Vợ chồng giảng viên trường y dốc sức đưa nhiều F0 từ “cửa tử” trở về
Những ngày TPHCM bùng phát dịch Covid-19 nặng nề, hai vợ chồng giảng viên trường y dốc sức để đưa các F0 từ cửa tử trở về, đến nỗi mấy tháng trời ở chung bệnh viện mà không thể gặp nhau.
Bác sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh (30 tuổ.i) và bác sĩ Lại Quang Lộc (34 tuổ.i) là hai giảng viên của Bộ môn Nhiễm, khoa Y, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM). Những ngày dịch bệnh bùng phát dữ dội, họ đã trải qua những thời khắc căng não nhất, khi tạm gác lại hạnh phúc gia đình để làm tròn thiên chức cứu người.
Chung bệnh viện nhưng không thể gặp nhau
Bác sĩ Quỳnh kể, làm thầy thuố.c đối với cô như một sự lựa chọn bình thường của nghề nghiệp. Sau 6 năm học y đa khoa và một thời gian học bác sĩ nội trú, cô nhận ra điều mình thích là được cập nhật kiến thức mới mẻ, nên chuyển sang con đường giảng dạy.
Trong suy nghĩ của Quỳnh, khi sinh viên hỏi nhiều, buộc thầy cô phải tìm cách đọc sách, học hỏi kiến thức mới nhiều hơn để có thể trả lời học trò.
“Tôi tự thấy mình là người không quá nhẫn nại, nên chọn theo lĩnh vực truyền nhiễm. Vì với bệnh nhân Nhiễm, việc đáp ứng điều trị sẽ thể hiện rất nhanh. Ví như những bệnh cấp tính, nhiễ.m trùn.g huyết hoặc sốt xuất huyết, quyết định ban đầu rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công cứu chữa” – bác sĩ Quỳnh lý giải.
Bác sĩ Nguyễn Thị Như Quỳnh (Ảnh: Hoàng Lê).
Và đó cũng là con đường để cô gặp đàn anh và giờ là người đầu ấp tay gối của mình – bác sĩ Lại Quang Lộc. Sau khi học xong nội trú tại Đại học Y Dược TPHCM, cả hai chuyển về công tác tại bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Năm 2019, họ kết hôn.
Chỉ vài tháng sau khi cặp đôi bác sĩ về chung nhà, virus SARS-CoV-2 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Tham gia điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM với tư cách hợp tác chuyên môn từ Đại học Phạm Ngọc Thạch, nên từ lâu, bác sĩ Quỳnh đã gắn bó cùng khoa Nhiễm E.
Ít khi xuất hiện trên giảng đường, nhiệm vụ chính của cô là hướng dẫn sinh viên về cách thăm khám, tiếp cận chẩn đoán bệnh. Dù luôn trong tâm thế đối mặt với hiểm nguy, cô cũng không khỏi bất ngờ khi đợt bùng phát dịch thứ tư ập đến.
“Thời điểm tháng 4, cha chồng tôi xem tin tức, thấy ở Ấn Độ đã bùng phát dịch mạnh. Tôi nghĩ bụng, Ấn Độ là đất nước có đặc điểm khí hậu nóng ẩm gần giống như Việt Nam. Họ bùng dịch thì mình cũng nguy cơ quá. Chỉ vài tuần sau tại TPHCM, những trường hợp chủng mới lần lượt xuất hiện và số ca cứ thế tăng vọt” – bác sĩ Quỳnh nhớ lại.
Vậy là vừa tham gia công tác giảng dạy, cặp đôi bác sĩ lại túc trực cùng đồng nghiệp Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đương đầu với đại dịch. Từ chỗ điều trị cho nhiều bệnh nhân HIV/AIDS nội trú, khoa Nhiễm E dần trở thành nơi cứu mạng các bệnh nhân Covid-19.
Đầu tháng 6, thành trì chống dịch lớn nhất của TPHCM phải phong tỏa vì phát hiện hàng chục ca dương tính với SARS-CoV-2.
“Mình ở khoa Nhiễm E, còn anh Lộc làm tại khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc tr.ẻ e.m, sau đó cũng chuyển công năng điều trị Covid-19. Hai khoa cách nhau chỉ mấy chục bước chân nhưng ngày nào cũng tập trung điều trị từ sáng tới tối, nên gần như không thể gặp nhau.
