Vợ chồng MC Quyền Linh “nuôi con theo kiểu nhà nghèo”, sợ con vô cảm
Nuôi dạy các con, với Quyền Linh – Dạ Thảo, điều họ sợ nhất là sự vô cảm.
Trưởng thành từ gia đình nghèo khó, Quyền Linh phải trải qua nhiều vất vả và không ngừng cố gắng để gây dựng sự nghiệp và có được thành quả hôm nay. Quyền Linh vì thế rất trân trọng những tháng ngày vất vả và hiểu rằng chỉ có lao động mới là cách tốt nhất rèn rũa con người.
Là một gia đình giàu có nhưng Quyền Linh – Dạ Thảo luôn ý thức phải “nuôi con theo kiểu nhà nghèo”. Ông bố gốc miền Tây có thể để các con ngủ dưới đất, ăn cơm với nước tương, chao, nằm quạt thay điều hòa như những đứa trẻ nhà nghèo, để các bé thấu hiểu cuộc sống không phải lúc nào cũng đủ đầy. Mỗi khi con đòi mua đồ chơi, mua quà, Quyền Linh chỉ mua những món rẻ tiền, anh hiếm khi chiều lòng của bé.
Thậm chí, nhà có xe hơi nhưng vì không muốn con có cuộc sống quá cách biệt so với bạn bè đồng trang lứa, Quyền Linh vẫn chở con đi học bằng xe máy và đeo khẩu trang cho con.
Vợ chồng Quyền Linh ít khi chiều chuộng theo những đòi hỏi của con trẻ. Thay vì mua những món đồ đắt tiền, anh chọn những món vừa tiền và hữu ích đối với nhu cầu sử dụng của con. Anh muốn con phải biết quý trọng đồng tiền, không hoang phí.
Quyền Linh có thừa điều kiện để cho con theo học những trường học phí cao nhưng vợ chồng anh quyết định cho con theo học trường công như bao đứa trẻ khác.
Để các con tự lập và biết làm việc nhà, vợ chồng MC Quyền LInh còn phân công hai con gấp chăn màn, tưới cây, rồi trả lương. Số tiền kiếm được hai chị em để dành riêng ra mua sách hoặc những thứ các con thích.
Để biết quý trọng sức lao động và trân trọng người khác, trong các chương trình từ thiện Quyền Linh thường cho các con đi theo. Qua những chuyến đi và việc làm cụ thể ấy, Quyền Linh muốn con hiểu cảnh đời khổ cực của nhiều người xung quanh, của những đứa trẻ con nhà nghèo để các con hiểu rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng đủ đầy và dạy con biết chia sẻ.
Nuôi hai con gái, khi các con bước vào tuổi dậy thì, không như nhiều cha mẹ khác đầy những lo lắng khi con ở cái tuổi được coi là dở dở ương ương, khó bảo, khó dạy, khó hiểu, khó chiều.. Nhưng Quyền Linh – Dạ Thảo không lấy đó làm lo lắng. Khi con gái lớn của họ, Lọ Lem, lúc được 11 tuổi, bé đã bắt đầu có những thay đổi trong tâm sinh lý và nhất là trong cảm xúc – bé không còn vô tư, hồn nhiên như trước. Bé xúc động trước nhiều vấn đề của cuộc sống, suy nghĩ sâu sắc hơn, cảm nhận tinh tế hơn. Với Quyền Linh – Dạ Thảo, những thay đổi này lại đáng mừng hơn đáng lo.
Khi con ở giai đoạn này, cách thức để vợ chồng Quyền Linh “đối phó” ấy là “chẳng có đối phó nào cả”, Cặp vợ chồng nổi tiếng luôn tuân theo tự nhiên, tuân theo cách mà họ đã thực hiện ngay từ khi còn nhỏ ấy là luôn bám sát các con trong suốt quá trình lớn lên.
“Chúng tôi luôn cố gắng gần gũi, để hiểu rõ mọi tâm tư, tình cảm của con, từ đó mà thực hiện điều quan trọng nhất – bồi đắp cho các con những nhận thức đúng đắn – bằng một cách nhẹ nhàng nhất. Vợ chồng tôi hiểu rằng nhận thức là điều quan trọng nhất trong quá trình phát triển tư duy, nhân cách của con người. Nhận thức sai sẽ dẫn đến hành động sai và tât yêu kết quả sẽ sai,”. Dạ Thảo chia sẻ.
