Vợ choáng khi mở nồi tôm do chồng tạo nên, lời dặn dò khi ăn còn gây chú ý hơn
OCD – rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn đặc trưng bởi những hành vi, suy nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa để giảm bớt căng thẳng, lo âu.
Thông thường trong hầu hết các gia đình, người vợ luôn được coi là nhân vật giữ gìn sự ngăn nắp, gọn gàng cho ngôi nhà. Không ít lần trên các hội nhóm mạng xã hội, dân mạng được dịp nghe những lời than thở của các cô vợ về bản tính bừa bộn, lôi thôi của chồng. Nhưng trong câu chuyện đang được chia sẻ gần đây, tình huống hoàn toàn ngược lại.
Một cô gái đã chia sẻ thói quen dở khóc dở cười của chồng liên quan đến vấn đề quá ám ảnh về sự ngăn nắp, trật tự. Khác với những chị vợ suốt ngày phải cằn nhằn chồng dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc đúng nơi chốn, chủ bài viết hoàn toàn không cần phải lo lắng đến việc này.
“Cảm giác thế nào khi có chồng bị OCD?
Nay dở nồi cơm ra ăn cơm thấy mấy con tôm mà em choáng luôn, chồng em còn dặn ăn thì gắp từng con từ bên trái sang bên phải nhé.
Cái gì cũng phải ngay ngắn, từ đôi dép, cái khăn, cái chăn, cái gối giờ đến cả thực phẩm cũng phải xếp theo hàng luôn. Vợ động đến đồ gì là liếc mắt từ đầu đến cuối xem đồ vật có được để đúng vị trí không, nhiều khi bận chưa dọn dẹp kịp là ổng vừa mắng vừa trình bày lại như cũ thì mới yên thân. Mấy nữa em mua cá chi chi về cho tha hồ mà xếp”.
Cụ thể, cô đăng tải nồi tôm rim được xếp ngay hàng thẳng lối khiến người nhìn thoáng qua tưởng là tác phẩm đùa vui trong lúc rảnh rỗi của một ai đó. Tuy nhiên, theo như lời chia sẻ của chủ bức ảnh, những con tôm được chồng cô sắp xếp hoàn toàn có chủ đích, không quên kèm lời dặn ăn theo thứ tự từ trái sang phải.
Không chỉ đối với nồi tôm rim, mà vốn dĩ, chồng cô từ trước đến nay vẫn luôn có sự ám ảnh bởi sự ngăn nắp, trật tự. Hễ cô sắp xếp mọi thứ trong nhà không đúng vị trí là liền bị chồng “chấn chỉnh” ngay. Đến khi thói quen này lấn sân sang cả món ăn, cô gái không nhịn được cười nên đã đăng đàn “bốc phốt” anh chồng khó tính của mình.
Hình ảnh nồi tôm rim thú vị này đã thu hút rất nhiều người có chung nỗi “ám ảnh” như anh chồng trong câu chuyện vào bình luận xôn xao. Đã có không ít bình luận hài hước “chê” những con tôm vẫn chưa được sắp xếp đủ chuẩn và lập tức góp ý.
Nhiều ý kiến vẫn chưa hài lòng với cách sắp xếp được cho là chưa đủ “trật tự” của người chồng.
Dân mạng nhiệt tình đã chỉ ra những điểm “bất ổn” trong nồi tôm.
“Đầu tôm vẫn lệch, chưa quay về 1 hướng, hàng lối vẫn còn chưa thẳng”.
“Giống mình thiệt á nhưng không tới mức xếp tôm như thế này”.
“Quả ớt vẫn để nguyên cuống, làm tôi thấy khó chịu. Có nghĩa vẫn chưa đến mức OCD đâu”.
“Chính ra nên xếp từ trái qua phải xong theo quy tắc từ nhỏ tới lớn nữa. Chứ vẫn hơi lộn xộn nha bạn. Kêu chồng là mình xin góp ý vậy ạ!”.