Đến khi bệnh viện hết phong tỏa thì dịch lại ở lúc căng thẳng nhất, số bệnh nhân cứ tăng cao liên tục. Từ tháng 8, trường cũng ngừng giảng dạy. Sinh viên nếu không nghỉ hè thì sau khi kết thúc thực tập lâm sàng cũng tham gia vào chiến dịch hỗ trợ chăm sóc F0 tại nhà” – bác sĩ Quỳnh nói.
Hai vợ chồng bác sĩ Quỳnh – Lộc chọn theo chuyên ngành Nhiễm và cùng công tác tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Ảnh: Hoàng Lê).
Video đang HOT
Những ngày níu mạng F0
Gần nửa năm trời lao vào cuộc chiến với Covid-19, đôi vợ chồng giảng viên trường y đã tiếp xúc với hàng trăm F0.
Với bác sĩ Quỳnh, cô vẫn không quên gần 2 tháng điều trị ròng rã cho F0 hơn 50 tuổ.i – một trong những trường hợp mắc Covid-19, đặt nội khí quản đầu tiên ở khoa Nhiễm E.
Bệnh nhân mang thể trạng béo phì. Trong quá trình điều trị, có lúc bà lên cơn sảng, bứt rứt, tự giật ống nội khí quản khiến bác sĩ phải thót tim đặt lại. Bệnh nhân được trở về nhà ngày 1/9, sau 52 ngày nằm viện căng não.
Theo bác sĩ Quỳnh, bệnh nhân Covid-19 khi vào đến chỗ của cô hầu hết là những trường hợp nặng, không chỉ bị virus SARS-CoV-2 tấ.n côn.g mà còn kèm nhiều bệnh lý khác. Có người suy tim, suy thận, có người xuất huyết… Do đó, dù đã có kiến thức căn bản, mỗi ngày với vợ chồng bác sĩ là một “bài học” mới, khi tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ban ngày, họ tập trung điều trị, tối đến lại nghiên cứu thêm tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở “chiến trường” khác. Hai trường Đại học Y Dược TPHCM và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng thường xuyên tổ chức những chương trình cập nhật kiến thức, để giúp các bác sĩ tìm được con đường tối ưu cứu sống bệnh nhân.
Dù vậy, sự khốc liệt của dịch bệnh khiến không ít lần họ cay đắng nhìn bệnh nhân ra đi. Trong số đó, có nhiều bi kịch gia đình.
Bác sĩ Quỳnh nhớ lại khoảng thời gian tháng 8, một F0 nhập viện cùng mẹ và chị gái. Người chị bị Covid-19 cướp đi mạng sống đầu tiên. Bệnh nhân và mẹ nằm cùng lầu, phòng bệnh cách chỉ 100 mét nhưng không thể gặp nhau, vì một người phải thở oxy dòng cao (HFNC), một người nằm hồi sức. Sau khi cụ bà trút hơi thở sau cùng, bệnh người con cũng chuyển nặng.
“Lúc bệnh nhân được chuyển xuống đặt nội khí quản, cô ấy hoảng loạn nói với các bác sĩ: “Mẹ và chị tôi mất rồi, tôi sợ lắm, đừng cắm ống vào người tôi…”. Rốt cuộc, cả gia đình ấy chúng tôi chỉ cứu được một người” – bác sĩ trầm ngâm.
Nhớ lại thời điểm mỗi ngày liên tục có 5-6 ca t.ử von.g, máy thở thiếu thốn, bệnh nhân cũ chưa kịp xuất viện thì bệnh mới đã được đưa vào, có lúc nữ bác sĩ cảm thấy rất stress, không thể ăn uống nổi. Mọi việc chỉ tạm ổn khi có sự chi viện từ các lực lượng ở Hà Nội, Huế từ khắp các nơi trên đất nước cho TPHCM, giúp giảm tải bệnh viện.
