Vợ chồng hiện đại và chuyện san sẻ vai trò trụ cột gia đình
Vất vả và trách nhiệm to lớn đi kèm, đó là những khó khăn khiến bất cứ chị em nào cũng phải e dè khi nhắc đến vai trò là người trụ cột gia đình.
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn cho rằng vị trí quan trọng nhất trong nhà phải dành cho người đàn ông. Tuy nhiên, ở cuộc sống hiện tại với rất nhiều thay đổi, quan điểm về người trụ cột trong các gia đình trẻ đã có thêm nhiều nét mới mẻ.
Ở vị trí trụ cột, người vợ phải tự trở nên sắt đá
Đã có một tổ ấm hạnh phúc bên chồng con, Bùi Thị Mây (32 tuổi) từng trải qua cảm giác trở thành người trụ cột gia đình nên phần nào thấu hiểu rằng phụ nữ khi ở vai trò đó sẽ rất vất vả. Mây cho rằng dù người vợ vẫn làm tốt vai trò đó nhưng vị trí trụ cột vẫn nên dành cho các đấng mày râu: “Theo quan điểm của mình, trụ cột không đơn giản chỉ là người kiếm tiền chính mà còn mang lại sự vững tâm cho các thành viên còn lại. Từ xưa tới nay, chúng ta không thể phủ nhận thiên chức của người phụ nữ đó là chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ cho các thành viên trong gia đình. Mình chưa bao giờ muốn phủ nhận vị trí của người đàn ông nhưng đôi khi có những người vợ kiếm được nhiều tiền hơn, vị trí cao hơn chồng nhưng sự uy phong vẫn nhường lại để chồng nắm giữ”.
Bùi Thị Mây, 32 tuổi
Về việc san sẻ các trách nhiệm trong nhà, Mây thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “Một gia đìnhnên có thứ bậc rõ ràng. Người đàn ông nên là người đương đầu với sóng gió vì họ không thể lệ thuộc vào vợ. Ngược lại, nếu vợ phải thay chồng lo kinh tế thì đương nhiên thiên chức của họ sẽ bị xao nhãng, một khi có thể làm tốt được cả hai việc thì có lẽ chồng sẽ trở thành người thừa?”,
Video đang HOT
Nói về những trải nghiệm của bản thân, cô gái 32 tuổi tâm sự: “Đã có lúc mình phải cùng lúc kiêm luôn nhiệm vụ chăm lo gia đình và trở thành trụ cột kinh tế, nhưng chính những khi đó, mình lại tự thấy bản thân phải sắt đá hơn, giống như buộc phải gồng mình lên vậy, và không thể tránh khỏi suy nghĩ về vị trí nhạt nhòa của chồng trong nhà. Chính vì vậy, khi đã vượt qua giai đoạn đó, mình càng nhận rằng vị trí trụ cột luôn nên dành cho đàn ông. Dù rằng thời nay, vợ rất cần chia sẻ với chồng về mọi thứ nhưng hãy chỉ đơn giản là góp phần giúp chồng tự tin hơn thôi, chứ không phải thay thế hoàn toàn vai trò của chồng”. Mây cũng thẳng thắn cho biết bản thân mình không thấy thích thú gì khi nhìn vào một gia đình mà người vợ phải lăn lộnkiếm tiền, còn chồng thì ở nhà làm nội trợ.
“Ở nhà mình, tuy vai trò trụ cột của chồng chưa thật sự được phát huy hết nhưng bất cứ lúc nào, mình luôn không ngừng tìm cơ hội để trả lại nhiệm vụ này cho ông xã. Hai cánh tay trái và phải, luôn có một cánh tay mạnh hơn theo cách giải thích của y học. Nhưng như vậy không có nghĩa rằng cánh tay không thuận kia không quan trọng. Khi làm đúng chức năng của mình thì mọi sự ắt sẽ trở nên êm đẹp”, Mây phân tích.
