Vợ chửa vượt mặt, chồng tìm cách… “lẩn” về quê
Dù biết tôi đang bầu 5 tháng, cơ thể lại mệt mỏi nhưng anh vẫn nhất quyết bỏ tôi một mình về quê mà không hề hỏi han gì.
Gia đình tôi là gia đình gia giáo. Tuy nhà thuộc hàng khá giả nhưng mẹ tôi dạy dỗ các con gái rất nghiêm khắc. Thêm vào đó, bản tính tôi là người luôn muốn duy trì sự hòa hợp xung quanh dù có phải chịu sự thiệt thòi về mình.
Anh hơn tôi tận 8 tuổi. Khi gặp anh, chính sự chín chắn và từng trải của anh đã khiến tôi rung động. Anh luôn lo lắng cho mọi việc chu toàn, bỏ qua tính cách vẫn còn trẻ con của tôi. Vì vậy, dù còn nhiều băn khoăn, và đôi khi tự hỏi mình có đúng không khi đi đến 1 quyết định cuối cùng, tôi vẫn gạt bỏ tất cả khi anh đề cập đến 1 đám cưới giữa 2 đứa.
Chính sự chín chắn và từng trải của anh đã khiến tôi rung động. (Ảnh minh họa)
Gia đình anh ở tận Tuyên Quang, bố mẹ cũng lớn tuổi vì vậy khi hai gia đình gặp gỡ bàn bạc về đám cưới, bố mẹ tôi bày tỏ ý kiến hai nhà tổ chức ở khách sạn để có thể tiếp đãi khách mời cũng như ra mắt họ hàng nhà tôi ở trên này và tổ chức ở nhà anh vào một ngày khác để ra mắt và tiếp đón khách khứa nhà trai. Nhưng bố mẹ anh nhất quyết không đồng ý vì lo tổ chức nhiều sẽ tốn kém. Cuối cùng để giữ gìn hòa khí tôi đã thuyết phục bố mẹ tổ chức luôn 1 dịp và bên nào tiếp đãi khách bên đấy. Dù rất mất lòng nhưng bố mẹ tôi vẫn tôn trọng quyết định của tôi. Đám cưới vì thế mà diễn ra một cách êm đẹp.
Sau đám cưới, anh muốn thuê nhà trọ trong lúc tiết kiệm tiền mua nhà. Bố mẹ tôi vì sợ con gái phải đi thuê nhà khổ nên đã cho hai vợ chồng 1 nhà riêng gần nhà bố mẹ. Khoản tiền tiết kiệm đủ cho hai chúng tôi sửa chữa và mua đồ dùng nội thất trong nhà. Cuộc sống ban đầu diễn ra như trong mơ, tôi đắm chìm trong hạnh phúc cùng anh.
Anh thủ thỉ: “Nhà anh có mỗi anh là con trai, chúng mình không sống cùng bố mẹ nên phải năng về thăm ông bà cho ông bà đỡ tủi. Còn bố mẹ em ở gần đây nên mình tranh thủ sang liên tục được”. Tôi thấy không có vấn đề gì vì nghĩ đây là bổn phận và trách nhiệm dâu con. Vì vậy mỗi cuối tuần hay dịp lễ tết, thay vì đi du lịch hay đi hẹn hò vợ chồng son thì chúng tôi xách túi về quê. Mỗi lần đi lại mất vài tiếng đồng hồ. Cứ giữa tuần là tôi đã lo quà cáp để cuối tuần về nhà biếu xén họ hàng nhà chồng. Dù rất khó chịu nhưng vì chồng tôi đành chấp nhận.
Video đang HOT
Mọi chuyện thay đổi khi tôi mang thai. Do có bầu lần đầu và thể trạng tôi khá gầy yếu nên luôn mệt mỏi. Lần đầu tiên có hiện tượng ra máu, hai vợ chồng hốt hoảng đưa nhau vào bệnh viện. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị dọa sảy và khuyên tôi nên nghỉ việc để tĩnh dưỡng đặc biệt tránh bị kích động. Chồng tôi rất lo lắng, anh không để tôi động tay vào việc gì khi về nhà. Và anh đồng ý cho tôi không cần mỗi tuần đều phải về quê nữa.
Nhưng mẹ chồng tôi khi nghe được tin này thì có vẻ không hài lòng. Bà nói “ai chả phải chửa đẻ, mà có ai như nó đâu”. Mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh từ đây. Đều đặn mỗi cuối tuần mẹ yêu cầu anh về quê, để vợ ở lại trong căn nhà 3 tầng lạnh lẽo. Bố mẹ tôi xót ruột con gái lắm nên thẳng thắn góp ý với anh. Anh cũng cảm thấy có lỗi song lại tìm cách bù đắp bằng việc làm tôi vui vẻ trong cả tuần. Tôi hiểu, đã là vợ chồng thì hi sinh cho nhau một chút cũng là lẽ thường, nhưng sức chịu đựng của con người có hạn và sự việc ngày tồi tệ hơn khi cái thai của tôi được 5 tháng.
