Vợ cựu Tổng giám đốc Vinalines kêu oan cho chồng
Trước phiên phúc thẩm dự kiến được mở vào 22/4, cựu Tổng giám đốc Vinalines Mai Văn Phúc đã làm đơn chống án, cho rằng mình không liên quan đến những cáo buộc trước tòa.
Không được ăn chia 1,66 triệu USD?
Trong đơn chống án gửi TAND Tối cao, cựu Tổng GĐ Vinaline Mai Văn Phúc kêu oan, và cho rằng, bản thân không liên quan đến những sai phạm ở Vinalines, nhất là hành vi tham ô 10 tỷ từ tiền “bôi trơn” của một công ty nước ngoài.
Ông Phúc giải trình: “Đại diện VKSND TP Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa đã đưa ra 2 căn cứ để buộc tội tôi về tội danh này: Đã gặp ông Goh – công ty Singapore một lần và theo lời khai của Trần Hải Sơn đã đưa cho tôi 10 tỷ đồng, 2 lần, mỗi lần 2,5 tỷ đồng và 1 lần 5 tỷ đồng. Cả hai căn cứ trên tôi đã giải trình tại tòa là không đúng”.
Bị cáo Mai Văn Phúc (phải) tại phiên toà sơ thẩm.
Theo ông Phúc, Trần Hải Sơn đã khai man, vu khống cho ông. “Mọi thỏa thuận ăn chia về khoản tiền 1,66 triệu USD, theo kết quả của cơ quan điều tra, đã được nêu trong trang 16 và 18 của cáo trạng, đã được thực hiện từ trước khi tôi về nhậm chức Tổng GĐ. Tôi hoàn toàn không liên quan, không biết gì về khoản tiền này. Vậy kính mong được quý Tòa Phúc thẩm, TAND Tối cao xem xét, chỉ đạo làm rõ để tìm ra được sự thật, vừa minh oan giúp tôi” – ông Phúc viết trong đơn kháng án.
Về hành vi Cố ý làm trái, ông Phúc nại rằng, việc cơ quan công tố quy kết cựu Tổng GĐ Vinalines đã cố ý làm trái chỉ đạo của Thủ tướng về phê duyệt chủ trương xây dựng dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía Nam, khi địa điểm xây dựng nhà máy này chưa được bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển ngành là không có cơ sở. Bởi lẽ: “Thời điểm đó được xác định bằng Quyết định 161/HĐQT của Hội đồng quản trị Vinalines vào ngày 24/2/2001, khi tôi còn chưa về Vinalines nhậm chức Tổng GĐ” – ông Phúc giải trình.
Vợ ông Phúc cũng lên tiếng
Lo lắng cho bản án tử hình đối với chồng, bà Ngô Thị Vân (SN 1961, ở quận Tây Hồ, Hà Nội) cũng làm đơn kêu oan gửi tới các cơ quan chức năng. Nhắc đến nội dung tham ô 10 tỷ đồng mà chồng bà bị cáo buộc, bà Vân cho rằng, còn những dấu hiệu chưa thỏa đáng.
“Những lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn không có chứng cứ, bịa đặt, đổ tội tham ô cho chồng tôi. Khoản tiền 10 tỷ là rất lớn, bị cáo Sơn nói đưa cho chồng tôi nhiều lần, là vợ của bị cáo Mai Văn Phúc, tôi phải biết rõ. Ông Sơn nói đưa tiền đến nhà ông Phúc ở làng quốc tế Thăng Long có gặp người phụ nữ, nhưng người phụ nữ đấy là ai, xin cho đối chất?” – bà Vân viết trong đơn cầu cứu.
Video đang HOT
Cũng trong đơn kêu oan, bà này còn khẳng định, việc bị cáo Trần Hải Sơn khai có đưa tiền cho gia đình ông Phúc ở Hải Phòng, khi gia đình đang có đám giỗ, hay sinh nhật là không đúng.
“Nhà tôi, tôi biết rõ, không có bất cứ đám giỗ hay sinh nhật vào ngày cận kề Tết cổ truyền đó cả. Hơn nữa, việc rút tiền ở ngân hàng không có chứng cứ lưu lại là việc hoàn toàn vô lý. Vì rút vài nghìn đồng đã có chứng cứ, chứ chưa nói đến số tiền cả tỷ đồng như thế này. Việc lời khai của bị cáo Sơn phù hợp với lời khai của bà Hà, bà Huyền – chị em gái của Sơn và Long (chồng của Hà) – đều là người trong cùng một gia đình, tôi nghĩ không đủ yếu tố thuyết phục” – bà Vân dẫn chứng.
Lời kháng án kêu oan của ông Phúc đúng sai thế nào, sẽ được xem xét tại phiên phúc thẩm sắp tới.
Theo Tiền phong
Chỉ đạo bất ngờ của Dương Tự Trọng trong chuyên án lừng lẫy
Chuyên án được nhắc đến có tên 911B. Trong vụ án này, nguyên đại tá Dương Tự Trọng đã triệu tập cuộc họp khẩn ngay trong tối để đưa ra các chỉ đạo bất ngờ, chính xác.
