Vợ chồng Hà Nội kiếm 38 triệu/tháng nhưng dành 15 triệu trả nợ, người ủng hộ, người lại can đừng có dại
Vay tiề.n mua nhà, mỗi tháng phải trả 15 triệu với mức thu nhập 38 triệu, liệu có quá mạo hiểm?
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính, tâm sự của một cô vợ về dự định vay tiề.n mua nhà, đã gặp phải nhiều quan điểm trái chiều.
Hiện tại, mức thu nhập của vợ chồng cô là 38 triệu/tháng và muốn vay tiề.n để mua chung cư 4 tỷ ở Hà Nội. Nếu vay, số tiề.n mỗi tháng mà vợ chồng cô phải trả ngân hàng sẽ là 15 triệu đồng, cộng thêm cả tiề.n sinh hoạt phí và chi tiêu cố định, tổng chi của gia đình sẽ rơi vào khoảng 35,5 triệu/tháng.
Dự trù chi tiêu của vợ chồng cô trong trường hợp vay tiề.n mua chung cư
“Gia đình 2 vợ chồng, 1 con nhỏ gần 2 tuổ.i với mức tổng thu nhập là 38 triệu/tháng thì có nên mua chung cư 4 tỷ trả góp trong thời điểm hiện tại không ạ? Em định cố mà không biết có thành quá cố không nữa… Hiện tại, ông bà nội ngoại 2 bên hỗ trợ được khoảng 1,5 tỷ. Vợ chồng em có 1 tỷ. Đây là dự trù chi tiêu hàng tháng của vợ chồng em nếu vay mua nhà ạ” – Cô chia sẻ.
Trong phần bình luận của bài đăng, có người ủng hộ vợ chồng cô mua nhà, vì còn trẻ, cố được thì cứ cố, chưa kể nếu không mua nhà thì vợ chồng cũng phải tốn tiề.n đi thuê. Nhưng đồng thời, cũng không ít người khuyên vợ chồng cô không nên mua nhà, hoặc nếu mua thì mua căn rẻ hơn, vì bảng dự trù chi tiêu như trên chưa có khoản tiề.n phát sinh, tiề.n con cái hoặc bản thân vợ chồng ốm đau, nhìn chung là khá rủi ro.
Người khuyên nên mua, và người lại bảo “suy nghĩ lại”
Bảng chi tiêu trên chưa có khoản tiề.n lo con ốm, tiề.n hiếu hỷ,…
3 điều cần cẩn trọng, lưu tâm khi vay tiề.n mua nhà
Nếu quyết định vay tiề.n mua nhà, bạn cần lưu tâm 3 vấn đề dưới đây, để phòng trường hợp mua nhà xong, áp lực trả nợ lại trở thành gánh nặng quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
1 – Phương án tính toán khoản vay mua nhà
Để khoản vay mua nhà không ảnh hưởng tới chi tiêu, sinh hoạt chung của bản thân hoặc gia đình, bạn có thể áp dụng quy tắc 28/36.
Video đang HOT
Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét các khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn. Quy tắc này vừa giúp phía ngân hàng chọn lọc được khách vay có khả năng chi trả tốt, vừa giúp người đi vay mua nhà tự cân nhắc, đán.h giá khả năng tài chính của bản thân, để việc vay tiề.n không vượt quá khả năng chi trả, gây ảnh hưởng tới cuộc sống.
Ảnh minh họa
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ví dụ: Thu nhập hàng tháng của bạn là 38.000.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng:
- Số tiề.n tối đa mà bạn nên dành cho khoản vay mua nhà là: 38.000.000 x 28% = 10.640.000.
- Số tiề.n tối đa mà bạn nên dành cho tất cả các khoản nợ khác (bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 38.000.000 x 36% = 13.680.000.
Trong trường hợp, bạn không có khoản nợ nào khác ngoài nợ vay mua nhà, vậy thì có thể tăng tỷ lệ tiề.n vay mua nhà lên thành 36% thu nhập/tháng.
2 – Ưu tiên vay tiề.n người thân trước khi vay ngân hàng
Nếu bắt buộc phải vay tiề.n mua nhà, hãy ưu tiên vay người thân trước khi vay ngân hàng, vì thông thường, vay người thân sẽ không mất lãi; hoặc nếu lãi, khoản lãi có thể cũng sẽ “nhẹ nhàng” hơn nhiều lãi vay ngân hàng.
Vậy nên, cố gắng vay tiề.n người thân, đồng thời lên kế hoạch tiết kiệm để trả nợ cho họ, rồi xem còn thiếu bao nhiêu, hãy vay ngân hàng.