Hai vợ chồng đều có những hoạt động của riêng mình, tôi đọc sách hoặc nghe nhạc còn anh đắm chìm vào không gian của riêng anh, tôi không còn cảm nhận được sự đồng điệu với anh nữa. Và anh vẫn mặc tôi về quê vào cuối tuần đều đều. (Ảnh minh họa)
Sẵn đã yếu nên dù đã sang tháng thứ năm tôi vẫn nghén ngẩm. Tôi có ngỏ ý muốn chồng ở nhà cuối tuần cùng vợ thì anh quay ra cáu gắt khó chịu với tôi. Anh nói tôi không xem trọng gia đình anh, quen thói được chiều chuộng như tiểu thư. Thế là từ đó, vợ chồng tôi xảy ra “chiến tranh lạnh”. Cơ thể ì ạch, thể trạng ngày càng yếu vì tôi không ăn được nhiều cộng thêm lúc nào vợ chồng cũng như hai vật thể lạ di động trong nhà.
Hai vợ chồng đều có những hoạt động của riêng mình, tôi đọc sách hoặc nghe nhạc còn anh đắm chìm vào không gian của riêng anh, tôi không còn cảm nhận được sự đồng điệu với anh nữa. Và anh vẫn mặc tôi về quê vào cuối tuần đều đều. Tôi thật sự không nghĩ anh lại thay đổi nhanh đến thế. Cuộc sống bế tắc và cô quạnh mỗi khi đến cuối tuần làm tôi thấy ngạt thở. Phải làm sao để thoát khỏi cục diện này?
Theo Tintuc
Tết và nỗi sợ mang tên "Bốn chữ lắm"
Với mỗi người con đất Việt, ngày Tết luôn mang lại một cảm giác rất đặc biệt và từ nhiều đời nay, dịp Tết luôn được chờ đợi, háo hức của các thành viên trong gia đình.
Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người cảm thấy sợ Tết. (Ảnh minh họa)
Nhưng Tết ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, ngày Tết cũng mất dần đi ý nghĩa vốn có, nhiều người còn thấy sợ Tết vì nhiều lý do khác nhau. Xin mượn tên bài hát "Bốn chữ lắm" để tổng kết lại những lý do sợ Tết.
Chi tiêu, tốn kém lắm!
Năm nay, nhiều người cho rằng lại là "một năm kinh tế buồn", bởi thế dịp Tết không ít người rất sợ vì có biết bao khoản phải chi tiêu, mua sắm, quà cáp... Không ít cặp vợ chồng không dám về quê vì không đủ tiền mua vé tàu xe, quà cáp cho người thân. Không khỏi chạnh lòng khi thầy ai đó đi ô tô về quê, quà đắt tiền biếu khắp nơi.
Ngày Tết tiền lì xì ngày càng có mệnh giá cao, không biết "đối đáp" thế nào nên phải đút tiền lì xì có mệnh giá để "đề phòng" người khác mừng tuổi nhiều.
Đi lại vất vả lắm!
Dịp Tết là nỗi khổ của không ít người dân đi làm ăn xa, người thành phố về thăm quê... người bình dân vất vả xếp hàng, thậm chí là sẵn sàng mua vé chợ đen giá cao, thế nhưng khi lên tàu, xe gặp cảnh nhồi nhét, không ít người phải đứng, hay chấp nhận nằm trên nóc xe hay cốp xe, chịu khổ mong sao về được nhà.
Những người có ô tô riêng cũng gặp cảnh mọi ngả đường đi các tỉnh luôn trong tình trạng ùn tắc. Vừa đi, vừa nơm nớp lo sợ xe khách, xe chở hàng lạng lách, phóng như bay để tăng thêm chuyến.
Ăn, uống lắm!
Ngày Tết là dịp để nhiều người chạy theo trào lưu săn món "độc", đồ uống "dị" vất vả, tốn kém để đãi khách, để có tiếng là biết thưởng thức Tết. Chưa kể, ngày Tết cỗ bàn thừa mứa, rượu chảy như suối, đủ thứ để mà chúc tụng, đủ mỹ từ để ép nhau uống. Rượu vào lời ra, ngày Tết cũng vì thế mà kém vui, anh em, bạn bè, hàng xóm vì "ma men" mà mất hòa khí, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nhau.
Tệ nạn, tai nạn lắm!
Tết cũng là dịp phát sinh tệ nạn, điển hình là nạn cờ bạc. Nhiều gia đình coi chiếu bạc như là "món ăn" không thể thiếu những ngày Tết, từ anh em, thậm chí cha con cũng "quây quần" sát phạt nhau. Ở đầu ngõ, góc làng xúm đen, xúm đỏ quanh chiếu bạc, ngày xuân không ít người đi "xoay" tiền trả nợ vì thua bạc.
Hàng năm, cả nước có hàng chục người chết mỗi ngày dịp Tết vì tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu nhưng vẫn lái xe trên đường. Gần ấy gia đình đau đớn, ngày Tết mỗi năm u buồn trong ngày giỗ người thân.
Mùa xuân về, Tết đến, không khí phố phường rộn ràng, sạch đẹp... nhưng không ít người rất sợ Tết. Tết cổ truyền của dân tộc đang mất dần tính thiêng liêng, ấm cúng khiến nhiều người không còn mặn mà với Tết. Đã có không ít những tiếng thở dài của ai đó mỗi khi nhắc đến Tết.
Theo PNT
Hóa giải lại bất hòa khi nuôi con tốn kém Bữa cơm đạm bạc cũng làm chồng tôi cáu, còn tôi thì nước mắt dưng dưng. ảnh minh họa Vợ chồng tôi yêu nhau tới 5 năm mới cưới. Quãng thời gian yêu đương, cãi nhau cũng không ít. Nhưng kết hôn xong thì chúng tôi sống rất hòa thuận vì ai cũng trưởng thành, bớt tính ích kỷ, hiếu thắng trẻ con....