Vợ đẹp là vợ người ta!
Tôi là một doanh nhân trẻ thành đạt, tôi quen và yêu một cô gái rất xinh đẹp và hiện đại. Nhưng khi tôi đưa cô ấy về ra mắt gia đình thì mẹ chỉ nói: “Còn phải xét cái nết”. Bà nhắc nhở tôi rằng: “vợ đẹp là vợ người ta”.
Từ hình thức ăn mặc, cách sống, làm việc của cô ấy đều mang dấu ấn của thời thượng. Cô ấy bảo khi chúng tôi thành vợ chồng, những việc vặt trong gia đình, việc cơm nước của người phụ nữ nên hạn chế, hai vợ chồng ra ngoài ăn nhà hàng vì các dịch vụ ăn uống ngày càng hiện đại phục vụ từ a đến z.
Tôi thấy cũng có lý, bởi chúng tôi đều là người của công việc, rất bận rộn, thu nhập cũng khá nên có đủ điều kiện để sống thoái mái tận hưởng.
Nhưng mẹ tôi thì khó chịu về cách sống đó, bà khuyên tôi tìm một người phụ nữ có cách sống truyền thống. Đôi khi tôi tự hỏi tại sao mọi người lại có ác cảm với các cô gái đẹp, nói họ không có nết? Liệu có một người con gái hội tụ đầy đủ những yếu tố ấy?
Tôi yêu cô ấy, nhưng đôi lúc cách sống quá thoái mái của cô ấy cũng khiến tôi thấy không hài lòng. Nhưng tôi nghĩ khi có gia đình, cô ấy tự khắc sẽ phải điều chỉnh. Nhất định khi đó tôi sẽ hướng cô ấy vào cách ứng xử, cách sống dung hòa được với mọi người thân trong gia đình. Điều tôi quan tâm bây giờ là làm thế nào để mẹ tôi vui vẻ chấp nhận cô ấy làm con dâu? Nguyễn Lập – TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Bạn Nguyễn Lập thân mến!
Bạn là một người đàn ông thành đạt và như đa số cánh đàn ông có địa vị ngày nay, đều rất đam mê cái đẹp. Bạn dễ dàng chấp nhận cuộc sống với một cô gái đẹp, kể cả cô gái ấy không biết làm bất cứ việc gì trong gia đình. Nhưng mẹ bạn là một người phụ nữ truyền thống, tôi nghĩ, điều bà ấy quan tâm không phải là cái đẹp, hay cái nết của cô gái kia mà chính là hạnh phúc của con trai mình sau này. Vì bà cho rằng, một người phụ nữ không biết “nữ công gia chánh” sẽ không thể vun vén cho gia đình hạnh phúc được.
Khi các bạn yêu nhau, có quá nhiều điều tốt đẹp bày ra trước mắt. Nhưng nói đến hôn nhân, đến tổ ấm, người Việt Nam ta có câu rất hay “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Mà tôi cũng xin nói ở đây, ở phương Tây, câu nói này cũng thường được sử dụng. Bạn cứ thử nghĩ xem, sau này bạn có thể ngày nào cũng đi ăn hàng, ngày nào cũng thuê người lau dọn nhà cửa cho mình, ngày nào cũng dùng “quyền uy” để “hướng cô ấy vào cách ứng xử, cách sống dung hòa được với mọi người” như bạn nói. Không có điều gì là tự khắc có thể điều chỉnh được, đặc biệt là cách suy nghĩ và lối sống gần như là thói quen.
Hơn nữa, tôi nghĩ giờ đây khi đang yêu nhau, nếu cảm thấy có những điều chưa thật phù hợp giữa hai người, những điều gì ở cô ấy nhiều khi làm bạn mệt mỏi thì nên cùng nhau chia sẻ, giải quyết. Tại sao lại phải chờ đến khi làm chồng bạn mới đề cập đến? Một cô gái hiện đại và đẹp đến đâu cũng phải có những phẩm chất thuộc về thiên bẩm của người phụ nữ. Nếu cảm thấy người yêu mình chưa có những phẩm chất ấy thì nên thẳng thắn trao đổi để cô ấy nhận ra.
Chúc bạn sẽ cưới được người vợ vừa đẹp người vừa đẹp nết.
