Vỡ đập tại Ấn Độ, hàng chục người mất tích
Ít nhất 6 người chết và hơn 20 người khác bị thương sau khi đập Tiware ở quận Ratnagiri thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ, bị vỡ đêm 2/7 khiến 7 ngôi làng ngập lụt.
Báo India Today đưa tin, xác của 2 nạn nhân đã được tìm thấy. Ít nhất 12 ngôi nhà trong làng nằm sát đập bị nước cuốn phăng. Các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ đang được thực hiện, với sự tham gia của cảnh sát, cơ quan dân sự và người tình nguyện.
Các hoạt động tìm kiếm cứu nạn đang được thực hiện. (Ảnh: ANI)
Theo India Express, đập bị vỡ do mưa lớn kéo dài 2 ngày liên tục. Các nhà chức trách lo ngại số người mất tích có thể tăng cao.
Thông tin từ cảnh sát quận Ratnagiri cho biết, đập Tiware sức chứa 2,4 triệu m3 nước bắt đầu nứt vào tối 2/7 và trước khi người dân vùng hạ lưu được cảnh báo, đập vỡ tung khiến các ngôi làng ngập nước chỉ trong vòng vài phút.
Video đang HOT
Đập vỡ khiến nhiều ngôi làng ngập lụt. (Ảnh: India Express)
Mưa liên tục đang hoành hành ở Mumbai cùng một số vùng của Maharashtra khiến thành phố hứng lượng nước kỷ lục trong 24 giờ qua. Ít nhất 35 người đã thiệt mạng trên toàn bang, trong khi 23 người chết chỉ tính riêng ở Mumbai trong nhiều vụ khác nhau liên quan đến mưa lớn.
Hôm 2/7, một bức tường đổ sập ở Malad khiến 23 người chết và 78 người bị thương. Tường ập xuống những căn nhà lụp sụp phía sau, khiến nhiều người mắc kẹt trong đống đổ nát nhiều giờ liền.
Thanh Hảo
Theo Vietnamnet
Cháy rừng chưa xong, miền Trung lại lo chống lũ
Sau thời gian dài nắng nóng, đất bị khô nứt, đặc tính của đất bị phá vỡ và cháy rừng đã xảy ra ở khu vực Bắc miền Trung, bề mặt thảm phủ bị suy giảm, mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi phía Bắc, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Mưa lớn diễn ra sau thời gian nắng nóng kéo dài, cháy rừng, nguy cơ gây ra lũ quét - Ảnh: Báo Hà Tĩnh
Theo báo Hà Tĩnh, vụ cháy rừng khủng khiếp xảy ra tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vốn đã cơ bản được khống chế vào lúc 8 giờ sáng 30.6. Tuy nhiên, do nắng nóng và gió Tây Nam thổi mạnh làm "hồi sinh" những đám cháy nhỏ, khiến nỗ lực ngăn chặn lửa rừng đến 15 giờ chiều qua (1.7) vẫn còn tiếp diễn. Việc lửa được dập rồi lại bùng cháy vì thời tiết nắng nóng là chuyện không chỉ của riêng Hà Tĩnh mà còn là một loạt tỉnh ở Bắc Trung bộ những ngày gần đây.
Trong lúc cháy rừng diễn biến phức tạp, việc đưa nước lên chữa cháy gặp nhiều khó khăn thì người ta chờ đợi những cơn mưa đến chữa cháy một cách triệt để. Do vậy, khi dự báo thời tiết xuất hiện bản tin về khả năng xuất hiện mưa vào hôm nay (2.7) thì nó được ví von như mưa vàng. Chỉ có điều, niềm vui mưa dập tắt cháy rừng chưa tới thì đã xuất hiện nỗi lo lũ lớn ở miền Trung. Thậm chí, do cháy rừng làm mất thảm thực vật giữ nước sẽ khiến mưa lũ còn nguy hiểm hơn.
Rạng sáng nay, Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương vừa phát đi Cảnh báo: Trên các sông, suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 2-5m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao có khả năng đạt BĐ1, các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh còn dưới BĐ1. Sau thời gian dài nắng nóng, đất bị khô nứt, đặc tính của đất bị phá vỡ và cháy rừng đã xảy ra ở khu vực Bắc miền Trung, bề mặt thảm phủ bị suy giảm, mưa lớn trên diện rộng gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, lũ do nghẽn dòng, lũ bùn, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi phía Bắc, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Đặc biệt là các tỉnh Lai Châu, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Ngày 1.7, khi các đám cháy rừng ở Hà Tĩnh còn diễn biến phức tạp thì Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn đã phải thay mặt UBND tỉnh ký ban hành Công điện số 08 /CĐ-UBND ngày 1.7.2019 chỉ đạo các ban, ngành, địa phương, đơn vị về việc chủ động ứng phó vùng áp thấp trên biển và mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Hôm nay (2.7), rãnh áp thấp có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nối với áp thấp nhiệt đới trên khu vực Bắc Biển Đông.
Dự báo: Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp đi qua khu vực Bắc Bộ kết hợp với rìa phía Tây của áp thấp nhiệt đới nên trong ngày hôm nay (2.7), ở Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa, riêng khu vực Nam Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông (lượng mưa phổ biến 30-70mm/12 giờ, có nơi trên 100mm/12 giờ). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh
Từ đêm nay đến ngày 4.7, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và di chuyển về phía đất liền nên ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to (lượng mưa phổ biến 100-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt); ngày 3-4.7, vùng núi Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to (lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt, có nơi trên 200mm/đợt); từ đêm nay đến ngày 3.7, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to (lượng mưa phổ biến 50-100mm/đợt).
Theo VTC
Sơn La : Mưa lớn, nhiều nơi ngập lụt, giao thông gián đoạn Mưa lớn xuất hiện trên diện rộng từ tối 31/5 đến ngày 1/6 ở địa bàn tỉnh Sơn La khiến nhiều nơi bị ngập lụt, hỏng đường, gây gián đoạn giao thông và làm ảnh hưởng đời sống của nhân dân. Sáng nay 1/6, mưa lớn đã gây ngập lụt đường ở xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La khiến các...