Vợ chồng chủ doanh nghiệp phân lô đất Nhà nước cho thuê rồi đem bán
Được Nhà nước cho thuê 2.375m2 đất trong 20 năm để mở nhà xưởng, vợ chồng ông Vinh và bà Hương đem phân lô để bán, chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng.
Ngày 2/2, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng cho biết, vừa ra quyết định khởi tố bà Nguyễn Thị Thùy Hương – Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Dệt Đa Phước về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; ông Lê Thanh Châu – cựu Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh (cũ) về tội “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Cả hai người này bị cấm đi khỏi nơi cư trú.
Đồng thời, cơ quan điều tra ra quyết định bổ sung, khởi tố vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; khởi tố ông Nguyễn Hữu Vinh (chồng bà Hương) về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Trước đó, vào tháng 12/2021, ông Vinh đã bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo điều tra, năm 2001, vợ chồng ông Vinh và bà Hương thành lập doanh nghiệp tư nhân Dệt Đa Phước ( quận Liên Chiểu) do bà Hương đứng tên giám đốc, chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, mọi hoạt động do ông Vinh điều hành.
Bà Hương và ông Châu tại cơ quan điều tra. Ảnh: C.A
Đến năm 2002, doanh nghiệp này thuê khu đất có diện tích 2.375m2 thuộc khối Đa Phước, phường Hòa Khánh (nay là phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) trong thời hạn 20 năm và xây dựng nhà xưởng, hoạt động.
Năm 2006, toàn bộ nhà xưởng bị hư hỏng do bão. Khi các khoản nợ ngân hàng và khách hàng đến hạn phải thanh toán, bà Hương lâm bệnh cần tiền để chữa trị nên ông Vinh nảy sinh ý định chia nhỏ đất của công ty thuê để bán cho những người có nhu cầu về nhà ở.
Video đang HOT
Tại thời điểm này, phường Hòa Khánh đã được chia tách thành phường Hòa Khánh Nam và phường Hòa Khánh Bắc.
Để có thể bán được đất đang thuê, ông Vinh đã giấu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp thể hiện nguồn gốc đất là do Nhà nước cho thuê và nói dối là do tự mình khai hoang và làm nhà xưởng, nay không có nhu cầu sử dụng nên bán lại.
Để mọi người tin, ông Vinh cũng nhận sẽ thuê hoặc giới thiệu dịch vụ làm “hồ sơ 3 lá” đứng tên của người mua đất, có dấu xác nhận của UBND phường Hòa Khánh (cũ)…
Với thủ đoạn này, ông Vinh và bà Hương tự chia nhỏ lô đất mà thành phố cho thuê thành 14 lô. Trong đó, 13 lô chuyển nhượng cho 12 hộ dân, thu lợi tổng số tiền là 2,015 tỷ đồng; 1 lô ông Vinh sử dụng.
Về trường hợp của ông Lê Thanh Châu, năm 2005, phường Hòa Khánh (cũ) được chia tách và con dấu của UBND phường cũ đã được thu hồi không còn được sử dụng.
Tuy nhiên, lợi dụng sơ hở trong việc quản lý hồ sơ và biết được trước thời điểm chia tách phường, có một số tài liệu, giấy tờ được đóng sẵn con dấu của UBND phường Hòa Khánh, ông Lê Thanh Châu đã ký xác nhận nguồn gốc sử dụng đất cho hai lô đất, từ đó các lô đất này được cấp sổ đỏ.
Truy tố Tề Trí Dũng và 6 bị can vụ bán rẻ đất công gây thiệt hại 127,6 tỷ đồng
Ngày 17/8, Viện KSND TP Hồ Chí Minh cho biết đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc IPC) và 6 bị can khác trong vụ bán rẻ 24.984m2 đất khu tái định cư An Phú Tây, gây thiệt hại cho Nhà nước 127,6 tỷ đồng.
Bị can Tề Trí Dũng và 6 bị can: Trần Đăng Linh (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC), Vũ Xuân Đức (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC), Hồ Thị Thanh Phúc (nguyên Tổng giám đốc Sadeco), Mai Văn Đường (nguyên Chủ tịch HĐTV IPC), Mai Bửu Tâm (nguyên nhân viên Phòng Phát triển kinh doanh), Phạm Xuân Trung (nguyên Phó Tổng giám đốc IPC) cùng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo nội dung vụ án, Công ty IPC là doanh nghiệp nhà nước do UBND TP Hồ Chí Minh sở hữu 100% vốn. Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) là công ty con của IPC.
