Vợ chồng nghề chài cứu 2 người trong chiếc ô tô bị lũ cuốn giữa đêm ở Hà Nội
Trong chiếc ô tô con bị cuốn ra vùng nước ngập mênh mông ở huyện Quốc Oai ( Hà Nội), 2 thanh niên đồng thanh kêu cứu.
Đoạn video ghi lại cảnh người dân cùng lực lượng chức năng huyện Quốc Oai (Hà Nội) cùng trục vớt chiếc ô tô màu trắng bị chìm sâu trong dòng nước lũ đăng tải ngày 20/9, đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng.
Chiếc ô tô bị lũ cuốn được trục vớt vào ngày 20/9. Ảnh: Nguyen Quyen Quy
Phía sau đó là câu chuyện ấm lòng về hành động nỗ lực cứu người trong lúc nguy nan của cặp vợ chồng làm nghề chài lưới ở xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Trao đổi với PV VietNamNet, anh Nguyễn Văn Hòa (SN 1975, trú tại thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu) – người đàn ông làng chài cứu người trong đêm vắng đã chia sẻ nhiều hơn về tình huống đặc biệt này.
Vợ chồng anh Hòa làm nghề chài lưới trên sông Tích. Vào khoảng 22h30 ngày 17/9, như thường lệ, anh Hòa và vợ là chị Nguyễn Thị Thọ (SN 1974) chèo thuyền ra sông kéo cá. Đến gần cầu Đông Yên, anh phát hiện ánh đèn hậu của một chiếc ô tô đang sáng lấp ló trên sông.
Video đang HOT
Anh vội vàng chèo thuyền lại gần thì phát hiện hai thanh niên đang chật vật bám vào đuôi xe, đồng thanh kêu cứu. Vợ chồng anh áp sát đưa người gặp nạn vào bờ, còn chiếc ô tô chìm sâu dưới làn nước lũ.
“Chiếc thuyền nhỏ quá, đưa cả 2 người lên ngồi thì thuyền chìm mất. Tôi mới bảo một người lên, còn một người bám vào chặt vào mạn thuyền rồi cùng nhau vào bờ. Đoạn đường vào bờ khoảng 60m, may mắn tất cả đều an toàn”, anh Hòa kể lại.
Anh Hòa làm nghề chài lưới trên sông Tích, đã thành công cứu người gặp nạn trong đêm. Ảnh: M.Q
Người đàn ông làng chài kể thêm, sau khi được cứu lên bờ, anh thanh niên vẫn rất hoảng loạn. Không quan tâm đến chiếc ô tô chìm trong nước lũ, họ chỉ mong được trở về nhà. Thấy vậy, anh Hòa đã gọi taxi đưa 2 thanh niên về, bản thân thì gọi điện báo cáo sự việc lên UBND xã.
Chia sẻ về hành động cứu người, anh Hòa nói đó là một cơ duyên đặc biệt. “Bình thường, vợ chồng tôi thường đi đánh cá vào lúc 20h. Hôm đó người mệt, tôi mới bảo vợ để hơn 22h hẵng đi, nào ngờ lại có duyên gặp người bị nạn nên cứu được.
Lúc đó, tôi không nghĩ gì nhiều, cũng không sợ nguy hiểm, chỉ nghĩ làm sao đưa được 2 thanh niên ấy vào bờ an toàn. Tôi nghe kể, 2 cậu ấy quê ở Hải Dương, hôm đó có việc ngang qua đây không may cả người và xe bị lũ cuốn”, anh chia sẻ.
Vào ngày trở lại xã Cấn Hữu nhờ lực lượng chức năng trục vớt xe ô tô, 2 thanh niên mong muốn được vào thăm nhà và gửi lời cảm ơn đến vợ chồng anh Hòa. Tuy nhiên, nhà anh bị ngập sâu, vợ chồng phải trú ở nơi lánh nạn của xã nên chưa thể tiếp đón.
