Vợ chồng chi hơn 2,3 tỷ cho 18 lần thụ tinh nhân tạo cuối cùng đậu thai bằng phương pháp cực kỳ đơn giản này
Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu… và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng) trước khi phát hiện vận dụng sai phương pháp chữa hiếm muộn.
Giống như các cặp vợ chồng khác, Marissa và Trent Laslett sống ở thành phố Adelaide (Úc) cũng mong muốn gia đình có thêm nhiều tiếng cười trẻ nhỏ. Thế nhưng, con đường sinh con của họ lại đầy rẫy chông gai khi Marissa phải trải qua 2 lần sảy thai và 10 lần thụ tinh nhân tạo mới hạ sinh được nàng công chúa đầu lòng tên Eliza. Thời điểm chuẩn bị mang đứa con thứ 2, vợ chồng cô đổi bác sĩ và phát hiện từ trước đây, họ sử dụng sai phương pháp nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình đậu thai.
Video đang HOT
Marissa và con gái đầu lòng.
Sau khi sinh con gái đầu lòng, vợ chồng Marissa mong muốn mang thai đứa tiếp theo. Cô thực hiện thụ tinh nhân tạo 8 lần tại bệnh viện trước giờ vẫn lui tới nhưng mãi không có kết quả. Marissa mô tả thất bại nối tiếp nhau khiến cô mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần. Thêm nữa, vì tính chất công việc thường ngày phải tiếp xúc với những đứa trẻ khiến cô càng thêm khao khát có con. Sau một thời gian nỗ lực, vợ chồng Marissa quyết định đổi chuyên gia điều trị và nhanh chóng nhận được tin vui.
Bác sĩ mới đề xuất Marissa vận dụng phương pháp kích thích buồng trứng để mang thai. Đây là cách điều trị sinh sản đơn giản, bao gồm uống thuốc và tiêm chích nhằm giúp trứng phát triển đến trưởng thành và chín, rụng. Chỉ trong vòng 4 tháng, Marissa đã đậu thai lần lượt 2 cậu con trai.
Tính đến thời điểm trước khi mang thai đứa con thứ 2, Marissa đã trải qua 300 mũi tiêm, 60 xét nghiệm máu, 30 lần chụp scan, uống thuốc, châm cứu… và tiêu tốn 100 nghìn USD (hơn 2,3 tỷ đồng). May mắn là cuối cùng, vợ chồng cô cũng tìm được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Theo lời Tiến sĩ Michelle Wellman, chuyên gia thụ tinh nhân tạo, đôi khi các chuyên gia y tế cần phải quay lại vận dụng các phương pháp cơ bản và tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự của bệnh nhân là gì để đưa ra cách thức điều trị hợp lý.
(Nguồn: Dailymail)
Theo Helino
Tầm soát bệnh tan máu bẩm sinh trước khi sinh con
Nguyễn Hồng (26 tuổi, TP Yên Bái) hỏi: "Trong gia đình chồng sắp cưới của tôi có một người thân bị bệnh tan máu bẩm sinh nên việc điều trị rất tốn kém. Tôi tìm hiểu thì được biết bệnh này có di truyền. Có cách nào để sinh con khỏe mạnh nếu chồng tôi có mang gien bệnh này?".
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, trả lời: Hiện nay ở Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gien bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia).
Bệnh có 2 biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh thường chậm phát triển thể chất, có nhiều biến chứng do tình trạng thiếu máu và quá tải sắt gây ra. Bệnh thalassemia điều trị rất gian nan, thông thường người bệnh muốn sống đến khoảng 30 tuổi thì chi phí phải mất đến 3 tỉ đồng.
Ảnh minh họa: Internet
Các bạn trẻ trước khi bước vào hôn nhân nên khám sàng lọc tiền hôn nhân và sàng lọc trước sinh đối với bệnh thalassemia. Đặc điểm di truyền của bệnh này là nếu 2 người mang gien thalassemia kết hôn với nhau thì con sinh ra có 25% khả năng bị bệnh. Nếu xét nghiệm mà phát hiện một trong 2 người mang gien bệnh thì việc kết hôn cũng cần được tư vấn.
Tại Việt Nam, nếu các cặp vợ chồng mang gien bệnh muốn sinh con khỏe mạnh có thể chẩn đoán trước sinh khi mang thai, thụ tinh nhân tạo và chẩn đoán trước chuyển phôi.
Theo phunusuckhoe
Sau 30 năm, cô gái phát hiện mẹ mình hết vô sinh vì bác sĩ 'nhân tiện' dùng tinh trùng của mình cấy vào buồng trứng Một câu chuyện ngỡ trong phim nay lại xuất hiện giữa đời thực. Eve Wiley là một cô gái xinh đẹp đang sống tại Mỹ. Mẹ của Eva năm xưa phải dùng đến tinh trùng được hiến tặng mới có thể sinh ra cô. Năm 17 tuổi, Eve tình cờ gặp ông Steve Scholl, người đàn ông nhân hậu đã hiến tặng tinh...