Vợ đảm 38 tuổ.i ở Hà Nội chia sẻ: Thay đổi 6 cách trong cách chi tiêu, tôi đã tiết kiệm được gần 7 triệu/tháng
Số tiề.n chị Thu Vũ tiết kiệm được có thể bằng thu nhập của một người/tháng.
Câu chuyện chi tiêu tiết kiệm, quản lý tài chính là của mỗi gia đình chứ không phải riêng ai. Dù thu nhập thấp hay cao, chị em vẫn thường bảo nhau, cố gắng “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Thực hiện biện pháp tiết kiệm để giảm chi tiêu trong gia đình, chị Thu Vũ, 38 tuổ.i, (hiện đang sống tại Hà Nội) cũng rất bất ngờ với khoản tiề.n mình dành dụm được.
Cụ thể, chị Thu Vũ thay đổi 6 cách chi tiêu của mình cho tối giản và thực tế hơn. Việc hạn chế chi tiêu không hề ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn giúp chị có mục tiêu tiết kiệm và động lực chi tiêu hợp lý.
01. Hạn chế ăn ngoài: Giảm được 3 triệu/tháng
Ảnh minh hoạ..
Trước kia 1 tuần vợ chồng chị Thu Vũ mất trung bình 1 triệu cho việc ăn ngoài. 1 tháng mất 4 triệu. Nay thay đổi thói quen thì vợ chồng chăm chỉ nấu nướng, giảm việc đi ăn xuống 1 lần/tháng hoặc chỉ ra ngoài ăn vào các dịp lễ đặc biệt.
” Mình là người thích trải nghiệm về ẩm thực, tức là được đến các nhà hàng ngon, mới… để thử và cảm nhận. Vì thế nếu đã đi ăn, mình thường lựa chọn các quán ngon, lịch sự… chứ không kiểu ăn vỉa hè. Việc này có nhược điểm là khá tốn kém. Giờ thay đổi rồi thì các dịp cuối tuần mình thường nấu những món cầu kỳ và rủ chồng cùng tham gia. Mình thấy vui, dĩ nhiên là bởi vì tính cũng thích nấu nướng và mày mò nữa“.
02. Ăn sáng: Giảm được 1 triệu/tháng
Trước đây 2 vợ chồng chị Thu Vũ ăn sáng hoàn toàn ở bên ngoài, tính trung bình 30k x 30 ngày x 2 người là 1,8 triệu. Bây giờ chị đã dậy sớm để nấu ăn, có hôm nấu bún miến phở, có khi đi xuống mua bánh cuốn, xôi về ăn. Việc này giúp tiết kiệm tầm 1 triệu/tháng.
Ảnh minh hoạ..
03. Thay đổi thẻ tập thể dục: Giảm được 1 triệu/tháng
Trước đây chị Thu Vũ mua thẻ tập của một cơ sở lớn, giá là 17 triệu/13 tháng. Tuy nhiên chiếc thẻ tập này lại không dùng được ở mọi cơ sở, cũng không có hồ bơi. Sau khi trải nghiệm ở đây 1 thời gian, chị Úc nhận ra không bằng chỗ tòa nhà của mình đang ở nếu chuyển sang mua ở đây sẽ có hồ bơi, có liên kết tập ở các phòng khắp mọi nơi nên rất chủ động.
Video đang HOT
” Thực ra, chỗ tập nên lựa chọn 1 là sát nhà, 2 là sát công ty như thế mới thuận tiện, tiết kiệm thời gian đi lại sẽ không bị lười. Nhiều cơ sở mới mở đều đầy đủ tiện nghi. Riêng phần này sau khi thay đổi mình tiết kiệm đc 12 triệu/năm, tương đương 1 triệu/tháng“.
04. Hạn chế uống trà sữa, café, ăn vặt: Giảm được 320k/tháng
Chị Thu Vũ xay nước ép hoa quả và sữa hạt ở nhà mang lên để tủ lạnh công ty, uống vừa ngon, bổ sạch thay vì đặt các loại trà sữa, café, ăn vặt. Khoản này bớt đi tiết kiệm khoảng 40k x 2 cốc/tuần x 4 tuần là 320k/tháng.
Ảnh minh hoạ..
05. Gội đầu: Giảm được 400k/tháng
Ngay dưới nhà có hàng gội đầu nên tối rảnh chị Thu Vũ hay xuống. Khi cắt giảm khoản này, chị tiết kiệm được 50k x 2 lần/tuần x 4 tuần là 400k/tháng.
06. Sách: Giảm được 500k/tháng
Sau khi đọc 1 số cuốn về lối sống tối giản và chuyển qua nhà mới ở, chị Thu Vũ muốn không gian sống thật thoáng và ít đồ. Chị bỏ luôn thói quen tích trữ sách giấy như trước, chỉ để lại vài cuốn tâm đắc.
