Vợ chồng xa một chút mới quý phút ở gần
Phụ nữ ở nhà là dễ quyến luyến chồng con, bỏ mặc tất cả, rồi một thời gian sẽ trở nên nhàu cũ. Nhất là khi nhìn thấy bạn bè váy ngắn váy dài chức này xe nọ, sẽ là những hối tiếc buồn rầu.
Vợ thử việc ở công ty mới được một tuần đã xin nghỉ, anh khá ngạc nhiên vì ban đầu vợ rất thích nơi làm mới, khen môi trường làm việc năng động hơn, sếp dễ chịu, đồng nghiệp vui vẻ hơn nơi cũ. Vợ máng giỏ xách lên giá, cười cười:
- Vì công ty không được nghỉ thứ Bảy, và thi thoảng Chủ nhật cũng phải đi làm.
Vợ nói và nhìn chồng với ánh mắt nheo nheo cười cười, anh gãi đầu nhìn vợ, biết làm sao được, thỏa thuận vợ chồng đã có từ lâu rồi.
Ảnh minh họa
Ngày vợ sinh con gái, không biết nguyên nhân vì sao mà bị mất sữa. Nhìn vợ ủ ê, con gái khóc khản tiếng vì thiếu sữa, ai mách gì anh cũng làm theo, còn tìm các món nấu cho vợ ăn. Ơn trời, nửa tháng sau vợ đã có lại sữa và nghiện các món chồng nấu, anh cũng nhận ra mình có thể nấu ăn đâu kém ai. Vợ đùa nhờ vợ mà anh phát hiện ra tài năng của mình.
Khi ấy mẹ chồng lại phát hiện có bệnh, anh quay sang nấu nướng cho mẹ, tiện nấu luôn cho em gái vừa có bầu, cho em rể bồi bổ, cứ người nọ giới thiệu người kia, ban đầu là anh em bà con, sau có cả người quen, rồi người ngoài đến nhờ. Anh quyết định làm đầu bếp, cái bằng công nghệ thông tin tạm thời để đó.
Anh làm không hết việc vì tiếng lành đồn xa, vợ xúi mở tiệm nhưng anh từ chối vì muốn tự tay làm từng món một, vì người ta tin tưởng. Những người tìm đến anh, ngoài thưởng thức món ăn ngon, còn gửi gắm hy vọng, người ăn vì muốn giảm cân, người dưỡng thai, người bị bệnh. Vợ đi làm công sở, thứ Bảy, Chủ nhật nghỉ sẽ phụ anh đi chợ, nấu nướng, ngày nào anh cũng tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya nên chỉ hai ngày cuối tuần vợ chồng mới gần gũi, cùng con cái đi chơi đây đó. Đôi lần vợ hỏi, nếu bạn bè biết anh là ông nội trợ, anh có buồn không?
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Anh đã lắng lại suy nghĩ, anh không dốt nát bất tài, bằng cấp lận lưng không bằng ai nhưng cũng ít ai bằng. Ngày trước đi làm anh cũng chẳng thua kém ai, nhưng duyên số đã đẩy đi con đường khác. Việc ngày trước không có anh thì có người khác thế vào, còn việc “ôm ông táo” hiện nay mấy ai thay thế được, chưa kể nó còn gắn kết anh với nhiều người, biết nhiều hoàn cảnh. Nhờ những kiến thức đã có mà anh nghiên cứu sách dạy nấu nướng kết hợp các bài thuốc chữa bệnh. Hầu như tuần nào nhà anh cũng có khách, là những “khách hàng” của anh, họ đến không phải một mình mà cùng gia đình để cảm ơn, hoặc đến cùng bạn bè, để giới thiệu, mong anh giúp.
Từ một căn bếp nhỏ, nay anh phải trang bị căn bếp hiện đại hơn, còn giúp được hai anh bạn hàng xóm khi giao cho họ chân vận chuyển. Trên hết, vợ con anh được chăm sóc chu đáo, trộm vía, vợ con anh chẳng khi nào ốm đau, thi thoảng sổ mũi nhức đầu thì anh đã có món kịp thời. Mẹ vợ từ ngày ăn theo thực đơn anh nấu, khen rằng thấy người nhẹ nhõm hơn, giảm được 3 ký mỡ và ở tuổi 60, bà có thể đi bộ 5 kilomet mà vẫn thấy khỏe khoắn. Đám em cháu, đứa nào cũng khỏe khoắn nhanh nhẹn.