Bị can Tề Trí Dũng (ngồi giữa) trong một phiên tòa gần đây.
Năm 1997, UBND TP Hồ Chí Minh giao Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh làm chủ đầu tư dự án khu tái định cư An Phú Tây, với tổng diện tích 47ha để phục vụ tái định cư cho người dân bị giải tỏa xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh và cụm đô thị D, E - khu đô thị Nam Sài Gòn.
Đến cuối tháng 4/2001, UBND TP Hồ Chí Minh chuyển giao dự án An Phú Tây cho Công ty Sadeco làm chủ đầu tư thay cho Công ty Đầu tư và xây dựng Bình Chánh. Dự án An Phú Tây có cơ cấu sử dụng đất gồm: diện tích đất ở là 244.240m 2, diện tích đất công cộng là 221.723m 2.
Tháng 9/2006, IPC đề nghị Ban quản lý khu Nam bố trí nền đất tái định cư để IPC phục vụ tái định cư cho người dân. Do không còn đủ nền đất theo đề nghị của IPC nên Ban quản lý khu Nam đề nghị IPC liên hệ Sadeco để mua lại nền nhà mà Sadeco đang dùng để kinh doanh.
Tháng 4/2008, đại hội đồng cổ đông Sadeco chấp thuận chuyển nhượng cho IPC 24.984m 2 đất nền nhà thuộc phần diện tích kinh doanh với giá 6,6 triệu đồng/m 2 và chuyển nhượng 112.019m 2 đất nền tái định cư với giá 2,75 triệu đồng/m 2.
Quy hoạch dự án khu tái định cư An Phú Tây.
Sau đó IPC và Sadeco ký hợp đồng để IPC góp vốn với Sadeco đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và nhận lại nền đất tại dự án An Phú Tây, tổng trị giá hợp đồng là 214,8 tỷ đồng, gồm: 25.083m 2 đất nền nhà (tổng 151 nền) với đơn giá 6,6 triệu đồng/m 2, thành tiền 165,5 tỷ đồng; 17.932m 2 đất xây dựng khu chung cư R1 với đơn giá 2,75 triệu đồng/m 2, thành tiền 49,3 tỷ đồng.
Từ tháng 7/2008 đến tháng 11/2016, IPC đã chuyển tổng cộng 208,9 tỷ đồng cho Sadeco và các nền đất đã được cập nhật tên cho IPC. Sau đó, IPC đã bán 149/151 nền đất nêu trên cho 4 cá nhân, thu được 186,1 tỷ đồng.
Kết quả định giá của Hội đồng định giá tài sản thường xuyên trong tố tụng hình sự cấp thành phố xác định tổng trị giá thị trường của 149 nền đất là 313,8 tỷ đồng. Như vậy, IPC đã bán 149 nền đất nêu trên với giá thấp hơn thị trường là 127,6 tỷ đồng.
Đáng nói, việc chuyển nhượng 149 nền đất kể trên sau khi được thực hiện thì các chủ sở hữu đã bán lại cho nhiều người khác với giá rẻ nên đa số không thể thu hồi. Cụ thể, Công ty IPC đã hoàn tất hồ sơ chuyển tên trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với 143 nền đất cho các ông Phan Lương Chuẩn (47 nền), Lương Văn Tú (41 nền), Võ Văn Thanh (21 nền) và ông Nguyễn Văn Trường (32 nền). Các ông này đã tiếp tục chuyển nhượng cho các cá nhân khác nên không thể thu hồi.
Còn đối với 6 nền bán cho ông Nguyễn Văn Trường vẫn chưa thực hiện việc chuyển tên trên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ Công ty Tân Thuận sang cho ông này. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định việc chuyển nhượng các nền đất là trái pháp luật, do vậy cần thu hồi 6 nền đất này. Công ty Tân Thuận trả lại cho ông Trường số tiền đã nhận là 9,1 tỷ đồng.
Cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương nhận thiếu trách nhiệm trong vụ hai khu đất "vàng" Trả lời câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát về "trách nhiệm đối với hai khu đất "vàng" 43ha và 145ha ở TP Thủ Dầu Một", bị cáo Trần Văn Nam thừa nhận rằng, đã thiếu trách nhiệm dẫn đến sai phạm liên quan hai khu đất này. Chiều 17/8, phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Bí thư Tỉnh...