình thì ông bảo đang tắm.
Đẻ được 4 hôm, bác sĩ cho về. Chồng mình không ngó ngàng gì đến hai mẹ con. Vì làm tự do nên chồng mình thích đi ngày nào thì đi, thích nghỉ thì nghỉ. Thời gian nhiều mà cứ đi đâu xong về đến nhà ngồi 5-10 phút lại nhấc mông đi cafe.
Mình ở cữ mà thích ăn gì thì ăn, sinh hơn 10 ngày sữa ít không đủ cho con bú. Chồng mình ngoan hiền nhưng chắc do hai vợ chồng bằng tuổi nên chồng tính vẫn còn trẻ con không suy nghĩ, quan tâm vợ con. Nghĩ tủi thân nhưng mình không hối hận vì đã yêu và lấy anh ấy”.
Ngay sau khi xuất hiện, bài viết nhanh chóng nhận được vô số phản hồi của cư dân mạng. Đa phần mọi người đều khuyên chủ thớt nên tự quan tâm chăm sóc bản thân để tốt cho con nhỏ còn hơn nghĩ đến việc chồng thờ ơ với mình.
“Chồng không tự giác thì phải lên tiếng nhờ thôi bạn. Bạn cứ nhẹ nhàng bảo vì người ta chưa chắm bao giờ, đẻ lại hay tủi thân. Cố gắng lên suy nghĩ ít thôi”, tài khoản V.Đ.L khuyên nhủ.
“Phải ép làm chứ chờ tự giác thì hiếm lắm! Mình toàn bắt chồng tắm cho bé từ lúc mới sinh, sau chăm con khéo hơn cả mình mà hai bố con lại tình cảm. Mình chỉ nấu với cho con ăn thôi”, tài khoản N.J chia sẻ.
Video đang HOT
“ Sao em thấy mâm cơm ở cữ của mom mà em thương 2 mẹ con quá! Thế nội ngoại đâu rồi? Gắng lên vì con vì bản thân mình. Còn chồng mom nếu chưa va vấp nhiều thì nên bảo dần dần không lại phản tác dụng, lấy chồng bằng tuổi là vậy đó!”, tài khoản D.D bày tỏ.
Bên cạnh đó, một số người bày cho người mẹ cách nấu món canh cho sữa nhanh về.
“Đúng là phụ nữ khổ nhất là lấy chồng vô tâm! Bạn đừng quan tâm giờ họ chưa nghĩ được nhiều đâu. Bạn nấu cháo chân lượn hoặc sáng sớm ra ăn cơm nóng với lòng đỏ trứng, ít canh cho sữa nhanh về. Trưa nhiều thời gian hơn thì hầm xương với đu đủ, các loại đậu cho nhanh có sữa… Giờ đặt con lên hàng đầu hơi sức đâu mà để ý chồng làm gì”, tài khoản H.Y bình luận.
“Trước ở cữ, ngoại không cho mình ăn rau cải đâu. Mom chứ ý các thực phẩm được ăn và không được ăn nhé không biết cứ gọi điện hỏi bà ngoại ấy”, tài khoản L.V bày tỏ.
Hiện bài viết vẫn đang nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người.
Những người mẹ sau sinh cần gì để không bị trầm cảm
Với những bà mẹ sau khi sinh con, dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng, dù có kiến thức nền của việc chăm sóc trẻ nhỏ nhưng khi đối diện với việc tự tay mình chăm một em bé, tự tay mình loay hoay với mọi việc, tự tay làm những việc chưa bao giờ làm từ nhỏ đến lớn, chắc hẳn không ít mẹ cảm thấy lúng túng, cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi và đầy áp lực.