” Tiề.n mua sách mình thường chi ít nhất 500k/tháng. Thì nay có tháng gần như không mua nữa, chuyển sang đọc sách online trên các app“.
Tổng kết:
Tính sơ bộ thôi, tổng 1 tháng chị Thu Vũ đã tiết kiệm được: 6.220k.
” Khoản này nếu nhân 20 năm thì sẽ là một con số rất lớn. Nhưng gia đình mình dành để đầu tư cho các trải nghiệm cùng nhau. Mỗi năm bọn mình dành 10% – 20% thu nhập để đi du lịch. Bây giờ với khoản tiết kiệm này để dùng khám phá thêm 1-2 đất nước mới.
Mình tin rằng sau khi các bạn thực hành ghi chép chi tiêu 1 cách cẩn thận, cuối tháng nhìn lại review thì sẽ biết tiề.n của gia đình đã được sử dụng thông minh, đúng chỗ chưa. Và bạn sẽ nhận ra được khoản nào nên giảm, khoản nào nên tăng“, chị Thu Vũ chia sẻ.
Ngoài ra, chị còn dọn dẹp quần áo, thanh lý, bán các đồ không có giá trị sử dụng đối với gia đình mình và chuyển sang mua thực phẩm sạch ăn theo mùa. Sự thay đổi này cũng mang tới giá trị tiết kiệm lâu dài.
“Trước đây mình có thói quen đi chợ 1 lần/tuần, vào siêu thị để mua. Mỗi lần hết 500k – 700k. Giờ mình gửi tiề.n về nhà cho mẹ để mua đồ ở quê ra. Ở nhà mình bố mẹ có trang trại trồng rau rộng lắm, chẳng qua lâu nay mình ngại nên toàn tự đi siêu thị đó. Việc này thực ra mình không tiết kiệm được, nhưng lại có khoản cho bố mẹ hàng tháng. Vì như mọi người biết giá rau sạch ở Hà Nội khá đắt, mua rau nhiều khi hơn mua thịt. Trong khi bố mẹ ở quê trồng rau sạch ăn không hết toàn mang đi cho“.
Ảnh minh hoạ..
Chị Thu Vũ cũng chuyển sang mua hoa quả theo mùa. Trước đây gia đình chị khá tốn kém trong việc mua các hoa quả nhập về ăn như: cherry, nho, táo Mỹ, kiwi, lê Nhật… đủ các loại. Xét về giá trị dinh dưỡng thì nhiều loại còn thấp hơn hoa quả Việt Nam và giá thì gấp 10 lần. Những món này bây giờ nếu thèm thì mua đổi vị chứ không còn là thực đơn hàng ngày của cả nhà nữa.
“Đợt rồi mình còn dành 1 ngày để soạn ra danh mục đồ nên thanh lý cho tặng. Có 1 ipad, 1 máy tính xách tay và 1 chân máy quay cực ít dùng đến. Những đồ công nghệ này còn bán giá rất tốt nên mình quyết định “sang tên đổi chủ” luôn. Số tiề.n đó đã dùng đầu tư vào việc khác có ý nghĩa hơn. Ngoài ra mình cũng dọn được 3 – 4 thùng đồ khá mới nhưng không dùng và mang cho những người quen đang cần”, chị Thu Vũ chia sẻ.
2025 muốn tiết kiệm thành công, tôi chân thành khuyên bạn nên học cách "giữ tiề.n" của 2 cô gái này
Mỗi người có một bí quyết riêng để quản lý chi tiêu nhàn tênh nhưng lại cực hiệu quả.
Với những người "tiết kiệm chưa được thành công lắm" trong năm 2024, có lẽ, một trong những lý do chính là không ghi chép chi tiêu, nên cũng chẳng hiểu tiề.n "chạy" đâu mất. Nhắc tới chuyện quản lý tài chính nói chung, ai cũng biết phải ghi chép chi tiêu mới được.
Đó là nguyên tắc cơ bản kinh điển. Nhưng với những người hay quên, chuyện ấy lại không đơn giản. Vậy có cách nào để quản lý chi tiêu hiệu quả không nếu bỏ qua việc ghi chép?
Câu trả lời là có! Bằng chứng chính là chia sẻ của 2 cô gái dưới đây. Mỗi người đều có một cách riêng để "giữ tiề.n", nhưng điểm chung ở họ là đều không ghi chép chi tiêu mà vẫn đảm bảo tiề.n không "chạy" đi đâu được.
Nhận lương là "chia" tiề.n các "nơi" khác nhau!
Đây là cách "giữ tiề.n" của Ngọc Mai (25 tuổ.i), hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Sau khi thử gần như tất cả các phương pháp quản lý chi tiêu "ở trên mạng", Ngọc Mai nhận ra chúng không hiệu quả, nên cô đã tự sáng tạo ra một cách quản lý chi tiêu của riêng mình: Phân luồng và chọn điểm đến cho dòng tiề.n.