Dương Tư Trong, 52 tuôi, bi cao buôc co vai tro chu mưu, câm đâu tô chưc cho anh trai la Dương Chi Dung, nguyên Chu tich HĐQT Tông công ty Hang hai Viêt Nam (Vinalines), bo trôn ra nươc ngoai.
Trước khi tô chưc cho anh trai bo trôn, nguyên đại tá, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng được đánh giá là một cán bộ giỏi nghề, tận tụy với công việc.
Dương Tự Trọng chỉ đạo xử lý một vụ án về ma túy năm 2012, khi đang là Phó giám đốc Công an Hải Phòng
Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội, Dương Tự Trọng gia nhập lực lượng công an và công tác tại công an TP Hải Phòng với vai trò là cán bộ công an một phường thuộc quận Lê Chân. Sau đó, ông Trọng lần lượt giữ chức Trưởng phòng cảnh sát hình sự rồi sau đó lên làm Phó giám đốc công an TP Hải Phòng. Trong thời gian công tác, ông Trọng từng trực tiếp chỉ đạo nhiều chuyên án lớn, triệt phá nhiều băng nhóm giang hồ cộm cán đất Cảng. Ông Trọng cũng từng triệt phá nhiều đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn và tóm gọn nhiều đối tượng giết người đặc biệt nguy hiểm.
Ông Trọng cùng với trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm và trung tướng Nguyễn Đức Nhanh - Nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội được coi là những "hổ tướng" lừng lẫy, lập nhiều chiến công vang dội trong nghiệp cảnh sát.
Trong vai trò là Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Hải Phòng, ông Trọng từng được ví là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với các băng nhóm giang hồ đất Cảng. Ông Trọng cũng được coi là ứng cử viên số 1 cho vị trí Giám đốc công an Hải Phòng sau này.
Trong đó chuyên án 911B bắt trùm ma túy đất Cảng là một trong những chiến công khẳng định mưu trí và tài năng của nguyên đại tá Dương Tự Trọng. Đây được xem là một "Trận đánh đẹp không tiếng súng".
Chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, 2 kẻ buôn bán ma túy với số lượng lớn nhất từ trước tới nay ở Hải Phòng bị tóm gọn trước sự ngỡ ngàng đến kinh ngạc của cả kẻ bị bắt và người đi đường.
Trước đó, Công an TP Hải Phòng Phát hiện một đường dây chuyên mua bán trái phép chất ma tuý với số lượng lớn từ khu vực Mộc Châu, tỉnh Sơn La sắp về tới Hải Phòng tiêu thụ và đưa đi các tỉnh, thành khác trong cả nước nên ngày 20/9/2011, Cục C47 - Bộ Công an và CATP Hải Phòng thành lập chuyên án 911B, do đại tá Dương Tự Trọng, Phó giám đốc CATP Hải Phòng làm Trưởng ban, nhanh chóng lên kế hoạch để bắt giữ nhóm đối tượng.
Kết hợp với sự giúp đỡ của nhân dân, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, Công an Hải Phòng đã bắt được đối tượng cầm đầu là Nguyễn Văn Bình (tức Bình "Ấm", sinh 1963, ĐKTT: 33B/201 Trần Nguyên Hãn, hiện ở 74 tổ 22, phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân) từng có 2 tiền án.
Đối tượng Nguyễn Văn Bình nổi tiếng trong giới tội phạm ma túy ở Hải Phòng. Nói đến Bình "Ấm", giới "đường tàu" không ai lạ lẫm với cái tên này. Bình nổi tiếng với bản tính máu lạnh, sẵn sàng chém người hoặc bóp cò súng khi cần.
Bằng sự mưu trí, quyết liệt và tài năng đánh án nhiều năm của nguyên đại tá Trọng nên sau 2 tháng, lực lượng công an đã khống chế, bắt giữ các đối tượng và thu nhiều tang vật.
Cụ thể, vào tối 4/11/2012, đại tá Dương Tự Trọng, Trưởng Ban chuyên án triệu tập một cuộc họp khẩn cấp. Tại cuộc họp này, sau khi thông báo qua về quá trình thu thập thông tin đồng thời nhận định "hàng" sẽ về Hải Phòng vào hôm sau, đại tá Dương Tự Trọng yêu cầu các thành viên bổ sung vào kế hoạch chi tiết. Các phương án bắt ở đâu, bắt như thế nào? các tình huống giả định như chúng đi theo quốc lộ 10 hay đường khác về Hải Phòng? Khi chặn bắt thì xe chặn trước, chặn sau bố trí như thế nào?... Tất cả đều được đưa ra tính toán kỹ lưỡng.
Những cán bộ dày dạn kinh nghiệm của PC47 Hải Phòng như Thượng tá Nguyễn Ngọc Đặng (Phó phòng), Thượng tá Nguyễn Quang Đông (Phó phòng), Trung tá Vũ Ngọc Khánh (Đội trưởng Đội 2) có những ý kiến đóng góp thiết thực góp phần vào thành công của quá trình bắt giữ.