Nhìn vợ ngồi viết đơn xin thôi việc bằng tay, anh thấy thương:
- Hay em cứ đi làm đi, nơi em thích mà!
Vợ quay lại cười với anh:
- Không, em muốn cuối tuần ở nhà với anh và con. Anh đã hy sinh vì gia đình, thì sao em lại không thể?
Anh cười, không nói thêm vì biết vợ đã quyết là làm, vả lại anh cũng muốn vợ chồng có thời gian bên nhau, gần gũi con hơn. Nói cho cùng việc nào chẳng là việc, ngoài kiếm tiền còn kiếm niềm vui; ngoài công việc ra, mỗi người còn có một gia đình để yêu thương, những người thân để chăm sóc.
Vợ cười:
- Hay anh tuyển em đi, em hứa sẽ chăm chỉ, không đòi tăng lương, không đi muộn về sớm.
- Nhưng lại hay ăn vụng!
Ảnh minh họa
Anh cười, nếu vợ thích, anh hoan nghênh luôn, nhưng anh muốn vợ đi làm bên ngoài để có thêm bạn bè, mở rộng tầm mắt. Anh là đàn ông nói là ở nhà nhưng vẫn quan tâm, giao tiếp với bên ngoài, nhưng phụ nữ ở nhà là dễ quyến luyến chồng con, bỏ mặc tất cả, rồi một thời gian sẽ trở nên nhàu cũ. Nhất là khi nhìn thấy bạn bè váy ngắn váy dài chức này xe nọ, sẽ là những hối tiếc buồn rầu.
Và anh muốn vợ đi làm để xa nhau một chút mới quý những phút ở gần.
Hải Ngô
Theo phunuonline.com.vn
'Ông nội trợ' - tại sao không?
"Hôm nay mồng tám tháng ba. Tôi giặt giùm bà cái áo của tôi" - đó là một câu nói vui nhằm chế giễu cánh đàn ông lười biếng, phó mặc việc nhà cho vợ.
Một nghiên cứu gần đây của đại học Cambridge (Anh) cho thấy các ông chồng cảm thấy "tội lỗi" khi họ không chia sẻ việc nhà với vợ.Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các cặp đôi có sự chia sẻ việc nhà cảm thấy hạnh phúc hơn so với những gia đình vợ quán xuyến hết việc nội trợ. Nhóm nghiên cứu cho biết họ dự đoán là sẽ tìm thấy sự mâu thuẫn hoặc sự thất vọng của các ông chồng trong các gia đình mà người đàn ông đóng vai trò "ông nội trợ", nhưng thực tế lại hoàn toàn đối ngược.
Với công trình nghiên cứu thực hiện trên 30.000 người ở 34 quốc gia châu Âu, nhóm nghiên cứu thấy rằng, đàn ông, chứ không phải phụ nữ, cảm thấy vui vẻ khi có sự chia sẻ công bằng về việc nhà giữa nam và nữ.
Tuy vậy, anh làm "ông nội trợ" không phải miễn cưỡng mà có niềm hứng thú, bởi lẽ anh rất yêu vợ, yêu con.
Nhận định về xu hướng này, chị Thu (thành phố Bến Tre) chia sẻ: " Đó có thể là vì đàn ông ngày nay ủng hộ bình đẳng giới nhiều hơn, họ cảm thấy ái náy, ngại ngùng khi phụ nữ làm hầu hết việc nhà, và cũng bởi vì phụ nữ đang ngày càng trở nên tự tin hơn, họ cảm thấy không hài lòng với ông chồng lười biếng chỉ biết bê tha mà quên trách nhiệm đối với gia đình " .
