Vợ chồng CEO Alibaba Nguyễn Thái Luyện kháng cáo kêu oan
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai cùng 2 em trai Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh vừa có đơn kháng cáo kêu oan.
Chiều 16/1, trả lời PV VTC News, Thẩm phán Trần Minh Châu, Chủ tọa phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ lừa đảo và rửa tiền xảy ra tại Công ty Alibaba cho biết, hiện tòa đã nhận được đơn kháng cáo của 14/23 bị cáo trong vụ án.
Trong 14 đơn kháng cáo, có đơn của Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai cùng 2 em trai Nguyễn Thái Lực và Nguyễn Thái Lĩnh.
Thẩm phán Trần Minh Châu tại phiên xử sơ thẩm vụ án Công ty Alibaba. (Ảnh: Thy Huệ)
“Có 14 người kháng cáo, chủ yếu là vợ chồng Nguyễn Thái Luyện và 2 em ruột của Luyện. Luyện vẫn kêu oan, kêu không phạm tội lừa đảo. Vợ thì kháng cáo về 2 tội danh. Trước ở tòa thì kêu oan về tội rửa tiền, giờ thì kêu oan về tội lừa đảo”, Thẩm phán Trần Minh Châu nói.
Trước đó, ngày 29/12/2022, sau hơn 2 tuần xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM tuyên án chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Luyện có trách nhiệm trả cho 4.550 bị hại số tiền hơn 2.400 tỷ đồng.
Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện là người chủ mưu, cầm đầu, giữ vai trò điều hành xuyên suốt chỉ đạo toàn bộ hoạt động Công ty Alibaba và 22 pháp nhân liên quan… do đó cần áp dụng điểm A, khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự để xử phạt đối với bị cáo.
“Mặc dù HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như luật sư trình bày dành cho bị cáo, nhưng xét số tiền bị cáo chiếm đoạt của các bị hại đặc biệt lớn, không chỉ xâm phạm quyền sở hữu của người khác mà còn phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của Nhà nước nên cần có mức hình phạt nghiêm khắc nhất”, HĐXX nêu.
Khi được nói lời sau cùng, Nguyễn Thái Luyện nhận toàn bộ trách nhiệm dân sự, Luyện xin HĐXX không xem xét trách nhiệm dân sự với những bị cáo khác là nhân viên của mình.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện và vợ là Võ Thị Thanh Mai. (Ảnh: Thy Huệ)
Về trách nhiệm hình sự, Luyện mong HĐXX xem xét cho các nhân viên của mình được hưởng mức án tù hợp lý để họ có thể làm lại cuộc đời: “Các bị cáo khác cũng chỉ vì tin tưởng lời của bị cáo, thực tế các bị cáo này không biết gì hết, không hưởng lợi”.
Con bị cáo Võ Thị Thanh Mai, trong các phiên sơ thẩm, Mai luôn nói cảm thấy bị oan khi bị truy tố tội rửa tiền. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi về các khoản chi số tiền đã rút, Mai lại không chịu nói.
“Bị cáo bị truy tố tội rửa tiền thì bị cáo thấy mình bị oan”, Võ Thị Thanh Mai nói.
Trước tòa, Võ Thị Thanh Mai vừa khóc vừa nói, đã rút 13 tỷ đồng tiền mặt để trả nợ (3 tỷ đồng) và chi cho một người khác (9 tỷ đồng). Chủ tọa hỏi chi cho ai thì Mai khai “không tiện nói tên”.
Đến 29/12/2022, HĐXX tuyên phạt bị cáo Võ Thị Thanh Mai 20 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 12 năm tù về tội rửa tiền, tổng hình phạt 30 năm tù.
HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Lực 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 10 năm tù tội rửa tiền, tổng hình phạt 27 năm tù; bị cáo Nguyễn Thái Lĩnh bị tuyên án 17 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Lời khai mâu thuẫn giữa vợ và em trai Nguyễn Thái Luyện
Trả lời thẩm vấn, bị cáo Võ Thị Thanh Mai cho rằng cáo buộc rửa tiền là oan sai, còn Nguyễn Thái Lực (em trai Nguyễn Thái Luyện) khai rút tiền theo chỉ đạo của chị dâu.
Sáng 9/12, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử Nguyễn Thái Luyện, 36 tuổi, Chủ tịch Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba và 22 đồng phạm về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Rửa tiền.
Rút tiền theo chỉ đạo của chị dâu
Trả lời thẩm vấn của HĐXX về hành vi rửa tiền, bị cáo Võ Thị Thanh Mai (Giám đốc Công ty CP Alibaba Law Firm, vợ Luyện) cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo tội danh trên là oan sai. Bị cáo Mai khai không chỉ đạo em chồng là Nguyễn Thái Lực (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Địa Ốc Xanh, em ruột Luyện) và Huỳnh Thị Kim Thắng (Kế toán trưởng Công ty Alibaba) rút tiền như cáo trạng truy tố. Mai cho rằng thời điểm đó mọi người tự làm việc của mình, không ai chỉ đạo.
"Hôm 18/9/2019, bị cáo có mặt tại công ty nhưng không biết bị khởi tố. Trước đó, bị cáo nhờ Thắng đứng tên trên sổ tiết kiệm 30 tỷ đồng nhưng bị cáo đang cầm cố sổ đó để vay ngân hàng 18 tỷ. Thời điểm đó, Thắng sợ liên quan khoản vay nên đã chuyển lại trả cho bị cáo", Mai trình bày.
