Vợ chồng võ sư Mỹ khỏi Covid-19
Chiều 31/8, năm bệnh nhân Covid-19 cuối cùng điều trị ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, trong đó có vợ chồng võ sư người Mỹ, xuất viện.
Chống gậy bước ra từ cửa khu cách ly đặc biệt dành cho bệnh nhân Covid-19 tại khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, võ sư người Mỹ, 57 tuổi, “bệnh nhân 449″, hô vang “Việt Nam vô địch”.
Vợ chồng ông và ba bệnh nhân 518, 567, 568, cùng liên quan đến nguồn lây Đà Nẵng, được công bố khỏi Covid-19, xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, cho biết võ sư người Mỹ là bệnh nhân nặng nhất giai đoạn hai điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Ông ta có đường dịch tễ phức tạp, qua nhiều cơ sở y tế, trong đó có hai bệnh viện tại Đà Nẵng đến Chợ Rẫy, Triều An, Quốc tế City ở TP HCM, trước khi xác nhận nhiễm nCoV rồi chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới thành phố.
“Những ngày đầu nhập viện, tình trạng bệnh nhân rất nặng. Ông ta bị viêm phổi, tràn khí màng phổi, phải thở oxy liên tục, điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc người lớn gần hai tuần”, bác sĩ Phong nói.
Khi sức khỏe cải thiện, cai được oxy, ông được chuyển vào khoa Nhiễm D, nơi chăm sóc các bệnh nhân nhẹ, để tiếp tục điều trị Covid-19. Đến nay, các bệnh lý nền của võ sư Mỹ đã được kiểm soát ổn định, chỉ còn đau khớp, phải chống gậy khi di chuyển.
Võ sư người Mỹ khi xuất viện chiều 31/8. Ảnh: Anh Thư.
Người vợ, “bệnh nhân 450″, cho biết họ sinh sống và làm việc ở Đà Nẵng nhiều năm, lúc vào TP HCM chữa bệnh ngày 20/7, Đà Nẵng chưa xuất hiện ca nhiễm mới nên họ không phòng bị.
“Chúng tôi thực sự rất sốc khi nhận kết quả dương tính nCoV. Tôi khỏe mạnh nên không sao, nhưng ông ấy đã lớn tuổi, nhiều bệnh lý”, bà nói.
Video đang HOT
Thêm vào đó, họ cũng tiếp xúc rất nhiều nhân viên y tế, bạn bè người thân nên mang tâm lý lo lắng làm ảnh hưởng cộng đồng. Đến khi những người liên quan có kết quả âm tính, người phụ nữ mới thở phào. Những ngày nằm viện, bà động viên chồng tập thể dục nhẹ nhàng, sinh hoạt điều độ, đọc tin tức tích cực để thoải mái tinh thần và nhanh hồi phục. Bà đặt riêng đồ ăn phương Tây, hoặc nhờ người nhà mua gửi vào viện để hợp khẩu vị của chồng.
Võ sư bày tỏ cảm kích sự chăm sóc tận tâm của các y bác sĩ và điều dưỡng giúp ông vượt qua bạo bệnh. Ông ca ngợi “công tác phòng chống dịch và điều trị Covid-19 của Việt Nam là số một”.
Vợ võ sư người Mỹ, “bệnh nhân 450″, ra viện chiều 31/8. Ảnh: Anh Thư.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trường, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết, ngày 29/8 “bệnh nhân 510″ đã được ra viện. Hiện bệnh viện “sạch bóng” nCoV.
Tất cả bệnh nhân ra viện đợt này sức khỏe đều phục hồi tốt, ít nhất ba lần âm tính liên tục. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HDCD) chuyển họ về các cơ sở cách ly tập trung quận huyện để tiếp tục giám sát y tế.
Quá trình điều trị các bệnh nhân lần này, các bác sĩ cho hay không gặp quá khó khăn và đều điều trị theo phác đồ mới nhất của Bộ Y tế: tập trung vào điều trị triệu chứng, phát hiện sớm biến chứng nhằm can thiệp kịp thời. Tuy nhiên đợt này, các bệnh nhân dương tính kéo dài trung bình khoảng ba tuần mới chuyển sang âm tính.
Năm người khỏi Covid-19, chiều 31/8 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ảnh Thư Anh.
Tại Hà Nội, chiều 31/8, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương công bố 7 người khỏi bệnh, gồm các bệnh nhân 447, 675, 744, 748, 866, 976, 979. Họ có ít nhất 4 lần âm tính nCoV, đã hết sốt, không còn triệu chứng lâm sàng, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Cơ sở y tế địa phương theo dõi sức khỏe, cách ly thêm 14 ngày tại nhà.