Sau sinh, do thay đổi nội tiết tố, tâm sinh lý, mệt mỏi khi vừa vượt cạn, khi không được sự giúp sức, đồng lòng của người thân, có đến 30 – 85% phụ nữ mắc bệnh buồn sau sinh, triệu chứng cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu. Có tới 10 – 15% phụ nữ trầm cảm sau sinh, thường mang khí sắc trầm buồn, lo âu quá mắc, mất ngủ, thích ở một mình, hay khóc lóc và dằn vặt chính bản thân. Và con số dưới 0,2% những phụ nữ sau sinh bị loạn thần, một chứng trầm cảm nặng liên quan đến thần kinh. Họ dễ bị kích động, gây hấn, cáu gắt, khí sắc trầm hay hưng phấn, hoang tưởng…
Chị P.T.P (HN) cho biết: “Mình ở xa, lấy chồng ở Hà Nội. Sau khi sinh bố mẹ chồng muốn lúc nào cũng được nhìn thấy cháu nên không cho phép mình về quê. Mình đã ở một thời gian dài những ngày ở cữ trong sự tủi thân, nhớ quê ngoại, mong được mẹ đẻ an ủi, bế cháu, giúp đỡ những chuyện khó nói với mẹ chồng nhưng không được. Chồng đi làm cả ngày, có hôm đến tận khuya mới về rồi ngủ luôn. Một mình ôm con nằm khóc, nhiều lúc chỉ muốn bùng cháy và ôm con đi thật xa”.
Chị V.N cũng tâm sự: “Cứ thấy khóc là con đói hả, con buồn ngủ hả, trong khi nó vừa ngủ dậy, vừa bú xong. Còn không thì cứ trước giờ ăn cơm cứ cho bé lớn ăn bánh hay ăn vặt đủ kiểu. Rồi không bao giờ dạy bảo chỉ dẫn con những lúc con làm sai. Cứ cấm cản mà không giải thích. Mình không cần chồng phải biết ơn hay gì gì với mình trong việc nuôi dạy con, vì đó là niềm vui của mình. Chỉ cần hiểu những cố gắng của vợ mình (hiểu thực sự chứ không phải cái kiểu cứ nói “biết là ở nhà chăm con cực lắm mà thực ra là chẳng hiểu cực kiểu gì), hiểu khả năng của bản thân ở giới hạn nào để nghe người khác góp ý, hướng dẫn. Để tới bây giờ mọi thứ nó đã quá sức chịu đựng rồi thì khó mà có thể cân bằng lại nếu như bên kia không cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng cũng chỉ có chị em phụ nữ chúng mình hiểu nhau thôi”.
Trầm cảm sẽ không bao giờ có cơ hội xuất hiện nếu như chị em phụ nữ luôn có chồng bên cạnh lo lắng, chăm sóc vợ, hiểu tâm tư tình cảm của vợ, cùng chăm con và cùng vợ vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh. Trầm cảm cũng sẽ không có cơ hội xuất hiện khi người mẹ biết nhận ra dấu hiệu của căn bệnh, để cố gắng vượt qua, tách mình khỏi những định kiến, những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường sống, tự tin chăm con theo khoa học mà mình đã tìm hiểu.
Theo phunutoday.vn
Thông gia xót con trách móc, mẹ chồng liền nói thẳng: "Không có sữa cho con bú thì cần gì phải tẩm bổ, ăn ngon"
Mỗi lần như vậy, mẹ chồng em lại than thở với những người nằm giường kế bên em: "Người ta ăn rau ăn mắm cũng khỏe. Con dâu nhà tôi thì đến chán, lúc nào cũng yếu như sên".
Sau khi sinh con, em gần như bị trầm cảm. Nhà mẹ đẻ ở xa nên em không thể nhờ vả được bố mẹ. Ở nơi đất khách quê người này, ai cũng đối xử tệ bạc với em. Ngay cả người mà em từng thương yêu nhất giờ đây cũng chỉ biết nghe lời mẹ mà hằn học với em.
Trước đây tình cảm của em với mẹ chồng khá tốt. Có lẽ vì ngày đó, em mới chỉ yêu chồng mình và thường xuyên gửi quà cáp về nên mẹ chồng em mới quý mến. Cưới xong, mẹ chồng em nói thẳng với dâu mới: "Con đưa vàng cưới cho mẹ giữ. Các con còn trẻ, chưa biết quý trọng đồng tiền". Em biết mẹ chồng muốn lấy tiền của mình nên đã từ chối khéo. Vậy là từ đó, mẹ chồng đối xử với em khác hẳn.