Theo sự chỉ đạo này, đúng 12h ngày 5/1/2012, tại Trạm thu phí Tiên Cựu, QL10 thuộc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), Ban chuyên án phát hiện Bình và Duy đi trên chiếc xe Captiva Chevrolet BKS: 29Z-1258. Lực lượng trinh sát đã mưu chí, phối hợp nhịp nhàng các mũi tấn công nhanh chóng khống chế và khoá chặt tay 2 đối tượng, thu giữ 18 bánh heroin, 31 viên ma tuý tổng hợp, 2 súng ngắn K59 đạn đã lên nòng, 1 thanh kiếm, 2 bộ đàm, 4 ĐTDĐ, 54 triệu đồng.
Đối tượng cùng tang vật vụ án bị bắt giữ. (Ảnh CAND).
Sau khi bắt giữ đối tượng, thu giữ tang vật, lực lượng chuyên án đã đồng loạt khám xét nơi ở và kho chứa của Nguyễn Văn Bình, tiếp tục thu giữ số tiền 100 triệu đồng, 1 súng AK báng gấp đã cưa nòng, 1 mặt nạ phòng chống độc, 7 gói ma tuý đá trọng lượng là 700 gam, hàng trăm túi nilon nhỏ và một chiếc phễu.
Giám định tang vật thu giữ. Ảnh: ANHP
Sau trận đánh, đại tá Dương Tự Trọng, Phó Giám đốc Công an Hải Phòng cho biết: "Vụ bắt 18 bánh heroin trong Chuyên án 911B là chiến công thu giữ lượng ma túy lớn nhất từ trước tới nay trên địa bàn Hải Phòng. Thành công lớn nhất của chuyên án là bắt giữ được các đối tượng và tang vật, đồng thời bảo đảm tuyệt đối an toàn cho lực lượng bắt giữ, người dân xung quanh và cả đối tượng. Để làm nên thành công đó, chúng tôi có kế hoạch cụ thể, tỷ mỉ bảo đảm tính bất ngờ, chính xác và hợp lý. Các cán bộ, chiến sĩ được phân công phối hợp nhịp nhàng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công".
Từ kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết, sát thực tế nên trong suốt quá trình đánh án, các trinh sát hoàn thành xuất sắc theo "kịch bản", không để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Ngay sau khi bắt giữ 2 đối tượng, đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc CATP và đại tá Dương Tự Trọng - Phó giám đốc CATP, Trưởng ban chuyên án - đã đến hiện trường vụ bắt giữ động viên, biểu dương, khen thưởng các lực lượng tham gia phá án.
Ngày 20/1/2014, sau khi xem xét các chứng cứ và những tình tiết giảm nhẹ mới, HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao tại Hải Phòng tuyên y án tử hình đối với bị cáo Nguyễn Văn Bình và Chu Văn Duy (31 tuổi, ở huyện Mộc Châu, Sơn La) về các tội Mua bán trái phép chất ma túy và Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Án chung thân đối với bị cáo Huỳnh Minh Thắng (49 tuổi, ở quận Lê Chân, Hải Phòng). HĐXX phúc thẩm cũng tuyên sửa một phần bản án sơ thẩm đối với 2 bị cáo Lê Anh Tuấn (tức Tuấn "Sư tử", 53 tuổi, ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng) và Nguyễn Văn Hòa (40 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) từ tử hình xuống chung thân cùng về tội Mua bán trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, chuyên án 11G. bắt tên sát nhân máu lạnh chăt đâu, 2 tay nan nhân sau 6 giờ đồng hồ vào tháng 1/2011; chuyên án 109G và 9 ngày đêm ròng rã truy lùng 4 đối tượng đã nổ súng giết người... là những vụ án làm nên tên tuổi Dương Tự Trọng.
Vứt bỏ tất cả sự nghiệp và những chiến công trong thời gian còn đương chức cũng chỉ vì một chữ Tình. Sau thời điểm Dương Chí Dũng bỏ trốn chưa đầy một tháng, tháng 6.2012, ông Trọng bất ngờ được điều chuyển về làm Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Đến ngày 22.2.2013, ông Trọng bị bắt giam, tước quân tịch.
Ngày 8/1/2014, Dương Tự Trọng bị tuyên phạt 18 năm tù về tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Theo Trí Thức Trẻ
Ranh giới "tiền bẩn" giữa chúng ta và Dương Chí Dũng, Huyền Như Một khi chúng ta còn dửng dưng trước "tiền bẩn" thì ranh giới giữa chúng ta với những Dương Chí Dũng, Huyền Như... là rất mong manh, mập mờ. Sau khi đọc xong những bài viết về Huyền Như - người đàn bà chiếm đoạt 4.000 tỷ , tôi xin có một vài ý kiến đóng góp, giúp độc giả hiểu sâu hơn...