Vợ chồng nhiệt tình cho đồ không kể giàu nghèo, ai cần cứ lấy
Thời gian gần đây, dịch tại Sài Gòn diễn biến phức tạp khiến cuộc sống nhiều người gặp khó khăn nhất là những lao động nghèo.
Cũng từ đây, không ít câu chuyện giúp đỡ lẫn nhau được chia sẻ trên mạng xã hội khiến ai nhìn vào cũng ấm lòng.
Chị vợ nhiệt tình đưa gạo cho người đi đường. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ đoạn video ghi lại cảnh hai vợ chồng phát gạo từ thiện cho mọi người. Trước cửa nhà, hai vợ chồng đặt một bàn để từng túi tạo nhỏ kèm theo tấm biển: “Cần cứ lấy, mỗi người một túi, gạo 5kg/túi” . Thấy vậy, đông đảo dân tình đi qua đã dừng lại xin. Họ là những người đi xe đạp, xe máy hay thậm chí cả taxi. Dù có hoàn cảnh ra sao, hai vợ chồng vẫn vui vẻ phát mà không phàn nàn.
Thậm chí lúc thấy người bố chở em nhỏ bằng xe máy, chị vợ còn nhiệt tình vào nhà lấy sữa để cho thêm. Đoạn video gắn liền với dòng trạng thái khiến ai đọc cũng ấm lòng: ” Đây đúng là hình ảnh đẹp nè, không phân biệt giàu nghèo ai cần cứ lấy.”
Họ phát đồ không phân biệt giàu nghèo, ai cần cứ lấy. (Ảnh: Chụp màn hình)
Đoạn video nhanh chóng trở thành chủ đề được mọi người quan tâm, chia sẻ. Cư dân mạng đã dành lời khen cho đôi vợ chồng trẻ vì dù phát đồ mệt nhưng lúc nào vui vẻ, hỏi han, quan tâm người đến xin gạo. Mọi người đồng tình, từ thiện là cốt ở tâm và không nên dựa vào hình thức để phân biệt giàu nghèo.
“Đây mới thật sự là từ thiện nhé mọi người, không phân biệt giàu nghèo, ai cần cứ lấy. Người ta không đắn đo mà luôn vui vẻ, quan tâm mọi người.”
Video đang HOT
“Nhìn chị vợ dễ mến quá, lúc nào cũng cười vui vẻ dù có mệt hay nắng nôi. Đúng là từ thiện cốt ở tâm, hãy như hai anh chị ấy, không phân biệt dù người ta giàu hay nghèo.”
“Có anh taxi dừng xe lại xin vẫn vui vẻ cho nha, đáng yêu thật sự. Nói chung muốn từ thiện hãy học hỏi hai anh chị này nhiều nè, cuộc sống có phải sẽ nhẹ nhàng vui vẻ hơn không.”
Việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn được chia sẻ rầm rộ khắp các trang mạng trong suốt thời gian vừa qua. Nổi bật phải kể đến hot girl Trúc Phương – người được mệnh danh là “cô tiên Sài Gòn”. Cứ có trường hợp nào khó khăn, Phương lại tìm tới tận nơi rồi giúp đỡ hết sức có thể. Chẳng hạn như trường hợp của cụ ông hát rong bán vé số. Sài Gòn lại bùng dịch nên một người sức khỏe yếu như ông lại thêm nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Cụ ông bật khóc khi được giúp đỡ. (Ảnh: Trúc Phương Nguyễn Đỗ)
Biết đến trường hợp của ông, Trúc Phương đã đến giúp đỡ, cô chia sẻ: ” Em được biết đến ông rất nhanh và tình cờ nhưng lại hữu duyên vì sau khi đọc câu chuyện của ông lại động lòng quá. Gặp được ông cũng là lúc trời đổ mưa lớn vậy là em ở lại trò chuyện với ông một lúc lâu. Ông bảo ngày mai họ khóa chốt, không cho ra bán vé số nữa. Không biết phải sống làm sao đây con. Còn nhiêu đây vé, nếu bán không hết là phải chịu luôn con ạ, vì đại lý họ ko cho trả vừa nói ông vừa nhìn xa xăm thật buồn.
Lúc ông đang lọ mọ lấy micro để hát, em lấy 50 triệu đồng và tặng cho ông. Thế là ông bật khóc, nước mắt cứ rơi không ngừng, thương lắm mọi người ạ. Giữa trời mưa lớn, ông vừa hát, vừa rớt nước mắt nhưng hôm nay, không phải nước mắt u buồn nữa mà ông khóc vì vui ý, vì giữa cái bóng tối có rất nhiều người thiện lành – chìa tay thắp lên hy vọng cho ông. Và vì ông biết – mình không cô đơn giữa Sài Gòn hoa lệ này. Cứ khóc nha ông, khóc xong rồi ông cháu mình cùng cười.”
Hiện tại, câu chuyện của bà cụ vẫn đang nhận về sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng. Còn bạn nghĩ gì về trường hợp trên hãy chia sẻ ý kiến ngay nhé.
Những bếp ăn tình thương, cây gạo ATM giúp người nghèo trong dịch bệnh Covid-19
Giữa những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân Đà Nẵng luôn hướng về cộng đồng, bằng những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa.
Những Bếp ăn tình thương hay cây gạo ATM hoạt động thường xuyên tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã phần nào giúp những mảnh đời khó khăn ấm áp hơn.
