Vợ chồng chán nhau có nên buông tay để giải thoát cho cả hai?
Hôn nhân là mồ chôn của tình yêu mà cũng có thể là thiên đường của hạnh phúc.
Để đi đến thiên đường thì phải giẫm qua bao nhiêu gai góc, phải vượt qua bao nhiêu khổ ải. Tiếc thay, nhiều người chưa nhìn thấy đích, khi vợ chồng chán nhau đã vội buông tay quá dễ dàng.
Xã hội hiện đại, chuyện vợ chồng ly hôn rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ: Chồng ngoại tình, vũ phu hoặc vô tâm, vợ chồng hết yêu thương, không tìm được tiếng nói trong hôn nhân… Ngoài những điều đó thì còn một nguyên nhân nữa đó chính là sự nhàm chán trong hôn nhân. Hai người sống với nhau, mỏi mệt trong chính trách nhiệm và bổn phận của mình.
Sự nhàm chán có thể khiến hôn nhân đổ vỡ – Ảnh minh họa: Internet
Sự nhàm chán trong hôn nhân là chiếc thòng lọng siết chặt hạnh phúc một cách từ từ. Ngày xưa, chỉ cần ngồi với nhau đã thấy hạnh phúc ngập tràn. Bây giờ, sau thời gian ở công sở về nhà nhìn vào mắt chồng hay vợ chỉ thấy sự thất vọng. Chẳng thích nói chuyện, không muốn giãi bày những vướng mắt trong lòng, càng ngày khoảng cách của vợ chồng càng xa nhau… Nếu vợ chồng không nhìn ra được vấn đề, không có ý thức cải thiện, không thay đổi thì hôn nhân đổ vỡ là điều sớm hay muộn.
Khi vợ chồng chán nhau thì có nên buông tay để người kia được tiếp bước con đường hạnh phúc hay không? Đó là câu hỏi hầu như ai cũng đặt ra khi hôn nhân trục trặc. Không ít lần chúng ta được nghe những câu nói đại loại như: “Không hạnh phúc thì buông tay đi cho nhẹ lòng”, “sống một mình vẫn tốt hơn là sống với nhau nhưng chẳng còn tình yêu…”. Nhưng buông tay rồi, biết bao nhiêu người hối hận về quyết định quá vội vàng của mình. Giá như lúc trước dẹp bớt cái tôi, biết lắng nghe nhiều hơn thì hôn nhân đã không đổ vỡ. Thực tế, nhiều người sau khi tan vỡ mới nhận ra sự quan trọng của gia đình. Nhưng bát nước đã đổ đi thì chẳng thể lấy lại được, bởi thế hãy cân nhắc trước khi đưa ra bất kì quyết định nào.
Thực tế, nhiều người sau ly hôn đã nhận ra mình đã bỏ cuộc quá dễ dàng – Ảnh minh họa: Internet
Thay vì ngồi oán trách đối phương, kêu gào người đó cho những gì mình muốn thì tại sao chúng ta không thay đổi để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình? Hãy tìm lại những lỗ hổng để trống bấy lâu nay mà cuộc sống vợ chồng đã quên mất đi từ lâu. Mỗi một tuần hãy thử nhắn tin cho nhau vài ba câu yêu thương, bỏ hết gánh nặng cuộc đời cho nhau một không gian thoải mái như ngày đầu mới yêu.
Một ngày hãy bớt vài tiếng càu nhàu, than trách. Đừng chỉ chăm chăm nhìn vào khuyết điểm và thổi phồng nó lên mà hãy nhìn vào điểm tốt của chính người bạn đời của mình. Được sống gần nhau, được chia sẻ cho nhau mỗi ngày đó là một diễm phúc! Ta chẳng bao giờ biết được điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai, vì thế hãy yêu thương nhau nhiều hơn để sau này ta chẳng bao giờ hối tiếc.