Phụ nữ dù mạnh mẽ đến đâu vẫn cần một người đàn ông làm trụ cột
Cùng quan điểm với , qua những kinh nghiệm của bản thân, Thiên Thiên (28 tuổi) cũng cho rằng vị trí trụ cột gia đình vẫn nên dành cho đàn ông, đặc biệt là về mặt tinh thần. “Mình nghĩ rằng đàn ông có thể xử lý mọi việc trong gia đình tốt hơn phụ nữ, người ta vẫn nói rằng ‘đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’ là vì thế. Thứ hai, đàn ông thường giỏi kiếm tiền hơn phụ nữ, và khi đã cùng chung sống trong một gia đình, phụ nữ thường thiên về chăm lo cho con cái nhiều hơn, thay vào đó, đàn ông lo việc chính sự. Và dù phụ nữ có mạnh mẽ đến đâu, thì vẫn nên cần một người đàn ông làm trụ cột, trong bất cứ tình huống nào”, Thiên Thiên cho hay
Thiên Thiên, 28 tuổi và ông xã
Theo xu hướng chung, Thiên Thiên cũng cho rằng các gia đình hiện đại đã ít nhiều có sự thay đổi về quan điểm trụ cột trong nhà. Tuy nhiên, kể cả khi hai vợ chồng đều được xem là trụ cột thì người chồng vẫn luôn là ‘cây cột’ vững chắc nhất: “Dù phụ nữ có giỏi đến đâu, thì bản thân mình nghĩ họ cũng không thể toàn diện bằng đàn ông. Ngược lại, phụ nữ cũng không nên quá phụ thuộc vào đàn ông, nhất là về mặt tài chính vì cuộc sống hiện đại đòi hỏi phụ nữ cũng cần xông pha chiến trường như nam giới. Khi cả vợ lẫn chồng đều có công việc ngoài xã hội, thì vấn đề vật chất cũng như tinh thần trong gia đình sẽ ổn định hơn”.
Chia sẻ về những trải nghiệm của chính mình, Thiên Thiên cho biết cũng giống như nhiều gia đình trẻ khác, người chồng vẫn là chỗ dựa cho cả nhà, từ vấn đề tài chính đến tinh thần. “Chồng mình luôn là chỗ dựa vững vàng cho hai mẹ con. Tuy nhiên, chồng luôn rất ủng hộ mình theo đuổi sự nghiệp riêng, dù là công việc gì, miễn là bản thân vợ cảm thấy thích. Gia đình mình luôn chia sẻ mọi thứ”, bà mẹ một con hạnh phúc bày tỏ.
Vợ chồng không nên để riêng ai nhận phần gánh nặng
Không chung quan điểm với Bùi Mây và Thiên Thiên, Thu Ngọc (28 tuổi) lại có ý kiến tương đối khác biệt về người trụ cột gia đình. Bởi lẽ sau khi kết hôn, tức là hai người đều phải có trách nhiệm san sẻ với nhau mọi thứ. “Đã là vợ chồng thì trách nhiệm lo cho gia đình nên được chia cho cả hai người, có thể người có khả năng hơn sẽ lo nhiều hơn, người còn lại sẽ lo ít hơn nhưng mình vẫn nhấn mạnh là tất cả mọi công việc nên được chia sẻ và bàn bạc. Mình nghĩ rằng đàn ông hay đàn bà đều như nhau, không ai mong muốn sẽ gánh trách nhiệm nặng nề trên vai trong suốt một thời gian dài, cảm giác giống như trở nên cô đơn trong chính ngôi nhà mình vậy”, Thu Ngọc tâm sự.
Cô gái 28 tuổi cho rằng xã hội thay đổi, những quan niệm cũ trước kia cũng không còn hoàn toàn đúng, trong đó bao gồm suy nghĩ về người trụ cột gia đình. “Thời xưa, phụ nữ thường gắn liền với những công việc bếp núc, chăm sóc con cái, làm tròn thiên chức của người vợ, người mẹ. Nhưng ngày nay, phụ nữ đã khẳng định được vai trò của mình, giỏi giang không kém nam giới trong tất cả các lĩnh vực. Vì vậy, mình nghĩ, vị trí trụ cột gia đình cũng không còn hoàn toàn là sở hữu của đàn ông nữa. Nếu muốn, các chị em cũng có thể quản lý gia đình giỏi giang như bất kỳ ai”.