Cứ mỗi sớm, các thành viên của Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia nhau mỗi người một việc, người thì đi chợ người nhặt rau, chế biến món ăn để sớm có bữa ngon mang đến cho người nghèo. Hơn 10 giờ trưa, mọi người đã mang xuất cơm đến các chung cư trên địa bàn, trao cho hoàn cảnh khó khăn như người bán vé số, lao động nghèo, sinh viên khu nhà trọ và cả bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện mà Ban điều hành Bếp ăn tình thương đã đăng ký trước đó.
Những suất ăn chuẩn bị sẵn để mang đi hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Khẩu phần xuất ăn thường đầy đủ 5 món gồm: cá, thịt, canh, đậu khuôn và rau xào. Chị Phùng Thị Hương, thành viên Bếp ăn tình thương ở phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ chia sẻ, mọi người luôn cố gắng nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo vệ sinh gửi tặng đến mọi người.
"Vận động chị em phật tử để về phục vụ, Sáng sớm tôi dậy đi chợ khoảng 6 giờ xong, 7 giờ vào bếp chị em xúm lại khoảng 9 giờ cơm đã vào hộp. Cố gắng làm sao để bữa ăn đảm đảm ngon miệng. Đợt dịch này khó khăn nên chị em cố gắng để tạo bữa ăn đảm bảo cùng giúp đỡ họ", chị Hương nói.
Bếp ăn tình thương hỗ trợ cho người nghèo và bệnh nhân hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ thành lập năm 2011, văn phòng liên lạc đặt tại Trung tâm Văn hóa Thể thao phường. Bếp ăn này hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí tài trợ của các nhà hảo tâm. Mỗi ngày bếp ăn này cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ông Ngô Văn Thắng, ở phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng thường xuyên được hỗ trợ suất ăn miễn phí cùng lương thực thực phẩm từ bếp ăn tình thương cho biết: gia đình thuộc diện hộ đặc biệt nghèo, bản thân ông bị khuyết tật chân đi lại khó khăn, còn người mẹ bị bệnh nan y.
Con trai đầu của ông Thắng làm công nhân, nhưng do dịch bệnh Covid-19 nên cũng nghỉ việc ở nhà. Cuộc sống của gia đình đã khó càng túng thiếu hơn. Nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các nhà hảo tâm ông Ngô Văn Thắng cảm thấy ấm lòng trong lúc khó khăn.
"Nhà hộ nghèo cũng nhờ địa phương hỗ trợ gạo, trong dịch còn cho quà, trứng, rau quả nước mắm đầy đủ. Hoàn cảnh gia đình khó khăm thường xuyên ốm đau nằm viện có hỗ trợ cơm", ông Thắng cho hay.
Mỗi ngày, Bếp ăn tình thương cung cấp từ 150 đến 200 suất ăn cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài Bếp ăn tình thương tại phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ còn có mô hình "ATM- Hạt gạo tình thương". Vào ngày thứ Bảy của tuần cuối tháng, mỗi hộ nghèo được cấp một thẻ từ để nhận gạo tại máy ATM gạo. Mỗi hộ nhận từ 5 đến10kg/tháng.
Ông Nguyễn Phước Sơn, Chủ tịch phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng cho biết: gần 190 hộ trên địa bàn thường xuyên được hỗ trợ gạo từ "ATM- Hạt gạo tình thương" do các nhà hảo tâm đóng góp.
"Do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, đối tượng yếu thế trong xã hội, như hộ nghèo, đặc biệt nghèo, yếu thế trong xã hội, các hoàn cảnh khác thì họ cần quan tâm chia sẻ của cộng đồng. Qua việc triển khai Bếp ăn tình thương và cây ATM gạo phải nói sức lan toả rất lớn kể cả các tổ chức trong ngoài địa bàn. Các tổ chức thiện nguyện nhân đạo họ đến mang tính chất tự nguyện tham gia nấu ăn, hỗ trợ ngày công miễn phí", ông Sơn cho biết.
Từ khi bùng phát đợt dịch Covid-19, nhiều tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm tại thành phố Đà Nẵng đã chung tay hỗ trợ hàng chục ngàn suất quà, thùng hàng, hay cây ATM gạo, tổ chức phiên chợ nhân đạo gửi tặng các gia đình hoàn cảnh khó khăn.
Ông Dương Đình Liễu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cho biết: những việc làm nhân văn, thấm đẫm đạo lý của dân tộc "Lá lành đùm lá rách" đã góp phần giúp người khó khăn trong cuộc sống. Qua đó, đóng góp tích cực vào mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của thành phố, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
"UBMT thành phố nhận thấy rằng ở các địa phương vẫn tổ chức những suất ăn tình thương, những bữa trao quà nước uống rồi những nhu yếu phẩm về đời sống vẫn diễn ra. Điều đó thể hiện mối quan tâm của cộng đồng đối với những người đang gặp khó khăn để chúng ta vừa phòng chống dịch vừa đảm bảo đời sống. Đến nay, người dân nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ phía các mạnh thường quân rất ấm áp từ những người có tấm lòng thiện nguyện", ông Liễu nói./.
'Khoai lang tím rất ngon, bà con Đồng Tháp mến tặng dân TP.HCM' Chị Nguyễn Ngọc Hà, người tổ chức hoạt động phát khoai miễn phí, cho biết đây là sự góp sức của chị và các thành viên để hỗ trợ bà con tỉnh Đồng Tháp và lao động nghèo tại TP.HCM. Ngày 14/6, biết tin TP.HCM quyết định thực hiện giãn cách thêm 2 tuần, chị Nguyễn Ngọc Hà (sinh năm 1988), chủ của...