Tăng Duy Tân - chủ nhân hit Bên Trên Tầng Lầu: Anh Tùng Dương khuyên tôi "đừng đi theo dòng nhạc của anh"
Mất hơn hai năm kể từ khi ra mắt với ca khúc đầu tiên để được khán giả biết đến, Tăng Duy Tân - chàng ca sĩ gốc Quảng Trị vẫn luôn chân thành và bền bỉ với âm nhạc.
Tăng Duy Tân chia sẻ chân thành về sự nghiệp âm nhạc và cuộc sống
Là một trường hợp "hiếm" của Vpop, anh chàng ca - nhạc sĩ trẻ Tăng Duy Tân từng bước định hình bản thân qua những năm bền bỉ âm thầm làm nhạc. Được giới trẻ biết đến đông đảo với những bản hit TikTok đình đám, chủ nhân hit Bên Trên Tầng Lầu mất hơn 2 năm kể từ ca khúc debut để được khán giả nhớ mặt đặt tên. Gặp gỡ Tăng Duy Tân, nghe anh chàng chia sẻ về niềm đam mê với âm nhạc, những tâm tư tình cảm bên trong các sáng tác và quá trình anh tự hoàn thiện hình ảnh nghệ sĩ của bản thân giúp công chúng có cái nhìn rõ hơn với nghệ sĩ trẻ nổi lên từ âm nhạc xu hướng.
Kể từ ca khúc đầu tiên Tình Đầu phát hành 2020, dù đạt được thành tích tốt nhưng đến hiện tại cũng đã hai năm khán giả mới bắt đầu biết đến Tăng Duy Tân là ai, bạn nghĩ thế nào về chuyện này?
Video đang HOT
Đó là một điều khá là may mắn đối với tôi, vì trước đây tôi còn không nghĩ là mình được như bây giờ. Từ sản phẩm Tình Đầu, cho đến Không Phai (05), Dạ Vũ tôi chỉ viết bài sau đó đăng lên mạng, cũng ít khi làm hình ảnh kèm theo nên ban đầu mọi người chỉ biết đến nhạc thôi, còn giờ mọi người đã bắt đầu biết đến tôi khiến tôi cảm thấy rất vui.
Tăng Duy Tân từng chia sẻ bạn cảm thấy hài lòng về việc mình là một nghệ sĩ "lowkey", vậy Tân định nghĩa như thế nào về "nghệ sĩ lowkey"? (PV- Lowkey là từ tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là khiêm tốn, không phô trương, một cách kiềm chế. Từ Lowkey được sử dụng để nói về những con người khiêm tốn, không khoe khoang, không phô trương, biết kiềm chế cảm xúc, sâu lắng, nhẹ nhàng, trầm tư và có lối sống kín đáo).
Về từ "lowkey", định nghĩa của nó không được rõ ràng cho lắm nên tôi sẽ nói quan điểm cá nhân về điều này. Đối với riêng tôi, lowkey trong âm nhạc nghĩa là tôi tạo ra sản phẩm, hát sản phẩm đấy và đưa lên các phương tiện nhạc số và chỉ dừng lại ở đấy. Đến thời điểm trước khi Bên Trên Tầng Lầu được đông đảo khán giả biết đến, thì mọi thứ về Tăng Duy Tân là âm nhạc chứ không phải những khía cạnh khác như ngoại hình hay các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống cá nhân.
Âm nhạc của Tăng Duy Tân có đặc điểm gì thu hút giới trẻ đến như vậy?
Việc tôi liên tục có sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên TikTok và sau đó tạo điều kiện cho bài hát được nhiều khán giả biết đến hơn làm cho tôi khá hạnh phúc. Trước đây, tôi và ekip không nghĩ đến lý do tại sao âm nhạc của mình lại được giới trẻ yêu thích đến như thế. Nhưng hiện tại, hàng ngày đọc các bình luận của khán giả, từ những sự góp ý, lời khen, lời chê của mọi người thì tôi kết luận được lý do khán giả cảm thấy nhạc mình thú vị và sử dụng nhiều chính là do dễ tiếp cận.
