Vợ cũ của Chủ tịch Lê Phước Vũ chính thức ‘dứt duyên’ với Tập đoàn Hoa Sen
Bà Hoàng Thị Xuân Hương chính thức bán sạch cổ phiếu nhận được từ đợt chi cổ tức hồi tháng 4 của Tập đoàn Hoa Sen và bỏ túi hơn 4 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, bà Hoàng Thị Xuân Hương đã bán toàn bộ 357.500 cổ phiếu HSG trong ngày 3/9 theo phương thức giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận. Chính thức bà Hương không còn là cổ đông tại Hoa Sen.
Ước tính số tiền bà Hương thu về trong lần giao dịch trên khoảng 4,3 tỷ đồng. Được biết, bà Hoàng Thị Xuân Hương là em gái của Phó Tổng Giám đốc Hoàng Đức Huy và là vợ cũ của Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ.
Số cổ phiếu mà bà Hương đăng ký bán được nhận từ đợt cổ tức 5% bằng cổ phiếu mà HSG chốt quyền trong đầu tháng 4. Trước đó trong tháng 5, đã có lần bà Hương đã bán sạch 7,15 triệu cổ phiếu HSG và thu về khoảng 70 tỷ đồng.
Bà Hoàng Thị Xuân Hương và ông Lê Phước Vũ.
Ở diễn biến khác, Chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ mới đây đã mua thêm 2,05 triệu cp HSG và nâng sở hữu tại Công ty từ 11,74% lên 12,22%.
Video đang HOT
Đến ngày 17/6, ông Vũ mua tiếp 20 triệu cổ phiếu HSG từ Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoa Sen – một doanh nghiệp cũng do ông Vũ làm Chủ tịch. Hiện nay ông Vũ đang nắm giữ 74,34 triệu cổ phiếu HSG, tương đương 16,72% vốn điều lệ Tập đoàn Hoa Sen.
Về Hoa Sen, lũy kế 9 tháng đầu niên độ tài chính, doanh thu thuần mà Công ty báo đạt 19.189 tỷ đồng, giảm 12%. Tuy nhiên lãi ròng đạt 701 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước.
Gần đây, Tập đoàn Hoa Sen quyết định từ bỏ dự án thép Cà Ná sau khi thông qua chủ trương đầu tư vào tháng 9/2016 thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận và Công ty Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận.
Giá nguyên liệu nhảy múa, Hoa Sen lại thấp thỏm
Chuyện về "chiếc bình thông nhau" giữa giá nguyên liệu và lợi nhuận của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen lại được gợi lên khi giá nguyên liệu thế giới có thời điểm "nhấp nhổm" tăng.
Hoa Sen vẫn chưa thoát khỏi thế lệ thuộc khá lớn về nguyên liệu đầu vào. Anh: Lê Toàn
Vẫn lệ thuộc giá đầu vào
Tháng 8/2020, giá quặng thép có biểu hiện tăng cao, có thời điểm tăng lên mức cao nhất trong vòng 12 tháng qua. Điều này có thể chưa bền vững do hoạt động sản xuất thép ở hầu hết thị trường khác ngoài Trung Quốc còn yếu. Tuy nhiên, sự nhảy múa của giá nguyên liệu cũng phần nào gây bồn chồn cho các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu HSG của Hoa Sen, bởi công ty thép này vẫn chưa thoát khỏi thế lệ thuộc khá lớn vào nguyên liệu đầu vào.
So với giai đoạn cách đây 2 năm, hàng tồn kho của Hoa Sen đã có xu hướng giảm hơn nhiều, nhưng rủi ro của doanh nghiệp này vẫn được giới đầu tư xếp vào nhóm khá "nhạy cảm" với biến động nguyên liệu đầu vào. Thực tế, sự trồi sụt kinh doanh của Hoa Sen trong nhiều giai đoạn trước đây và gần đây vẫn thường gắn với những trồi sụt của giá nguyên liệu đầu vào.