Video đang HOT
Hôn nhân là địa ngục hay thiên đường đều tùy vào cách ứng xử của mỗi người – Ảnh minh họa: Internet
Hãy cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong công việc, cũng như trong cuộc sống để đối phương biết rằng cuộc đời này vẫn luôn có một người sẵn sàng ở bên cạnh lắng nghe mỗi khi người bạn đời mệt mỏi.
Hôn nhân là mồ chôn của tình yêu mà cũng có thể là thiên đường của hạnh phúc. Để đi đến thiên đường thì phải giẫm qua bao nhiêu gai góc, phải vượt qua bao nhiêu khổ ải. Tiếc thay, nhiều người chưa nhìn thấy đích đến đã vội buông tay nhau quá dễ dàng.
Nam Khuê
Những gia vị khắc "cô Vi"
Mùa "cô Vi", các bà mẹ nên vào bếp nhiều hơn, và học cách tận dụng các gia vị "khắc cô Vi" cho bữa cơm an toàn của gia đình mình.
Mùa dịch bệnh Covid-19, nhiều gia đình chọn cách ăn uống ở nhà, giảm hẳn một khoản chi phí kha khá đi ăn ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Những bà nội trợ ra sức chế biến, đổi món mỗi ngày trong vui vẻ chứ không càu nhàu, cau có mỗi khi làm mệt mà không ai phụ giúp. Bởi, mọi thành viên trong gia đình về nhà đúng giờ cơm chiều mà trước kia có thể là: con trai tới lớp học, con gái sau giờ làm việc còn lang thang mua sắm với bạn, rồi ăn ngoài, ông chồng thì làm "vài ve" mới về với vợ khiến mâm cơm ít khi đông đủ. Nấu ra mà không ai ăn thì quả là buồn.
Buổi sáng, ông chồng và con trai chịu khó ngồi vào bàn ăn. Có gì ăn nấy. Mì gói nấu với thịt bò, bánh mì trứng, pa-tê, thịt nguội, bánh hỏi, cơm rang... Thêm ly cà phê cho mỗi người nữa là ổn cái bao tử.
Con gái mang cà-mèn cơm trưa, chồng và con trai có cơm căng-tin rồi.
May mắn cho gia đình này là có bà mẹ vừa nghỉ hưu nên thuận lợi. Còn những gia đình khác thì sao? Một bà mẹ cho biết, chỉ cần chịu khó dậy sớm một chút là ổn, có cơm nóng mang theo đi làm, chồng con có thức ăn sáng ở nhà.
Cái tâm lý nhìn đâu cũng thấy vi trùng là có thật trong mùa "cô Vi" này. Đi về rửa tay ngay, cảm giác túi xách, ví, khẩu trang, găng tay, điện thoại... thân cận thế mà bây giờ phải luôn nhìn chúng với con mắt cảnh giác.
Các bà mẹ nghiên cứu thực phẩm "khắc tinh cô Vi", sao cho mọi người trong gia đình tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Bà nội trợ luôn chuẩn bị những gia vị như gừng tươi cho món cá kho, thịt gà kho; sả cây cho món cà-ri, bún bò... hay nấu nước với gừng, chanh uống thay nước mỗi ngày... Và một gia vị không thể thiếu là tỏi. Ông bà xưa dạy đó là hàng rào phòng thủ tốt nhất cho chứng cảm cúm.
Mỗi tuần, bà mẹ chịu khó ngồi lột khoảng lạng tỏi, cắt lát mỏng ngâm giấm, thêm xíu đường, muối, cho vào hũ, ai muốn ăn thì lấy ra ăn. Món thịt luộc, cá chiên không thể thiếu nước mắm ớt tỏi. Con gái sợ ăn tỏi có mùi thì bà mẹ làm món cháy tỏi, xào rau muống, rau lang, thịt bò; nêm tỏi phi cho món canh chua...