Tại Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng cũng công bố khỏi Covid-19 năm bệnh nhân, gồm 856, 877, 890, 987, 1019. Họ đều âm tính 3-4 lần với nCoV, không còn các biểu hiện lâm sàng như sốt, ho, khó thở. Sau khi ra viện, họ cách ly tại nhà 14 ngày.
Như vậy, hôm nay 17 người khỏi Covid-19, xuất viện.
Những người truy tìm nCoV trong phòng xét nghiệm
Do số lượng F1 nhiều hơn giai đoạn trước, các kỹ thuật viên phải đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành khối lượng công việc lớn.
Bên cạnh điều trị bệnh nhân Covid-19, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) còn là nơi thực hiện số lượng lớn mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp rRT-PCR.
Xét nghiệm trung bình 1.000 mẫu/ngày
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử, cho biết Bộ Y tế đã giao nhiệm vụ xây dựng quy trình xét nghiệm ngay từ trước Tết Nguyên đán.
"Khi có trường hợp nghi ngờ đầu tiên, chúng tôi đã phân chia thời gian để mỗi người xét nghiệm một ngày từ 30 đến mùng 2 Tết", TS Duyệt chia sẻ.
Kỹ thuật viên trong phòng Xét nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Ảnh: Quốc Toàn.
TS Duyệt là người trực tiếp làm việc và chỉ đạo công tác xét nghiệm tại cơ sở này từ thời điểm Trung Quốc công bố dịch đến nay. Theo ông, tại Việt Nam, khác biệt duy nhất giữa giai đoạn trước và hiện nay là khối lượng công việc ngày càng lớn.
"Ở giai đoạn đầu, chúng tôi chỉ xét nghiệm lượng mẫu nhất định, chủ yếu cho các bệnh nhân và nhân viên y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Hiện tại, chúng tôi đảm nhận thêm số lượng mẫu lớn từ trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của nhiều tỉnh, thành", TS Duyệt cho hay.
Mới đây, Bộ Y tế giao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hỗ trợ CDC Hà Nội xét nghiệm 10.000 mẫu bệnh phẩm. Bệnh viện cũng nhận từ CDC Nghệ An khoảng 500 mẫu/ngày. Cơ sở này cũng hỗ trợ một số tỉnh, thành khác.
"Trung bình, chúng tôi xét nghiệm trên 1.000 mẫu/ngày. Đây là con số rất lớn", TS Duyệt chia sẻ.
Theo quy định, phòng xét nghiệm phải gửi trả kết quả cho các CDC địa phương trong 2 ngày. Những mẫu ưu tiên phải có kết quả sau một ngày.
Ngủ gục trong bộ đồ bảo hộ
"Khi đồng nghiệp trong bệnh viện quan tâm và hỏi muốn ăn gì nhất, nhiều kỹ thuật viên trả lời rằng họ chỉ thèm ngủ", TS Duyệt chia sẻ.
Tiến sĩ Lê Văn Duyệt, Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử. Ảnh: Quốc Toàn.
Trong đợt dịch Covid-19 này, ê-kíp làm việc từ 4-5h sáng và nghỉ vào tối muộn để kịp tiến độ. Họ chỉ có thời gian rất ngắn để nghỉ ngơi và ăn uống. Thậm chí, họ tranh thủ chợp mắt với nguyên bộ đồ bảo hộ.
Sau nhiều giờ làm việc, quần áo họ đều đẫm mồ hôi, mắt kính mờ vì đeo khẩu trang, 2 bàn tay không còn cảm giác.
"Thực ra chúng tôi đã quen với tính chất công việc. Thế nhưng, gia đình phải chịu nhiều vất vả. Nhiều câu chuyện của đồng nghiệp khiến tôi không quên. Chẳng hạn, một nữ kỹ thuật viên không thể nghe điện thoại của chồng trong ca làm việc dù con đang sốt cao ở nhà. Tôi cũng có 3 con nhưng không thể chăm sóc, phải nhờ cậy họ hàng, người thân", ông cho hay.
Sau tất cả, các kỹ thuật viên lại cảm thấy nhẹ nhõm, vui sướng mỗi lần mẫu xét nghiệm có kết quả âm tính.
Bé 10 tuổi chiến thắng SARS-CoV-2 cùng 5 bệnh nhân xuất viện Chiều 24/8, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã công bố khỏi bệnh cho 6 bệnh nhân (BN) COVID-19, trong đó có 1 bé gái 10 tuổi, quê Lạng Sơn. Các bệnh nhân được công bố khỏi bệnh hôm nay gồm: BN536, BN537, BN544, BN673, BN677, BN785. Trong số các bệnh nhân khỏi bệnh có 3 bệnh nhân từ Guinea Xích đạo...