Tôi có một công thức. Khi sản xuất nhạc, phải đáp ứng được những yếu tố sau: Thứ nhất là bản thân tác giả phải sướng, vì tôi tin vào tai nghe của mình. Sau đó tôi mới cân nhắc việc mình là một người ca sĩ, và nhiệm vụ đó là truyền tải nội dung, cân đối làm sao để giai điệu, lời bài hát bám sát, đồng cảm, dễ nghe, dễ thuộc và gần gũi với khán giả. Tôi nghĩ những sự chú ý cần thiết của tôi trong quá trình làm nhạc đã phần nào đó giúp cho mọi người dễ tiếp cận.
Thời gian ban đầu tôi làm nhạc tôi đưa cá tính của mình vào, cái tôi cao quá nên chỉ bản thân mình mới nghe được thôi. Lúc đấy tôi chưa thật sự nghĩ đến việc khán giả nghe sẽ cảm thấy thế nào. Nhưng càng lâu dần, khi mọi người đã biết đến nhạc của tôi nhiều hơn thì tôi mới bắt đầu suy nghĩ đến việc mình là ca sĩ, việc chính của mình là truyền tải thông điệp qua giọng hát đến với khán giả. Vậy phải làm sao để khiến khán giả hiểu rõ nội dung bài hát nhiều nhất có thể. Do đó tôi đã cố gắng làm cho bài hát đơn giản, nghe bắt tai, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ hát lại.
Những ca khúc của bạn như Dạ Vũ, Ngây Thơ hay Bên Trên Tầng Lầu đã đạt được nhiều thành tích nhất định và còn phổ biến ra nước ngoài. Vậy bạn có cảm thấy hài lòng với những gì mình đã đạt được?
Tôi có hài lòng, và còn cảm thấy vô cùng may mắn. Tôi không thể tưởng tượng được việc mình hát một bài hát bằng tiếng Việt và được bạn bè quốc tế đón nhận. Mặc dù thành tích khi so sánh thì có thể tôi chưa bằng ai, nhưng việc được khán giả nước ngoài tìm hiểu và đặt câu hỏi tại sao nhạc Việt lại thú vị thế này làm tôi hạnh phúc.
Vậy bạn có định hướng mang âm nhạc Việt Nam ra nước ngoài?
Theo tôi thì đây là suy nghĩ hơi kiêu ngạo. Ở thời điểm hiện tại, tôi chỉ biết là phải tiếp tục thôi, làm những thứ mà mình làm tốt và mong là những sản phẩm trong tương lai bằng một cách nào đó có thể được đông đảo bạn bè quốc tế tiếp cận và đón nhận hơn.
Trong những sáng tác của mình, đâu là ca khúc mà bạn cảm thấy tâm đắc và có nhiều kỉ niệm nhất?
Có lẽ là bài Tình Đầu. Đây là bài đặc biệt nhất đối với tôi vì chính là nhiên liệu để tôi đi tiếp. Tình Đầu được làm từ cuối năm 2019 và đăng tải đầu 2020, đó là thời điểm cả tôi và công ty ở trong giai đoạn khó khăn. Sau đó tôi xin phép công ty được vào Sài Gòn hoạt động và thật may mắn khi tôi vừa vào thì bài Tình Đầu được mọi người đón nhận. Chính sự đón nhận đấy là khích lệ cực lớn để tôi tiếp tục con đường âm nhạc. Khi ấy anh em đã nói với nhau rằng nếu Tình Đầu thất bại thì thôi, coi như xong. Cuối cùng Tình Đầu giúp cho tôi có nền tảng đầu tiên vững chắc, không có Tình Đầu sẽ không có Tăng Duy Tân bây giờ và những bài sau.
Gần đây, nhiều clip trình diễn của Tăng Duy Tân trở thành chủ đề hot trên MXH và nhận nhiều ý kiến trái chiều về giọng hát. Bạn nghĩ thế nào về những lời khen, chê, góp ý có phần thẳng thắn của khán giả?
Khán giả chính là nguồn động lực để tôi quay lại. Tôi bắt đầu đi hát từ năm 2014, thời điểm ấy tôi thường hát ở các quán cà phê, phòng trà và tôi thừa nhận rằng lần hát live mới đây tôi đã làm mọi người thất vọng.