Là một cặp cha mẹ đặc biệt khi cha là diễn viên, MC, mẹ là doanh nhân. Quyền Linh, Dạ Thảo luôn là những người bận rộn. Tuy vậy, từ trong sâu thẳm, cả hai hiểu rằng tình yêu dành cho con phải được đong đếm bằng những thứ “hiện hữu”, ấy là thời gian dành cho con.
Dạ Thảo từng chia sẻ: “Tôi có một điều may mắn hơn mọi người là có thể chủ động sắp xếp thời gian để ở bên con những lúc con không tới trường. Thế nhưng, ngay cả người bận rộn và phải đi xa nhiều như chồng tôi, khi về nhà, anh cũng luôn sắp xếp để dành trọn thời gian cho con cái. Cái quan trọng, theo tôi, không phải là ta dành cho con bao nhiêu thời gian mà là sử dụng thời gian đó như thế nào”.
Với ý niệm ấy, thời gian của Quyền Linh và Dạ Thảo dành cho con là để lắng nghe con nói chuyện những khi tan trường. Mọi câu chuyện con kể về trường lớp, bạn bè đều có thể được sử dụng khéo léo thành những bài học bổ ích về cách sống, cách nghĩ cho con.
Video đang HOT
Dạ Thảo lấy ví dụ: “Ví dụ con kể chuyện bạn này làm bạn kia buồn, tôi nhân đó mà phân tích cho con nghe vì sao lại như thế và nhắc con cách cư xử để người khác không tổn thương. Khi đi ngoài đường, qua các ngã tư, nếu tôi có hành động nào đó chia sẻ với những người khó khăn thì dạy con khi cho hay tặng, biếu ai cái gì cũng phải đưa bằng hai tay, bởi “của cho không bằng cách cho” – người được tặng quà thấy mình được tôn trọng cũng sẽ vui hơn.
Tất cả những bài học mà chúng tôi mang đến cho các con đều phát xuất từ những hình ảnh thật trong cuộc sống hăng ngày, từ những cách cư xử thật của mọi người xung quanh và của chính chúng tôi. Nhờ thế mà các con dễ hiểu và dễ làm theo hơn.
Nuôi dạy các con, với Quyền Linh – Dạ Thảo, điều họ sợ nhất là sự vô cảm. “Từ khi các con còn nhỏ, chúng tôi đã tập để các con biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương cha mẹ, người thân, bạn bè. Có yêu thương thì ta mới biết chia sẻ, quan tâm, chăm sóc mọi người. Phụ nữ là phải ấm áp từ bên trong rồi mới mang sự ấm áp ấy đến cho người khác. Thế nhưng, những tình cảm đó cũng phải được lý trí dẫn dắt, để khi cần cũng phải biết xử sự cương quyết và mạnh mẽ”, Quyền Linh cho biết.
Và tất nhiên, để làm được điều này, hơn ai hết Quyền Linh – Dạ Thảo hiểu rằng mình chính là một tấm gương của các con. “Cha mẹ cũng phải sống như vậy: luôn yêu thương và sẵn sàng chia sẻ mọi điều có thể với người xung quanh”.
Theo Phương Nghi (t/h)Phương Nghi (t/h) (Gia đình & Xã hội)
Quốc Thuận: Tôi có dẫn chương trình bao nhiêu năm đi nữa cũng không bằng Quyền Linh
"Tôi chưa bao giờ bị áp lực phải làm tốt, làm hay hơn anh Quyền Linh vì ngay từ đầu tôi đã xác định là mình không thể nào làm được như anh ấy", nghệ sĩ Quốc Thuận chia sẻ.
Bắt đầu từ năm 2018, nghệ sĩ Quốc Thuận là người được chọn thay thế Quyền Linh dẫn chương trình Vượt lên chính mình.
Trong vai trò mới, anh đã có những chia sẻ rất xúc động.