“Là bác sĩ, đôi khi phải biết h y sinh”
Còn với bác sĩ Lộc, gánh nặng của anh lớn hơn gấp bội khi vừa phải căng mình tìm cách cứu chữa F0, vừa mang nỗi lo người mẹ ở nhà sẽ gặp nguy hiểm. Anh tâm sự, vì mẹ mang căn bệnh ung thư tụy giai đoạn nặng nên không thể tiêm vaccine Covid-19. Do đó mặc dù luôn tranh thủ về nhà theo dõi sức khỏe của mẹ, bản thân bác sĩ Lộc vì tiếp xúc F0 cũng không thể đến gần.
“Mẹ tôi phát hiện ung thư muộn, đã quá chỉ định phẫu thuật nên chỉ điều trị giảm nhẹ. Mỗi lần về nhà muốn thăm mẹ, nói chuyện với mẹ cũng phải cách xa vài mét. May mắn đến giờ này, bà vẫn ổn” – bác sĩ Lộc chia sẻ.
Cuối tháng 8 sau thời gian dài đối mặt với F0, bác sĩ Như Quỳnh mắc Covid-19. Không gặp được vợ, người chồng chỉ có thể động viên qua tin nhắn, những lần “FaceTime”. Động lực của “bác sĩ F0″ còn là những lời thăm hỏi của sinh viên, sự chăm sóc tận tình của đồng nghiệp, đàn em.
“4 ngày đầu mình bị hành sốt, sau đó thì mất vị giác. Chỉ một tuần là khỏi. Mình may mắn được tiêm đủ hai mũi vaccine từ sớm. Có nhiều bệnh nhân chưa kịp chích đã bệnh rồi lâm vào nguy kịch, suy hô hấp, khó thở, thậm chí phải chạy ECMO. Bệnh nhân đã tiêm rồi, có trở nặng chủ yếu chỉ đến thở oxy mũi hoặc oxy mask, sau đó bệnh sẽ thoái lui” – bác sĩ Quỳnh chia sẻ câu chuyện của bản thân và khuyên mọi người hãy tiêm ngừa ngay khi có cơ hội.
Những ngày này khi TPHCM đã dần kiểm soát được dịch bệnh, cặp đôi bác sĩ đang hối hả chuẩn bị cho một năm học mới. Họ thú thật, rằng đến giờ này chưa biết giáo án dạy sinh viên cụ thể thế nào, vì thời gian qua mọi nguồn lực đều dồn sức cho Covid-19.
Cặp vợ chồng giảng viên trường y cho rằng, muốn làm bác sĩ phải có sự đam mê và đôi khi phải biết hy sinh (Ảnh: Hoàng Lê).
Sau khoảng thời gian dài tham gia điều trị, vợ chồng Quỳnh – Lộc càng thấm thía sự vất vả của nghề y. Họ nhắn nhủ với các học trò tương lai, rằng muốn làm bác sĩ phải có sự đam mê và đôi khi phải biết hy sinh, nếu không sẽ rất dễ chùn bước trước khó khăn.
Với chuyên ngành Nhiễm, cặp đôi giảng viên cho rằng nếu chọn lĩnh vực này, sinh viên hãy chấp nhận thực tế rằng sẽ không dễ để có thu nhập cao, và sẽ đối diện nhiều với nguy hiểm.
Đôi vợ chồng tự bảo nhau, muốn trở thành một giảng viên y khoa thì ngoài chuyên môn tốt còn cần khả năng lắng nghe, truyền đạt lửa nghề. Đặc biệt, phải là tấm gương về y đức, soi đường cho các thế hệ bác sĩ tương lai.
Nhưng khoan nói chuyện xa vời, đã khoác lên màu áo blouse, thì hãy là một thầy thuố.c hết lòng với bệnh nhân trước đã!
Ảnh: Giới trẻ Sài Gòn bắt đầu "quên" khẩu trang dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp
Những ngày qua TP.HCM luôn ở ngưỡng 1.000 ca F0 nhưng nhiều người đến nơi công cộng vẫn chủ quan tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, nhiều hàng quán để khách ngồi san sát nhau, thậm chí mang bàn nhậu ra vỉa hè.
