Vợ chồng tôi ngủ mẹ chồng rình mò rồi lén vào kiểm tra, chỉ sợ ‘tốt mái hại trống’
Giờ thì tôi hiểu vì sao ngày nào mẹ chồng cũng mặt sưng mày xỉa lên với tôi. Hóa ra ngày nào bà cũng để ý chuyện đó của vợ chồng tôi.
Tôi 25 tuổi, vừa cưới được gần 1 tháng. Chồng tôi đang là nhân viên ngân hàng, anh là con một, bố mẹ tôi hiện vẫn đang công tác. Nhà anh rất cơ bản, ngay từ lúc về ra mắt, biết hoàn cảnh là tôi đã thấy như vậy rồi.
Ngược lại với anh, tôi sinh ra, lớn lên ở một tỉnh nghèo, bố mẹ tôi cũng thuần nông, dưới còn 2 em nhỏ nữa. Tôi nặng gánh hơn anh rất nhiều, mãi sau này về Hà Nội học rồi may mắn xin được việc dưới này thì mọi thứ mới tốt hơn.
Tôi kiếm được tiền, mấy năm ra trường đi làm cũng tiết kiệm được một ít, giúp đỡ bố mẹ nuôi em ăn học và sửa sang nhà cửa.
Tôi về nhà anh ra mắt, mẹ anh có vẻ không thích tôi lắm, nhưng vì anh quyết tâm nên bà đành đồng ý. Cảnh mẹ chồng nàng dâu không ưa nhau khó sống thế nào chắc ai cũng biết. Mẹ chồng soi mói tôi suốt ngày, tôi làm gì bà cũng thấy không ưa, tôi nhẫn nhịn ghê lắm, nhưng càng thế bà càng hạch sách, đôi khi tôi thấy mình chẳng khác gì ô sin trong nhà. Mà ô sin có khi còn sướng hơn, mẹ chồng tôi chẳng quản, còn tôi thì bà canh nhất cử nhất động.
Video đang HOT
Chưa kể, mẹ tôi lúc nào cũng coi chồng như đứa trẻ con. Làm cái gì cũng con trai của mẹ, có vợ rồi mà lúc nào cũng bao bọc anh, có khi anh đang tắm cũng mở cửa vào đưa quần đưa áo, cưng nựng như trẻ con khiến tôi phát sợ.
Mẹ chồng không bao giờ quan tâm đến chuyện riêng tư, cả phòng vợ chồng mới cưới, bà có chìa khóa là ra vào tự động. Nhiều đêm vợ chồng tôi ngủ, nghe tiếng lách cách là tôi biết bà đang ở ngoài. Vì chuyện này tôi khó chịu lắm, nói với anh thì anh bảo thôi kệ mẹ, mẹ quan tâm nên mới thế. Mẹ con anh bênh nhau chằm chặp, tôi không tham gia được.
Rồi hàng ngày mẹ chồng đều nhấm nhẳng nói với tôi, không được tham quá, tốt mái thì hại trống, con trai bà đi làm cả ngày, về lại còn ham hố. Tôi vâng dạ nhưng mẹ chồng vẫn cứ mặt nặng mày nhẹ ra suốt ngày.
Tôi chán lắm, ý tứ với chồng muốn ra ở riêng nhưng anh không đồng ý, còn trách tôi không thông cảm cho mẹ. Mẹ cũng chỉ vì thương con, muốn tốt cho con nên mới thế. Hơn nữa anh là con một, làm sao ra ở riêng được, còn ra thể thống gì nữa. Tôi nghe chồng nói mà buồn kinh khủng, cảm thấy nặng nề, u ám lắm… Không biết những quãng thời gian sau này, tôi phải sống thế nào cho vừa lòng mẹ anh nữa.
Theo KhoeDep
Phim hoạt hình Pixar chạm đến nỗi thống khổ của con người
Cái chết luôn là một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của con người. Tác phẩm hoạt hình "Borrowed Time" của hãng Pixar dường như đã được đẩy xa đến tận cùng của nỗi đau khổ.
Pixar Animation Studios vốn được biết đến với những bộ phim u ám, buồn bã đậm chất tự sự. Với thông điệp sâu kín mà những bộ phim này mang lại, chúng không hẳn là những sản phẩm giải trí dành cho trẻ nhỏ.
Chuyện đời ông Ellie Fredricksen trong đoạn đầu phim Up (Vút bay), những món đồ chơi chọn cách đối mặt với sự quên lãng của chính chủ nhân chúng ở Toy Story 3 (Câu chuyện đồ chơi 3), hay quyết định xé lòng của Bing Bong trong Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc) từng lấy đi biết bao nước mắt của người xem, khi khuấy động nỗi đau đớn trước bóng ma cái chết.
Dẫu vậy, không bộ phim nào trong số này có thể so được với Borrowed Time (Sống tạm), sản phẩm sáng tạo của Lou Hamou-Lhadj và Andrew Coats. Dù có thời lượng chưa đầy 7 phút, bộ phim vẫn truyền tải thành công thông điệp ám ảnh về sự ra đi và nỗi day dứt của người ở lại.
Nhân vật người đàn ông trong Borrowed Time gây ấn tượng mạnh với người xem.
Đây cũng chính là tác phẩm được Pixar lựa chọn tham dự liên hoan phim sắp tới. "Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra thứ gì đó nằm ở lằn ranh tranh cãi của một bộ phim hoạt hình, và một sản phẩm dành cho trẻ em", ông Hamou-Lhadj nói về ý tưởng hình thành bộ phim.
"Chúng tôi thật sự muốn làm ra điều gì đó trưởng thành hơn trong chủ đề, và chứng minh rằng hoạt hình có thể là phương cách kể lại bất cứ câu chuyện nào", ông khẳng định.
Đúng vậy, Borrowed Time trưởng thành hơn, người lớn hơn và u tối hơn bất cứ bộ phim nào của Pixar từ trước đến nay. Nhưng nó vẫn giữ nguyên những đặc trưng từng làm nên thương hiệu của nhà sản xuấtWall-E (Robot biết yêu).
Đơn giản nhưng hiệu quả, cảnh người con bước đi trong tiết trời ảm đạm, hồi tưởng các ký ức đẹp đẽ pha lẫn kinh hoàng, cũng như lúc cao trào muốn chấm dứt cuộc sống, đều chạm đến nỗi thống khổ sâu thẳm nhất trong trái mỗi người.
Tình yêu, hy vọng, tất cả đều sụp đổ và vỡ vụn chỉ trong chốc lát. VớiBorrowed Time, các nhà làm phim Pixar đã truyền tải ý nghĩa về sự gắn kết gia đình theo cách u ám nhất, đau khổ nhất, và cũng gây ám ảnh nhất từ trước đến nay.
Theo Zing
Cảnh đời u ám bên trong khu nhà thổ 200 tuổi Những người phụ nữ Bangladesh làm nghề mại dâm không còn lựa chọn nào khác là quanh quẩn bên trong bức tường hoen ố, cũ bẩn của khu nhà thổ Kandapara có tuổi đời lên đến 200 năm ở Tangail. Bangladesh là một trong số ít các quốc gia Hồi giáo trên thế giới coi mại dâm là nghề hợp pháp. Nhưng dù...