Theo TTVN
Đừng im lặng!
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm". Em luôn tâm niệm điều đó nên lúc nào cũng cố gắng một cách có ý thức để giữ "lửa" cho gia đình. Nhưng sau gần 15 năm vợ chồng, em ngày càng không hiểu anh nghĩ gì.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Niềm hy vọng về một gia đình mà em vẫn cố công vun vén ngày càng trở nên xa vời hơn và hình như không thể chạm tới. Sự kiên nhẫn, sức chịu đựng tưởng như bền bỉ trong em cũng ngày càng cạn. Bao nhiêu năm nay em cứ cố gắng. Cố gắng mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm... để đến hôm nay em tự hỏi, liệu mình có thể "ráng" được bao lâu nữa? Rồi em lại nghĩ, liệu mình có sai không sau tất cả những gì đã cố gắng?
Ngày xưa em yêu anh là bởi anh hiền. Em "ưng" anh hơn cả những chàng khác vì tính "hiền khô", "thiệt tình" của anh. Chẳng lẽ em đã sai?
Em đi làm, chỉ là nhân viên văn phòng, lương ba cọc ba đồng, vẫn một mình tìm cách này cách khác vun vén, lo toan cho gia đình, chồng con. Rồi quan hệ bà con, bạn bè sao cho tươm tất, đẹp lòng chồng mà không hề than vãn.
Em hiểu công việc anh làm vất vả lại không ổn định, lúc có lúc không nên không nỡ đòi hỏi. Em vui vẻ đón nhận những khoản tiền anh đưa mà chưa hề có ý kiến gì thêm. Đến nỗi, có tháng người ta chậm trả lương, anh cũng không lo, lại bảo rằng: "Tiền chưa xài thì còn đó chứ có mất đi đâu!". Em một mình tự xoay xở. Buồn nhưng em nghĩ: Cũng tại anh hiền quá nên ngại hỏi người ta... Em có sai không?
Anh về nhà mọi thứ đều ổn, cả việc đưa con trai đi học một ngày ba bốn bận cũng là em. Em nghĩ, dù sao công việc của mình cũng nhẹ nhàng hơn, ráng một chút để anh có thời gian nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Lúc rảnh, em tìm những câu chuyện vui, em tạo ra những tiếng cười, em muốn gia đình mình ấm áp, sẻ chia... nhưng anh vẫn thản nhiên, im lặng.
Vợ chồng mình chỉ có một đứa con, lại là con trai đang tuổi tập làm "người lớn". Em lo lắm nên vẫn thường nhắc anh phải quan tâm, gần gũi con nhiều hơn để hiểu con cần gì, muốn gì mà kịp thời "dắt" con đi đúng hướng. Em là mẹ, bao nhiêu năm nay sát cánh bên con, nhưng đến giai đoạn này dù cố gắng vẫn không thể thay thế vai trò, trách nhiệm của người cha... Nhưng anh vẫn thản nhiên và im lặng.
Cho đến hôm qua, bao nhiêu dồn nén trong em đã nổ tung. Em đi khám bệnh tận Sài Gòn từ sáng sớm đến bảy tám giờ tối chưa về, anh cũng chẳng một lần điện hỏi xem em bệnh ra sao. Em sống chết thế nào anh không cần biết. Em về khóc lóc, kể lể, trách móc... Anh vẫn im lặng. Sự im lặng dường như cố hữu. Em thực sự đã kiệt sức và không thể cố thêm nữa... Mấy cô bạn thân bảo em sai, sai ngay từ đầu. Họ còn bảo, sai thì phải sửa. Phải thương lấy thân mình chứ!
Nhưng em bối rối lắm. Có quá trễ không nếu chúng ta bắt đầu lại? Em cũng không muốn buông tay sau tất cả những gì mình đã có.
Theo PN
Sự quyết định của người vợ Người ta nói hạnh phúc gia đình như một ngọn đèn dầu, nếu không biết cách giữ gìn, vun vén thì một cơn gió nhẹ cũng đủ để nó tắt lịm. Ngọn đèn đó cháy bùng hay tắt lịm là do phần lớn tâm trạng của người phụ nữ quyết định. Thế nhưng ông bà ta cũng có câu: Chồng giận thì vợ...