3 – Vay ngân hàng thời hạn dài
Khoản vay thời hạn càng lâu, số tiề.n lãi bạn phải trả sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, với những khoản vay lớn như vay mua nhà, bạn vẫn nên vay với thời hạn 5, 10 hoặc 15 năm. Vì như vậy, số tiề.n phải trả ngân hàng mỗi tháng (bao gồm cả tiề.n gốc và tiề.n lãi) sẽ giảm. Nếu không may bị giảm thu nhập trong thời gian đang phải trả nợ vay nhà, gánh nặng và áp lực nợ nần, cũng sẽ nhẹ đi phần nào.
Tiêu Tết hết 34 triệu nhưng cô gái này vẫn khiến mọi người phải khen vì 1 chi tiết
"Tết này tiêu hết bao nhiêu?" có lẽ là nỗi băn khoăn thường trực của không ít người tại thời điểm này.
Mới đây, trong 1 cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, chia sẻ của 1 cô gái về việc dự trù tiề.n tiêu Tết, đã khiến không ít người phải nể và khen ngợi vì tư duy vun vén, chi tiêu đâu ra đấy!
Ảnh minh họa
"Đây là câu chuyện chi tiêu ngày Tết của mình, mình U30, chồng mình U35. Chúng mình rất thích Tết vì chỉ có Tết mới được nghỉ dài ngày. Và đây là cách chi tiêu Tết của nhà mình.
- Thưởng Tết của 2 vợ chồng: 50 triệu.
- Biếu ông bà nội - ngoại: 20 triệu (nhà nội 10 triệu, nhà ngoại 10 triệu).
- Lì xì ông bà nội - ngoại: 2 triệu (mỗi người 500k)
- Lì xì cho các cháu: 5-7 triệu
- Bánh kẹo, đào quất, hoa Tết: 2 triệu
- Mua sắm quần áo: 2 triệu
- Di chuyển đi lại: 1 triệu tiề.n xăng ô tô
Dự chi như vậy hết khoảng 32-34 triệu, nhưng thực tế có thể sẽ ít hơn" - Cô chia sẻ.
Bên cạnh khác khoản chi dịp Tết, cô còn cho biết khoản tiề.n lì xì Tết của con, cô sẽ dùng để tiết kiệm cho con chứ không lấy ra để bù vào khoản tiề.n lì xì mà 2 vợ chồng đã chi để mừng tuổ.i ông bà, các cháu. Đồng thời, cô cũng nhấn mạnh quan điểm tận hưởng Tết của gia đình, Tết là dịp để nghỉ ngơi, nên không quá đặt nặng chuyện sắm Tết rình rang, hay bày vẽ chuyện ăn uống. Như vậy vừa đỡ vất vả, vừa không tốn kém.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người đồng tình và tán thưởng quan điểm chi tiêu và nghỉ Tết của cô vợ này.
"Cùng quan điểm với gia đình mình. Tết là dịp nghỉ, đi thăm hỏi nhau chứ không phải mua sắm thật nhiều dồn vào Tết"
Tiêu Tết muốn tiết kiệm, cần lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm thế nào?
Để chủ động hơn trong việc chuẩn bị tiề.n tiêu Tết nói riêng, và trong vấn đề tài chính nói chung, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.
1 - Tiết kiệm ít tiề.n tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiề.n cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể:
- Tiề.n đi lại (cả 2 chiều)
- Tiề.n lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,...)
- Tiề.n chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,...)
- Tiề.n mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,...)
Ảnh minh họa
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiề.n hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiề.n mua quần áo và tiề.n làm nail trong mục "Tiề.n chăm sóc bản thân" chẳng hạn.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiề.n mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2 - Không tiêu hết thưởng Tết
Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm được tiề.n tiêu Tết từ trước, khoản tiề.n thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn. Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiề.n thưởng Tết. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiề.n thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiề.n phòng thân.
Giống như gia đình trong câu chuyện phía trên, dù tiêu Tết tốn hơn 30 triệu, nhưng họ cũng không tiêu hết tiề.n lương tháng trước Tết và cả tiề.n thưởng Tết. Lý tưởng nhất vẫn là dùng tiề.n thưởng Tết để tiết kiệm, nhưng nếu chưa thể làm được việc đó, đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết, vì nghỉ Tết xong, kỳ lương tiếp theo vẫn còn cách chúng ta gần 1 tháng.
Nếu tiêu hết cả tiề.n rồi, 1 tháng ấy, hẳn sẽ có phần khó khăn lắm.
Rùng mình với bức ảnh chi tiêu của người có khối tài sản 13 tỷ, sự thật đằng sau khiến tất cả choáng váng Có nhà, có vàng, thu nhập cũng không thấp nhưng tháng nào cũng thiếu tiề.n vì "gồng nợ". Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một cô vợ về số tài sản cũng như số nợ hiện tại của gia đình, khiến ai nấy nghe xong cũng cảm thấy...