“Hai thanh niên vẫn hẹn vào ngày nước rút sẽ đến nhà chơi”, anh Hòa kể.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã Cấn Hữu xác nhận thông tin trên là đúng sự thật. Khoảng 0h ngày 18/9, ông nhận được tin vợ chồng anh Hòa ở xóm Bến Vôi giải cứu thành công 2 thanh niên gặp nạn ở vùng nước ngập.
“Hai thanh niên đó đi từ phía xã Đông Yên sang xã Cấn Hữu. Thấy biển cảnh báo vùng ngập sâu, họ cử một người xuống xe kiểm tra, cảm thấy vẫn có thể đi được nên đánh xe vào. Ô tô chạy thêm khoảng 500m thì bánh xe nổi, họ cố đẩy xe quay lại nhưng không được. Cuối cùng, cả người và xe trôi dạt ra vùng ngập sâu.
Vì không phải dân địa phương nên 2 thanh niên không hiểu rõ tình trạng ngập ở đây, còn phía xã Cấn Hữu đã chốt chặn toàn bộ hướng vào vùng ngập”, ông Dũng thông tin.
Nắm được thông tin về hành động cứu người của đôi vợ chồng làm nghề chài lưới, ông Dũng đã báo cáo lên ban phòng chống thiên tai của huyện. Hành động đẹp của họ được ghi nhận.
“Vợ chồng anh Hòa là dân làng chài nên đảm bảo được an toàn trong quá trình làm nghề chài. Phía xã cũng làm báo cáo đề xuất khen thưởng cho hai vợ chồng vì hành động cứu người kịp thời”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cho biết thêm, chiều 20/9, lực lượng chức năng đã hoàn thành việc trục vớt chiếc xe ô tô.
Hà Nội tập trung các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ, sạt lở đất
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-BCH về việc tập trung biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.
Xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) như một ốc đảo mấy ngày qua. Ảnh: Lê Phú/Báo Tin Tức
Theo công điện, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2 và các hiện tượng thời tiết cực đoan, trên địa bàn thành phố, tình hình mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất đang có những diễn biến phức tạp; mực nước các hồ chính và sông nội địa đang ở mức cao (sông Tích tại Vĩnh Phúc và sông Bùi tại Yên Duyệt đều ở trên mức báo động II).
Theo tổng hợp từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố, mưa lũ đã gây thiệt hại về sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân liên quan đến ngập lụt, sạt lở đất; đã có cả thiệt hại về người trong mưa lũ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, trong ngày 2/8, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, cục bộ có nơi trên 200mm, nguy cơ tiếp tục xảy ra mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất là rất cao.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành tăng cường triển khai các biện pháp để phòng, chống như: tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện số 03/CĐ-BCH ngày 24/7/2024 của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới; văn bản số 78/BCH ngày 24/7/2024 về việc tăng cường kiểm tra, triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn thành phố; văn bản số 80/BCH ngày 24/7/2024 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi xả lũ hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La; văn bản số 92/BCH ngày 29/7/2024 về việc chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội...
Các địa phương, các ngành không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tiếp tục tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thực tế trên địa bàn; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại trên hệ thống thông tin, mạng xã hội.
Các địa phương, các ngành rà soát, bổ sung lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn.
Địa phương, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, cập nhật thường xuyên để thông tin đến chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, đảm bảo kịp thời, hiệu quả, sát với tình hình thiên tai trên địa bàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống; tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến thiên tai, sự cố, các thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố theo quy định.
Căn nhà tiền tỉ bị sập ở Hà Nội: Phút thoát khỏi cửa tử của 8 người Mưa lớn kéo dài khiến ngôi nhà của một hộ dân bị đổ sập. Nghe tiếng hô hoán, 8 người đã kịp thời thoát ra ngoài trước khi tai họa ập xuống. Anh Đinh Công Thắng thất thần khi căn nhà tiền tỉ bị đổ sập. Liên quan đến vụ căn nhà bị đổ sập, lãnh đạo xã Phú Mãn (huyện Quốc Oai,...