Chưa bao giờ bị áp lực phải làm tốt, làm hay hơn anh Quyền Linh
Tại sao anh nhận lời thay thế MC Quyền Linh trong chương trình này?
Ban đầu tôi không có dự định tham gia vì công việc trong 2018 của tôi khá nhiều và các dự án đó đều được chuẩn bị xong rồi. Hơn nữa, gia cảnh nhà tôi cũng khá neo đơn. Tôi lại có hai con nhỏ nên đã định từ chối.
Nhưng sau khi nghe anh Quyền Linh động viên, tôi về nhà suy nghĩ. Được sự hỗ trợ của bà xã nên tôi quyết định tham gia.
Chính xác thì Quyền Linh đã nói gì với anh?
Anh Quyền Linh nói: "Anh tham gia nhiều năm, giờ cũng lớn tuổi rồi. Mày phải đi. Đi để còn trải nghiệm nhiều thứ. Anh với mày đều là dân quê lên Sài Gòn lập nghiệp. Khi có sự nghiệp thì mình phải về quê hương để san sẻ với người dân".
Khi về nhà, nhìn các con mình, tôi quyết định làm. Tôi làm không phải vì danh tiếng, tiền bạc mà vì con tôi. Tôi muốn tích phúc đức cho con mình, sau đó là vì bà con nghèo ở các miền quê.
May mắn là vợ tôi sẵn sàng chia sẻ thời gian, công việc chăm sóc con cái để tôi nhận chương trình.
Quốc Thuận dẫn Vượt lên chính mình thay thế MC Quyền Linh.
Tại sao nhà sản xuất lại chọn anh chứ không phải một gương mặt khác thay thế Quyền Linh? Và khi làm, anh có bị áp lực so sánh với đàn anh?
Tôi cũng nghe ban giám đốc nói là có đề cử vài người trong nghề nhưng cuối cùng chọn tôi. Giám đốc các đài tỉnh cũng chọn tôi. Họ nói sao thì mình nghe vậy. Còn thực sự, tôi không quan tâm. Điều tôi quan tâm nhất là mình có làm được hay không.
Tôi chưa bao giờ bị áp lực phải làm tốt, làm hay hơn anh Quyền Linh vì ngay từ đầu tôi đã xác định là mình không thể nào làm được như anh ấy. Ở Việt Nam, muốn tìm một người dẫn chương trình về nông dân như anh Quyền Linh, chắc chắn không có, đừng nói chi tới Quốc Thuận.
Và cũng ngay từ đầu, tôi đã biết chương trình này rất cực và rất khó nhưng tôi muốn trải nghiệm công việc khó nhất trong sự nghiệp của mình. Tôi muốn thách thức bản thân. Đó mới là áp lực lớn nhất đối với tôi.
Tôi không nói trước được điều gì vì không biết nó sẽ đi tới đâu, nhưng chắc chắn trong chuyến đi dài ngày sắp tới... dù thế nào, tôi cũng sẽ hoàn thành hết.
Xin được hỏi anh một câu khá tế nhị, nhà sản xuất đánh giá như thế nào về anh?
Ban đầu, họ đánh giá tôi không cao. Họ có chút gì đó thất vọng vì tôi làm không tốt. Không tốt ở đây được hiểu là họ chưa an tâm về tôi.
Nhưng càng những số sau, họ càng an tâm hơn. Đó là lúc tôi sống được với chương trình, nhập tâm và hiểu được hoàn cảnh của người dân.
Trong chương trình này, tôi không phải là người dẫn mà là người kể chuyện. Tôi tâm sự với các mạnh thường quân và người xem đài về hoàn cảnh của người dân. Cho đến thời điểm này, tôi đã rất tự tin ở vai trò mới - dù đó là một vai trò vô cùng khó khăn.
Trải nghiệm đẹp và đầy nhân văn
Mỗi một chương trình đều cho chúng ta những trải nghiệm và bài học khác nhau. Điều anh nhận được khi tham gia chương trình này là gì?
Trước giờ, tôi chỉ nghe cái nghèo cái khổ nhưng khi đi chương trình này tôi còn thấy cả sự không may mắn, thậm chí là bi kịch nữa. Đã nghèo đã khổ còn bệnh tật.