Chỉ đơn giản là chuyện chào hỏi cũng thành một vấn đề lớn. Em đi làm về, chào lớn thì mẹ chồng bảo điếc tai, chào nhỏ bà lại nói em không có miệng, không biết chào.
Cơ thể em không được khỏe mạnh như những người khác, lúc mang bầu lại càng yếu hơn. Có thai được 5 tuần thì em phải nằm viện 3 lần. Mỗi lần như vậy, mẹ chồng em lại than thở với những người nằm giường kế bên em: "Người ta ăn rau ăn mắm cũng khỏe. Con dâu nhà tôi thì đến chán, lúc nào cũng yếu như sên".
Sau lần thứ 3 phải nằm viện giữ thai, em nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Sau lần thứ 3 phải nằm viện giữ thai, em nghỉ việc để ở nhà tĩnh dưỡng. Quyết định thôi việc là điều khiến em ân hận đến tận bây giờ. Nói là dưỡng thai nhưng mẹ chồng đùn đẩy cho em hết mọi việc trong nhà. Em nói chuyện với chồng thì anh gắt lên: "Có mỗi việc nhà mà em cũng kêu ca. Em tưởng trên đời này mình em có bầu à?".
Em chẳng còn ai đứng về phía mình. Đến ngày đi đẻ còn phải lau nhà, quét dọn từ tầng 1 đến tầng 3 cho thật tươm tất rồi mới xách giỏ vào viện. Vì sức khỏe yếu nên em không đẻ được, bác sĩ chỉ định mổ.
Truyền nhiều kháng sinh trong người, em gần như không có sữa. Những ngày trong viện, thấy mẹ chồng bế con xin người khác sữa, em xót con và trách bản thân vô cùng. Trở về nhà, em cố gắng kích sữa không quản ngày đêm.
Thế nhưng để kích sữa thành công, tâm lý cũng quan trọng lắm. Em thì ngày nào cũng rơi nước mắt vì chồng vô tâm, mẹ chồng quá quắt. Chồng em chẳng dành thời gian chơi với con được bao nhiêu, về đến nhà là anh lao vào điện thoại. Mẹ chồng em thì kiêng cho con dâu được vài ngày rồi cũng bắt em phải dậy làm việc.
Đôi lúc em cảm thấy số phận mình thật hẩm hiu. (Ảnh minh họa)
Sáng nay mẹ em bất ngờ lên thăm. Nhìn thấy mâm cơm cữ của em, mẹ em ái ngại hỏi thông gia: "Chị ơi, cháu nó ăn thế này bảo sao không có sữa cho con bú hả chị?". Mẹ chồng tôi chẳng nể nang gì mà nói thẳng luôn: "Không có sữa cho con bú nên cần gì phải tẩm bổ, ăn ngon".
Mẹ em tự ái xin cho mẹ con em về ngoại thì mẹ chồng tôi nhất quyết không cho. Chiều nay mẹ về, em thấy mẹ vừa bước ra khỏi cửa đã lau vội nước mắt vì thương con. Đôi lúc em cảm thấy số phận mình thật hẩm hiu. Lỡ sa chân vào gia đình chẳng ra gì, lại gặp phải người chồng không biết thương vợ. Em không biết rồi những tháng ngày sau này họ sẽ đối xử với em thế nào đây.
Theo afamily.vn
Đã đụng xe người ta, hành động ngông cuồng của chồng khiến tôi và người đi đường hoảng hốt Thay vì xin lỗi, chồng tôi lại xô ngã rồi dùng mũ bảo hiểm đòi đánh cả người ta. Tôi đang chán chồng, chán đến tận cổ, đến mức chỉ muốn ly hôn ngay. Trước đây cãi lời bố mẹ, cứ một hai đòi cưới cho bằng được một kẻ hổ báo làm chồng, giờ tôi hối hận không kịp. Ở cái tuổi...