Theo số liệu cập nhật trên cổng thông tin COVID-19, sau một thời gian số ca mắc duy trì dưới 3 con số, nhưng 3 ngày gần đây nhất số ca mắc vượt 1.000 ca. Mặc dù số ca mắc luôn ở ngưỡng trên dưới 1.000 ca mỗi ngày ở TP.HCM và có xu hướng tăng trở lại nhưng hiện nay người dân vẫn còn chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch.
Quy định của UBND TP.HCM, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ chỉ được hoạt động 50% công suất, đảm bảo giãn cách an toàn phòng dịch và hiện chỉ đang thí điểm bán đồ uống có cồn cho khách ở quận 7 và TP. Thủ Đức. Tuy nhiên những ngày đầu hàng quán còn tuân thủ nhưng sau đó lại lơ là, không còn quan tâm đến việc phòng chống dịch.
Rất nhiều bạn trẻ đến nơi công cộng ngồi chơi nhưng không đeo khẩu trang
Đặc biệt, hiện tại không chỉ hàng quán trong nhà mà hàng quán vỉa hè cũng đông đúc không kém. Nhiều quán quán vỉa hè mang bàn ghế tràn ra sát lề đường để cho khách ngồi la liệt, không đeo khẩu trang dù đây là nơi công cộng.
Đáng chú ý, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ luôn có đông giới trẻ đến đây vui chơi, tản bộ nhưng vẫn còn nhiều người chủ quan không đeo khẩu trang. Buôn bán hàng rong tràn lan, người dân cởi khẩu trang và ngồi san sát nhau ăn uống.
Cũng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, nhiều bạn trẻ trượt patin không đeo khẩu trang nhưng không có lực lượng chức năng nhắc nhở.
Đa số các hàng quán vỉa hè để khách ngồi la liệt, không tuân thủ giãn cách. Hình ảnh ghi nhận tại vỉa hè phố đi bộ Nguyễn Huệ
Nhiều bạn trẻ ra phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi, trượt patin nhưng không đeo khẩu trang
Một số bạn trẻ khác ra phố đi bộ Nguyễn Huệ ngồi nói chuyện nhưng không đeo khẩu trang dù nơi đây luôn có đông người
Tại các tiểu cảnh cây xanh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều người ngồi san sát nhau nhưng một số người chủ quan không đeo khẩu trang
Nhiều người đến nơi công cộng vẫn còn rất chủ quan, không đeo khẩu trang và tập trung đông người, chưa tuân thủ quy tắc 5K
Không ít người cảm thấy khó chịu với cảnh các bạn trẻ ngồi vỉa hè la liệt nơi đông người nhưng không đeo khẩu trang, không tuân thủ phòng dịch
Người dân thoải mái cởi bỏ khẩu trang để ăn uống nơi công cộng khi có hàng rong, có gia đình dẫn theo tr.ẻ e.m - đối tượng đặc biệt cần lưu tâm vì chưa tiêm vaccine phòng Covid-19
Hàng quán trên đường Vạn Kiếp, quận Bình Thạnh cũng có rất đông người ngồi san sát nhau trên vỉa hè
Vỉa hè là nơi công cộng nhưng nhiều người vô tư chiếm dụng để buôn bán và cho khách ngồi la liệt không đeo khẩu trang
Thậm chí người bán hàng trên vỉa hè còn không đeo khẩu trang. Hình ảnh ghi nhận trên đường Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), quận Bình Thạnh
Đường Nguyễn Gia Trí luôn có rất đông người ngồi vỉa hè vào mỗi tối
Hiện nay TP.HCM đang thích nghi với cuộc sống bình thường mới, sống chung với dịch bệnh nên người dân không nên chủ quan, lơ là phòng dịch
Trước tình trạng số lượng F0 tăng nhanh, Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn chỉ đạo bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu động bên cạnh 222 trạm hiện có để chủ động ứng phố, "đán.h chặn từ xa" với dịch bệnh diễn biến khó lượng.
Dịch Covid-19 ngày càng phức tạp khó lường Tại Việt Nam, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát song vẫn có hơn 8.000 ca mắc mới mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng đại dịch ngày càng phức tạp, khó lường khi có nhiều biến chủng mới xuất hiện. Ngày 12/11, Tổng Hội Y học Việt Nam, Bộ Y tế, tổ chức Hội nghị Khoa học thường niên năm 2021...