Cách quản lý dòng tiề.n của Ngọc Mai
"Mỗi tháng, mình sẽ phân chia thu nhập thành các khoản với từng mục đích khác nhau. Phân chia xong thì mình chuyển từng khoản vào các tài khoản khác nhau, chứ không để chung trong 1 tài khoản, vậy mới dễ quản lý.
Mình thường xuyên đặt đồ ăn trên app và thanh toán bằng ví điện tử, nên tiề.n ăn hàng tháng mình đều chuyển hết vào đó cho tiện quản lý.
Việc mua sắm cũng vậy, mình mua đồ trên Shopee nên để toàn bộ ngân sách mua sắm trong tháng ở ví ShopeePay.
Mình dùng 2 ví điện tử cho 2 mục đích khác nhau, cứ nhìn vào số dư trong ví để cân đối lại việc ăn uống, mua sắm thôi. Đây là 2 khoản mình hay bội chi nhất, nhưng từ khi tách biệt chúng ra thì trộm vía tình trạng bội chi đã không còn nữa" - Ngọc Mai chia sẻ.
Sau khi áp dụng cách phân luồng cho dòng tiề.n như trên, Ngọc Mai cho biết trong năm qua, không có tháng nào cô "tiêu lố tiề.n", đồng thời, có cả tiề.n tiết kiệm, số tiề.n phòng thân và "mấy chỉ vàng". Với cô gái 25 tuổ.i này, năm 2024 thế là thành công mỹ mãn, không có gì hối tiếc trong vấn đề tiề.n bạc.
Lập ngân sách chi tiêu theo ngày
Đây là cách quản lý chi tiêu của Thanh Hằng (27 tuổ.i), hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.
Thanh Hằng cho biết thu nhập hàng tháng của cô rơi vào khoảng 16,5 triệu đồng. Ngay khi nhận lương, Thanh Hằng sẽ trích 5 triệu đồng để gửi tiết kiệm. Với khoản tiề.n 11,5 triệu đồng còn lại, Thanh Hằng đem chia cho số ngày trong tháng, để tính ra được ngân sách chi tiêu trong 1 ngày. Con số này xấp xỉ 383.000 đồng.
Thanh Hằng lập ngân sách chi tiêu theo ngày để kiểm soát "thích mua sắm" của mình
"Sau khi trừ đi tiề.n tiết kiệm, một ngày mình chỉ có khoảng 383.000 đồng để chi tiêu. Khoản tiề.n này bao gồm tất cả các chi phí như tiề.n thuê nhà, phí dịch vụ, đi lại, ăn uống, mua sắm. Làm gì thì làm, tổng số tiề.n không được vượt quá 383.000 đồng/ngày là được. Sở dĩ mình phải làm thế này là vì mình rất hay mua sắm linh tinh, phải tính ra được ngân sách mua sắm trong 1 ngày thì mình mới không bội chi khoản này" - Thanh Hằng giải thích.
Thanh Hằng cũng cho biết thêm ngay vào ngày nhận lương, cô sẽ ngó 1 lượt các sản phẩm thiết yếu trong nhà như sữa tắm, dầu gội/xả, kem đán.h răng, nước giặt/nước xả,... nếu có món nào sắp hết, cô sẽ mua trước vì đó là các sản phẩm thiết yếu.
"Sắm sửa hết đồ dùng thiết yếu rồi, mình tiếp tục đem số tiề.n còn lại trong quỹ mua sắm chia cho số ngày trong tháng để biết được ngân sách mua quần áo, giày dép trong 1 ngày.
Giả sử tháng này, mình sắm đồ trong danh sách ưu tiên hết 1.000.000đ rồi, thì nghĩa là mỗi ngày mình chỉ được phép tiêu khoảng 78.000đ cho việc mua sắm những thứ khác thôi, chứ không còn là 112.000đ/ngày nữa.
Chỉ được tiêu 78.000đ/ngày mà hôm nay lỡ đặt đôi giày 1.200.000đ thì nghĩa là 16 ngày tiếp theo, mình không được mua gì nữa. Bám vào lối tư duy như vậy nên mình hạn chế được việc tiêu lố tiề.n vì ham mua sắm" - Thanh Hằng chia sẻ.
Cô gái Hà Nội chia sẻ: Đây là 5 cách để tiết kiệm được nhiều hơn mà không cần cắt giảm chi tiêu kiệt quệ Tiết kiệm tiề.n giúp bạn tự tin và có nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống. Trâm Anh (sinh năm 1996, Hà Nội) đã nhận ra điều đó sau cuộc gặp gỡ cùng cô bạn thân thời Đại học của mình. Kể từ lúc ra trường, rồi đi làm, bận rộn với công việc và những rắc rối , Trâm Anh và bạn...