Tại báo cáo tài chính quý III/2020, giá trị hàng tồn kho của Hoa Sen ở mức 4.597,9 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với 4.547,5 tỷ đồng thời điểm đầu năm. Giá trị hàng tồn kho hiện đã thấp hơn rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao 2017 - 2018, khi con số cuối 2017 đạt tới 8.871 tỷ đồng và năm 2018 là 6.607 tỷ đồng.
Diễn biến kinh doanh gần đây cho thấy, sự tăng trưởng lợi nhuận của Hoa Sen một phần có được là nhờ giá nguyên liệu đầu vào thấp đầu năm 2020. Quý III niên độ tài chính 2019 - 2020, doanh thu của Hoa Sen đạt 6.834 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ; doanh thu thuần lũy kế 9 tháng đầu năm tài chính là 19.188,8 tỷ đồng, giảm 11,5% so với cùng kỳ.
Do giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn so với mức giảm của doanh thu thuần, nên Hoa Sen vẫn có lợi nhuận gộp cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, lợi nhuận gộp quý III năm tài chính 2019 - 2020 đạt 1.062,9 tỷ đồng, tăng 9,5%; lợi nhuận gộp lũy kế 9 tháng đạt 3.092,7 tỷ đồng, tăng tới 31,2%.
Lợi nhuận gộp tăng mạnh trong 9 tháng là nguyên nhân chính giúp Hoa Sen có được kết quả lợi nhuận sau thuế tăng mạnh. 9 tháng niên độ tài chính 2019 - 2020, công ty này đạt 701 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 152% so với cùng kỳ, vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm tài chính.
Những động thái mới "thúc" doanh thu
Trong nỗ lực giảm thiểu các rủi ro khách quan từ thị trường đầu vào, Hoa Sen đang tỏ ra quyết liệt trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ. Công ty thép này cho biết, đã hoàn tất đầu tư 10 nhà máy ở cả 3 miền. Hệ thống phân phối của Hoa Sen cũng đang được đầu tư mạnh, với một chuỗi 536 cửa hàng trên 63 tỉnh, thành phố.
Ông Trần Quốc Trí, Tổng giám đốc Hoa Sen cho biết, hệ thống cửa hàng của Công ty vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển, do đó, thời gian tới, Công ty sẽ tập trung vào việc khai thác, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cửa hàng này. "Chúng tôi tự tin việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm sẽ làm gia tăng doanh thu, khai thác tối đa hiệu quả hoạt động và giá trị của hệ thống phân phối hiện có", ông Trí nói.
Việc triển khai sẽ được Hoa Sen thực hiện theo 3 giai đoạn. Giai đoạn I, Công này sẽ triển khai thử nghiệm mở rộng mặt hàng kinh doanh trong ngành vật liệu xây dựng cơ bản. Đây là ngành kinh doanh cốt lõi của Hoa Sen, đảm bảo giảm đến mức thấp nhất có thể các rủi ro phát sinh khi triển khai thực hiện.
Ở giai đoạn II, Hoa Sen sẽ tiếp tục mở rộng danh mục kinh doanh sang các mặt hàng khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Tiếp đó, Công ty sẽ đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối vật liệu xây dựng tại các tỉnh. Các trung tâm phân phối vật liệu xây dựng này vừa có chức năng bán hàng, vừa làm vai trò phân phối để phục vụ hàng hóa cho chính hệ thống chân rết là các chuỗi cửa hàng bán lẻ vốn đã có doanh thu ổn định và lợi nhuận chắc chắn.
Khi tình hình tài chính tốt hơn, đại gia thép sẽ thực hiện giai đoạn II. Cụ thể, Hoa Sen sẽ đầu tư vốn vào các công ty sản xuất nằm trong chuỗi cung ứng để tăng thêm giá trị gia tăng.
Tập đoàn Hoa Sen hoãn ĐHĐCĐ bất thường vì COVID-19 Mới đây, HĐQT Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) đã thông qua chủ trương tạm hoãn thời gian tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường. Theo kế hoạch, HSG sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 8/8 nhằm xin sự chấp thuận của cổ đông về chủ trương phát hành cổ phần cho đối tác chiến lược. Nguyên nhân hủy...