Tuy vậy, Thu Ngọc cũng cho rằng trên thực tế, một gia đình êm ấm, hòa thuận không phụ thuộc vào việc phân định rõ ràng ai là trụ cột. Thay vào đó, mỗi thành viên đều tự giác đóng góp phần trách nhiệm của mình để cùng vươn tới cái đích cuối cùng: tổ ấm đủ đầy, hạnh phúc. “Mình không mấy để tâm đến việc người nào là trụ cột gia đình, người nào trách nhiệm nhiều, trách nhiệm ít. Thay vào đó là để mọi việc diễn ra tự nhiên hết sức có thể. Nhưng mình luôn nghĩ rằng, phụ nữ giỏi giang nhưng không cần lúc nào cũng phải chứng tỏ điều đó. Chẳng phải vô cớ mà trong nhà, dù chồng nhiều tuổi hơn, bằng tuổi hay kém tuổi vợ nhưng người vợ vẫn gọi là anh. Một phần đó là sự tôn trọng, phần còn lại là bởi họ trông đợi được bao bọc, chở che từ chính người trụ cột tinh thần đó”, Ngọc phân tích.
Theo Afamily
Tôi thật bất hạnh khi lấy chồng quá ham chơi hơn ham làm
Người ta thường nói đàn ông là trụ cột gia đình, nhưng trong hoàn cảnh của em thì em mới là người đảm đương vai trò đó.
Em lấy chồng được ba năm nay, có một bé gái 7 tháng. Sau khi cưới vài tháng thì công ty anh phá sản và anh thất nghiệp cho đến nay. Thời gian đầu em ở cùng gia đình chồng nên chi phí ăn ở cũng không tốn kém là bao, nhưng hiện nay vợ chồng em đã ra riêng, lại có thêm con nhỏ mà anh vẫn chưa có việc làm. Nói đúng hơn là anh không chịu đi tìm việc làm.
Anh cực kỳ mê game, anh có thể ôm điện thoại từ sáng đến tối, em nhiều lần nhỏ to góp ý thì anh bảo không ôm điện thoại thì biết làm gì. Em bảo anh đi tìm việc làm thì anh nói "ở đây anh đi hỏi rồi mà không có". Khi cưới xong, có một số vốn nhỏ em cũng bàn tính mở quán bia hay cafe cho anh buôn bán. Mới đầu anh cũng đồng ý, nhưng sau đó nghe vài người bàn lùi anh lại nản và không chịu làm. Có lần anh đi làm cho người ta được vài tháng thì anh cũng gom tiền mua điện thoại xịn để chơi game chứ không mang về cho vợ đồng nào.
Ảnh minh họa.
Thật lòng em rất thương chồng, nhưng mỗi khi nghĩ tới trăm thứ tiền phải lo trong khi đồng lương nhà nước của em quá ít ỏi thì em lại cảm thấy thất vọng. Dường như chồng em không hề có chí tiến thủ, vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào gia đình, mở miệng là trách móc gia đình không giúp đỡ. Tụi em ra riêng được vài tháng mà đã tiêu xài âm cả vào tiền để dành dụm của hai vợ chồng.
Nhiều khi em tâm sự với chồng, em lo tương lai con em sẽ khổ thì anh nói thôi kệ, cứ chờ thời cơ thôi, thời cơ ở đâu mà chờ đây khi mà có cơ hội thì anh không nắm. Anh cũng rất ít bạn bè, không thích giao du với ai. Liệu em có thể trông đợi gì ở chồng mình hay không, bản thân em nhiều khi cũng muốn bon chen làm ăn nhưng giờ vừa phải đi làm nhà nước, lại chăm con nhỏ, nhà cửa nên em sợ mình không đủ sức.
Nhiều khi em suy nghĩ thấy tủi thân hết sức khi mà bạn bè em đều nhờ chồng, còn em thì không dám hy vọng gì, chỉ mong đủ tiền mua sữa cho con. Giờ em phải làm gì trong hoàn cảnh này đây?
Theo Ngoisao
Lý do đàn ông một đời vợ hơn đứt trai tân Đừng nhanh chóng loại người đàn ông từng qua một đời vợ ra khỏi "danh sách" bởi rất khó thể anh ấy lại chính là "một nửa đích thực" của cuộc đời bạn. Bạn đang hẹn hò với một người đàn ông mà bạn cảm anh ấy thực sự yêu mình, bạn cũng đã ấp ủ những dự định về một chuyện dài...