Vợ cựu tổng thống Pháp đùa ‘cắt cổ’ chồng nếu bị phản bội
Carla Bruni, vợ cựu tổng thống Nicolas Sarkozy nói đùa rằng bà có thể cắt cổ và tai chồng nếu biết bị ông lừa dối.
Vợ chồng cựu tổng thống Pháp. Ảnh: Fame Flynet
Theo The Sun, trong cuộc phỏng vấn với tờ Elle France, phóng viên đã đặt câu hỏi với bà Carla Bruni, người vợ 48 tuổi của cựu tổng tống Pháp, rằng bà sẽ phản ứng ra sao nếu ông Sarkozy, 61 tuổi, không chung thủy.
Carla, người kết hôn với ông Sarkozy năm 2008, chỉ mấy tháng sau khi cựu tổng thống chia tay người vợ thứ hai Cecilia, trả lời rằng việc lừa dối bạn đời là “rất nguy hiểm” và có thể khiến các cặp vợ chồng “đường ai nấy đi”.
Video đang HOT
“Tôi có thể có những hành động cực đoan, chẳng hạn như cắt cổ hay cắt tai ông ấy khi đi ngủ chẳng hạn. Tôi nghĩ nếu có thể, bạn không nên phản bội bạn đời mình, điều đó quá nguy hiểm, có thể khiến hai bạn ly hôn”, bà Carla, từng là một người mẫu kiêm ca sĩ, nói với phóng viên Olivia Lamberterie.
“Ngoài ra, sự chung thủy là một điều kiện cần thiết cho đám cưới, tôi đoán thế. Vậy sao bạn phải phản bội và nói dối trong khi bạn có quyền lựa chọn cuộc sống của mình, kết hôn hay không, cả chuyện sinh con cũng thế”, bà Carla bày tỏ.
Ông Sarkozy và bà Carla Bruni quen nhau trong một bữa tiệc tối vào tháng 11/2007, khi ông Sarkozy mới được bầu làm tổng thống Pháp. Cả hai đã kết hôn được 8 năm.
Tuy thua cuộc trong đợt bầu cử tổng thống vào năm 2012 trước đối thủ Đảng Xã hội Francois Hollande, ông Sarkozy tin rằng mình sẽ được bầu lại vào vị trí này trong năm 2017.
Hướng Dương
Theo VNE
Obama chỉ trích Cameron, Sarkozy trong cuộc can thiệp Libya
Tổng thống Mỹ đổ lỗi cho thủ tướng Anh và cựu tổng thống Pháp về "mớ hỗn độn" ở Libya hiện nay.
Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ảnh: AP, PA, Reuters
Theo AFP, Tổng thống Barack Obama không né tránh phản pháo hai trong số những đồng minh thân cận nhất, trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Atlantic ấn bản ra hôm qua. Ông tin rằng dù sự "chia rẽ bộ lạc" sâu sắc hơn so với tiên lượng ở Libya là một phần nguyên nhân, việc Pháp và Anh không thể bám sát sau chiến dịch ném bom chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hiện nay.
Ông Obama cho biết khi ông xem xét những sai lầm ở Libya, "có chỗ cho sự chỉ trích". Tổng thống Mỹ nói ông từng có nhiều niềm tin hơn với người châu Âu, xét về sự gần gũi với Libya.
David Cameron không chú ý nữa ngay sau khi chiến dịch quân sự kết thúc, và trở nên "xao lãng vì nhiều thứ khác", Obama nói. Trong chiến dịch ném bom, tổng thống Mỹ cho rằng cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy khi đó muốn "khua chiêng gõ trống đối với các chuyến bay ông thực hiện trong chiến dịch không kích, bất chấp thực tế là chúng tôi trước đó đã san bằng tất cả các hệ thống phòng không và thiết lập toàn bộ hạ tầng cơ sở" cho chiến dịch.
Kể từ khi chính phủ sụp đổ, Libya đã rơi vào tình trạng gần như vô chính phủ, với các lực lượng dân quân đối địch đang tìm kiếm quyền lực, trong khi nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang giành được ảnh hưởng tại nước này.
Trọng Giáp
Theo VNE
Cựu tổng thống Pháp hầu tòa vì bê bối tài chính khi tranh cử Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ngày 16.2 phải hầu tòa tại thủ đô Paris vì vụ bê bối tài chính trong chiến dịch tranh cử của ông năm 2012. Cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy - Ảnh: AFP Phiên xét xử ngày 16.2 tập trung vào những sai phạm trong chiến dịch tranh cử thất bại của ông Sarkozy hồi năm 2012,...