Có lẽ suy nghĩ này xuất phát từ gia đình của chính chị. Chị Thu có 2 người con gái, công việc lãnh đạo ở công ty ngày càng đa đoan buộc chị phải dành nhiều thời gian cho công ty nên chị Thu khó lòng chăm sóc gia đình cho chu đáo. Vả lại, con cái ngày càng cần có sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ. Đó là vấn đề chị luôn băn khoăn khi tìm ra giải pháp nhằm ổn thỏa giữa việc công và việc tư.
May quá, anh Sơn - chồng chị Thu - đã đưa ra một giải pháp tuyệt vời: chồng chị do không phải quá bận bịu việc làm, anh sẽ đảm nhận thêm việc chợ búa, đưa rước con cái đi học.
Để làm được việc này, anh phải thức sớm hơn một chút và giảm bớt nhiều buổi tiệc tùng với bạn bè để dành thời giờ cho gia đình. Anh tạm gác lại đến cuối tuần nhiều niềm vui riêng với bạn bè. Tuy vậy, anh làm "ông nội trợ" không phải miễn cưỡng mà có niềm hứng thú, bởi lẽ anh rất yêu vợ, yêu con. Anh muốn gánh vác, san sẻ gánh nặng gia đình cùng với vợ để vợ anh có thể thăng tiến trong nghề nghiệp.
Một phần cũng do anh Sơn yêu thích việc nấu nướng. Anh thích biến tấu món ăn theo cách riêng của mình. Hễ mỗi khi thí nghiệm món mới thành công, được cả nhà tán thưởng anh vô cùng hào hứng làm tiếp món khác. Có khi thành công nhưng cũng không ít lần thất bại nhưng dù món mới ngon hay dở, anh đều nhận được sự đồng cảm của vợ con, đặc biệt là những tiếng cười sảng khoái của gia đình.
Nhiều người bạn của anh Sơn lo ngại rằng anh Sơn sẽ thất bại trong vai trò "ông nội trợ", nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Anh Sơn cho biết: " S au khi chuyển sang làm nội trợ tôi nhận thấy công việc này rất hứng thú và nhận thấy việc nội trợ còn đòi hỏi nhiều công sức hơn so với công việc văn phòng. Cũng nhờ vậy mà tôi càng thông cảm với những nỗi lo toan của vợ trước đây hơn".
Người ta chưa quen lắm với việc đàn ông làm nội trợ mặc dù hiện nó đang là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trong các gia đình hiện đại.
Chi Thu còn đưa ra lời khuyên: " V ợ hay chồng ở nhà làm nội trợ không quan trọng, mà quan trọng là cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Người đi làm không được coi thường người ở nhà, và ngược lại, người ở nhà làm nội trợ cũng không nên mặc cảm, tự ti. Gia đình sẽ hạnh phúc khi mọi người cùng chia sẻ, yêu thương, tôn trọng nhau ".
Từ bao đời nay, trong suy nghĩ của không ít người, những việc 'trong nhà trong cửa' là nhiệm vụ của người phụ nữ. Người ta chưa quen lắm với việc đàn ông làm nội trợ mặc dù hiện nó đang là xu hướng phổ biến ở nhiều nơi trong các gia đình hiện đại.
Thực tế cho thấy, giữa cuộc sống không ngừng thay đổi như hiện nay, đời sống vật chất ngày càng được nâng cao cùng với xu hướng bình đẳng giới thì chuyện đàn ông phụ làm việc nhà với vợ là điều rất đáng ca ngợi. Hành động đó đã thể hiện trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình, thể hiện tình yêu của người đàn ông đối với vợ con. Đó là món quà có ý nghĩa thiết thực gửi đến người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời chứ không riêng gì ngày 8/3.
Theo thegioitiepthi.vn
Nỗi tự ti của người có mồ hôi tay: Đến tay người yêu còn không dám nắm... Xung quanh ai cũng có những người bạn, người thân bị ra mồ hôi tay nhưng những nỗi khổ khi sống chung với bệnh này chỉ người trong cuộc mới hiểu. Người bị ra mồ hôi tay mang nỗi khổ mà chẳng mấy ai hiểu được và họ thường bị gắn mác ở dơ, tay lúc nào cũng sũng nước như vừa rửa...