Bà mẹ chịu khó ngắm nghía kệ gia vị trong siêu thị, có hũ bột tỏi tiện dụng ướp các món chiên, nướng như: thịt (heo, bò, gà) ướp với hành, tiêu, bột tỏi, gia vị... rồi chiên bằng nồi chiên không dầu.
Hành lá chủ yếu dùng trong các món nêm như canh, xào, phở, bún, bánh canh. Bà mẹ biến tấu thêm hẹ, vừa ngon lại có công dụng "khắc cô Vi". Ông bà xưa nói rồi, hẹ bổ phổi, trị ho rất tốt.
Hẹ có thể ăn sống như các loại rau thông thường khác. Món thịt luộc, trứng cuốn, không thể thiếu hẹ. Tác dụng của hẹ không chỉ là tạo vị ngon, mà còn về mặt bài trí, sắp đặt. Vài cọng hẹ ló ra một đầu cái gỏi cuốn tạo sự hấp dẫn và đặc trưng riêng cho món này. Vị hơi hăng nồng của hẹ sẽ phụ trợ cho vị chua của khế, chát của chuối sống, và vài mùi vị rau thơm khác, tạo cho món gỏi cuốn cái ngon khác biệt.
Món nem nướng cũng là món ăn có nhiều gia vị "khắc cô Vi". Trong cái cuốn nem nướng ngoài thịt nướng chủ đạo, còn có hẹ phòng ngừa bệnh phổi, cảm ho, thêm vị chua của xoài, rồi vị tỏi (loại tỏi tép nhỏ xíu, thơm, ít cay) và hành, cà rốt ngâm giấm chua ngọt. Quá nhiều vitamin trong cái món đơn giản này.
Nếu chịu khó nữa, bà mẹ có thể làm món dưa giá. Ngoài đu đủ xanh, củ đậu, giá, dứt khoát phải có hẹ. Vị hăng của hẹ khiến dưa giá ngon hơn, ăn với món cá kho còn có thể khử mùi tanh của cá.
Nấu nồi phở hay bánh canh, bà mẹ gộp hành lá và hẹ xắt nhỏ làm rau nêm. Với các món canh bầu, bí... bà mẹ cũng có thể nêm cách này.
Ngoài ra, món canh hẹ nấu với đậu hũ và thịt nạc cũng ngon và bổ dưỡng. Đơn giản nữa, nấu một nồi xúp với xương. Đến khi nào ăn mới nấu sôi lại rồi múc mỗi người một tô đã đập cái trứng gà vào. Cuối cùng, rải nhiều hẹ và hành phi. Nhìn các thành viên trong gia đình xì xụp với món canh, gương mặt, ánh mắt bà mẹ rạng ngời hạnh phúc.
Mẹ kể chuyện ngày xưa, cái thời đương tuổi ăn tuổi lớn mà ở quê hiếm thức ăn ngon, xế chiều ngủ dậy đã thấy bà ngoại làm sẵn món xác đậu xào hẹ. Xác đậu là phần xơ còn lại khi người ta làm đậu hũ. Xác đậu xào với dầu rồi cho hẹ vào đảo chín, nêm nếm vừa ăn. Món này ăn với bánh tráng nướng. Món ăn con nhà nghèo giờ chỉ còn trong ký ức, bởi xác đậu không còn thấy bán ở chợ nữa.
Mùa "cô Vi", các bà mẹ nên vào bếp nhiều hơn, và học cách tận dụng các gia vị "khắc cô Vi" cho bữa cơm an toàn của gia đình mình.
Kim Duy
Nỗi khổ của những bà vợ lấy phải chồng quá hiếu thuận Nhiều người cứ nghĩ rằng người đàn ông luôn chăm lo cho bố mẹ, anh em thì sẽ làm chồng, làm cha tốt, nhưng thực tế chưa hẳn đã như thế. Nguy cơ tan vỡ gia đình vì chồng quá hiếu thảo Lan lấy chồng là con trai thứ 2 trong một gia đình có 3 anh em trai. Tuy vậy, Tuấn, chồng...