Bị cáo Nguyễn Thái Lực tại tòa. Ảnh: Duy Hiệu.
Trong khi đó, Huỳnh Thị Kim Thắng khai làm mọi việc theo sự chỉ đạo của Võ Thị Thanh Mai. Còn bị cáo Nguyễn Thái Lực khai rằng do không am hiểu pháp luật, tin tưởng vào anh trai là Nguyễn Thái Luyện nên bị cáo buộc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
"Anh Luyện kêu bị cáo phụ anh việc trợ lý, bị cáo chỉ nhận chuyển thông tin pháp lý từ các công ty về cho anh Luyện chứ không làm việc gì khác", Lực nói.
Đối với hành vi rửa tiền, Nguyễn Thái Lực khai nhận lệnh từ Võ Thị Thanh Mai đi rút tiền giao lại cho Mai. "Chị Mai nói bị cáo ra ngân hàng rút xong đưa về cho chị, bị cáo làm theo và giao tiền cho chị Mai tại trụ sở Công ty Alibaba. Lúc đó chị có chị Mai và bị cáo, còn tiền để trong bao tải", Lực cho rằng chỉ làm theo lệnh của Mai, bị cáo không cất giấu, không biết số tiền phạm pháp, không tư lợi cá nhân...
Không xin lập dự án khi bán đất cho khách hàng
Trước đó, trả lời HĐXX, bị cáo Nguyễn Thái Luyện bác bỏ một số nội dung trong cáo trạng. Tuy nhiên, Luyện thừa nhận bản thân là người có quyền quyết định về chủ trương, nguồn đất, giá đất do có kinh nghiệm, từng làm nhiều công ty về bất động sản. Sau đó, Luyện chỉ đạo các nhân viên dưới quyền thực hiện việc vẽ dự án, quảng cáo và bán hàng.
Nguyễn Thái Luyện khai lập 22 công ty và chỉ đạo các nhân viên đứng tên làm giám đốc hoặc đại diện pháp luật vì muốn cấp dưới phát triển được doanh nghiệp riêng. Do các nhân viên chưa đủ năng lực nên họ đứng tên các pháp nhân cho Luyện.
"Những người đứng tên 22 pháp nhân này không được hưởng lợi gì, họ chỉ được nhận lương cho công việc họ đang phụ trách ở Alibaba. Con dấu của các công ty này là do vợ bị cáo (Võ Thị Thanh Mai) quản lý. Mọi thu chi, bị cáo không trực tiếp quản lý mà giao cho vợ và người quản lý tài chính của công ty", Nguyễn Thái Luyện khai.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện. Ảnh: Duy Hiệu.
Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc có xin lập dự án ở địa phương khi làm các dự án để bán cho khách hàng, Luyện khẳng định không xin lập dự án của Nhà nước mà luật quy định người sử dụng đất có quyền làm cho thửa đất của mình tăng giá trị. Do đó, bị cáo mua đất, tách thửa để bán.
Các bị cáo khác khai đứng tên lãnh đạo các công ty con của Công ty Alibaba nhưng chỉ nhận mức lương như nhân viên bán hàng và khoản lợi nhuận theo doanh số. Nhiều bị cáo mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt vì sau khi làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, họ đã nhận thức được hành vi vi phạm pháp luật.
Theo cáo trạng, ngày 21/11/2018, Võ Thị Thanh Mai chỉ đạo Nguyễn Thái Lĩnh (em ruột Luyện) nộp 50 tỷ đồng vào tài khoản của Nguyễn Thái Lực. Đây là số tiền khách hàng thanh toán mua nền đất tại Công ty Alibaba. Sau đó, theo chỉ đạo của Mai, Lực rút 31 tỷ đồng, mở sổ tiết kiệm cho Huỳnh Thị Kim Thắng đứng tên.
Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Mai, Thắng rút số tiền 18 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm, mua 2 căn nhà ở Đồng Nai cùng đứng tên với Nguyễn Thái Lực. 13 tỷ đồng còn lại vẫn giữ trong sổ tiết kiệm.
Ngày 18/9/2019, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra thi hành lệnh bắt và khám xét trụ sở công ty và các chi nhánh Công ty Alibaba, Võ Thị Thanh Mai, Thắng và Lực biết rõ số tiền 13 tỷ đồng còn lại trong sổ tiết kiệm có nguồn gốc bất hợp pháp. Hôm sau (19/9/2019), Mai chỉ đạo Thắng chuyển toàn bộ số tiền gốc và lãi hơn 13,9 tỷ đồng vào tài khoản do Mai đứng tên mở tại Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Mai chuyển 13 tỷ đồng vào tài khoản của Lực, rồi chỉ đạo Lực rút ra, giao lại cho Mai. Quá trình điều tra, Mai khai đã sử dụng hết số tiền đó vào việc cá nhân và trả nợ. Đến nay, cơ quan điều tra chưa thu hồi được.
Cựu thiếu tướng cảnh sát biển Lê Văn Minh xin giảm nhẹ hình phạt Sau khi tòa án quân sự Quân khu 7 tuyên án sơ thẩm, cựu thiếu tướng cảnh sát biển Lê Văn Minh cùng 5 bị cáo khác có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Còn cựu đại tá Nguyễn Thế Anh cùng em họ kháng cáo kêu oan. Cựu thiếu tướng Lê Văn Minh (áo trắng) tại phiên tòa sơ thẩm -...