Cái mà tôi trải nghiệm được, là dù họ nghèo khổ bệnh tật nhưng luôn lạc quan và không ai muốn con mình - thế hệ sau phải dừng lại việc học. Họ làm đủ cách để con được đi học.
Ví dụ, trong chương trình tôi làm ở Bến Tre, có một gia đình khiến tôi đứng giữa sân khóc tu tu như một đứa trẻ.
Lấy nhau xong, vừa đẻ được đứa con thì người vợ suy thận. Đứa con bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu năm người mẹ chạy thận.
Suốt 10 năm như thế, mỗi tuần 3 lần. Người vợ chạy thận nhiều tới nỗi chân không đứng nổi. Giơ cánh tay lên là cục cục cục vì bị áp se. Tình trạng hiện giờ là sống nay chết mai. Hàng ngày chồng vẫn đi làm công việc vác bụi chuối. Mỗi ngày được hơn trăm ngàn đồng, mà không phải ngày nào cũng có việc.
Khi tôi hỏi, nhân ngày hôm nay, chị muốn nói điều gì với chồng không? Người vợ nói "Em cám ơn anh vì anh đã không bỏ em. 10 năm qua, lúc nào anh cũng lo cho em. Anh luôn ẵm em những lúc em té". Tôi nghe xong mà đứng giữa sân khóc.
Nhờ đi chương trình mà tôi biết, người dân của mình quá khổ. Gần như không còn gì để khổ hơn nữa. Nhưng bên cạnh đó, tôi còn chứng kiến được nghĩa vợ tình chồng quá đẹp!
Làm chương trình rất cực. Tôi suýt xỉu, về nhà cũng bệnh lên bệnh xuống. Không chỉ đi vùng sâu vùng xa mà còn nắng nóng, di chuyển liên tục từ tỉnh này qua tỉnh khác nhưng khi cầm thùng đi xin tiền quyên góp từ người dân, dẫu 1.000, 2.000, 5.000 đồng thôi nhưng tôi vui.
Quyên góp được đôi ba triệu, tôi thấy hạnh phúc lắm.
Có tham gia chương trình mới thấy, cuộc đời này mình có được cái ăn, cái mặc thì đừng bao giờ than khổ với bất cứ ai. Mình đã may mắn hơn biết bao nhiêu mảnh đời!
Khi tham gia chương trình, trực tiếp trải nghiệm... với những vất vả, khó khăn. Anh nghĩ như thế nào về đàn anh Quyền Linh?
Anh Quyền Linh có sự chân chất của một nông dân chính hiệu. Ở Việt Nam, tôi chưa thấy ai có thể thay thế được anh ấy.
Cho dù tôi có dẫn bao nhiêu năm đi nữa thì tôi cũng không bao giờ bằng Quyền Linh được. Tôi và anh Quyền Linh đều xuất thân từ miền quê Đồng bằng Sông cửu Long nhưng có lẽ anh ấy là nông dân chính hiệu, còn tôi lại là cậu ấm.
Hai người bản thân đã có sự khác biệt. Tôi đã dẫn nhiều chương trình, trực tiếp cũng có nhưng chưa từng bị áp lực như khi nhận chương trình này.
Chương trình không cần diễn, không cần hoa mỹ nhưng phải rất lựa lời mà nói. Họ đã khổ, đã nghèo rồi nên dễ mặc cảm. Họ mặc cảm với số phận, với chính mình khi đứng trước đám đông. Đôi khi, một câu nói cũng có thể làm họ buồn.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Theo Trí Thức Trẻ
Dàn sao Việt thẳng tiến sang Trung Quốc để cổ vũ đội tuyển U23 Với tâm trạng vô cùng phấn khởi, các sao Việt đều mặc trang phục cờ đỏ sao vàng và hô vang "Việt Nam vô địch" ngay trên máy bay. Vào lúc 15 giờ chiều này (27.1), trận chung kết giữa U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan sẽ chính thức diễn ra tại Thường Châu (Trung Quốc). Khắp cả nước, người dân đều đang...