Nhưng tôi không còn cách nào khác cả, vì lúc đó tôi vừa khỏi bệnh Covid, sức khoẻ không ổn định nhưng vẫn phải cố gắng hoàn thành những gì mình đã kí kết. Bây giờ tôi đã bắt đầu chạy bộ, tập chạy bộ, ăn uống lành mạnh, thức dậy đúng giờ và tập thanh nhạc đều đặn để có thể sớm hồi phục nhất vì tôi biết di chứng hậu Covid kéo dài tận 3 tháng và sẽ rất ảnh hưởng trong giai đoạn này, khá là quan trọng với tôi. Tôi hứa trong tương lai tình trạng đó sẽ không xảy ra nữa.
Tăng Duy Tân định danh âm nhạc của mình là gì? Thế mạnh của bạn là ballad như Tình Đầu, Ai Đó Không Phải Anh hay những bản phối catchy đã làm nên tên tuổi?
Đối với tôi, tôi định danh dòng nhạc của mình mà mọi người đang được tiếp cận và đón nhận là nhạc pop nhưng dùng bản phối có base 808 (PV-nhịp trống được nhóm nhạc hiphop nổi tiếng Beastie Boys sử dụng đặc trưng). Đó là sự kết hợp tôi thấy rất thú vị ngay khi tôi quen Phong Max, về dòng nhạc sở trường của tôi thì vẫn là pop.
Tăng Duy Tân và Phong Max được đánh giá như một cặp đôi ca sĩ - DJ "cặp bài trùng", kết hợp ăn ý với nhau. Cơ duyên nào đưa hai bạn đến với những màn hợp tác triệu view như hiện tại?
Đó là một lần rất tình cờ Phong Max remix bài Tình Đầu và tôi rất thích bản đấy. Tôi liên hệ với bạn quản lý của Phong Max và sau khi trao đổi qua lại một thời gian thì mời Phong tham gia vào Big Arts, công ty tôi đang hoạt động. Ngây Thơ chính là sản phẩm đầu tiên tôi làm cùng Phong Max sau khi vào công ty, trước ấy thì có Không Phai (05).
Bạn là một hiện tượng Vpop khá lạ và nổi lên nhờ bàn đạp TikTok. Việc âm nhạc phổ biến và lên xu hướng trên MXH rõ ràng sẽ tồn tại ưu điểm và nhược điểm với chính nghệ sĩ thể hiện. Đối với Tăng Duy Tân, TikTok đã thay đổi sự nghiệp âm nhạc của bạn như thế nào?
Đầu tiên tôi xin chia sẻ thật là tôi không biết chơi TikTok. Nhưng tôi lại có mối duyên rất lớn với TikTok khi rất nhiều ca khúc của tôi được người dùng và các nhà sáng tạo nội dung sử dụng, nghe và cảm thấy hợp với ý tưởng video của họ. Những bạn ấy sử dụng nhạc của mình làm nội dung góp phần lan toả các bài hát. Tôi nhớ lần đầu nhạc của tôi nổi tiếng là một buổi sáng thức dậy và thấy mọi người gửi bài Không Phai (05) khá nhiều. Đó là thời điểm tôi bắt đầu để ý đến TikTok, đây là một nền tảng rất lớn và sẽ có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, nền tảng nào cũng như thế cả.
Những thứ mà TikTok mang lại cho Tăng Duy Tân thì toàn là những thứ tích cực. Có một điểm trừ duy nhất, như mọi người đã thấy ở trên TikTok thì nhạc của tôi chỉ viral ở một đoạn ngắn thôi. Nhưng thay vì chỉ dừng lại ở việc nghe một đoạn ngắn rồi xong thì mọi người đã sang một nền tảng khác, dừng lại tìm kiếm để xem bài hát này là bài gì, TikTok giúp tôi rất nhiều. Tăng Duy Tân phải gửi một lời cám ơn đến các người dùng và nhà sáng tạo nội dung vì nếu không có các bạn thì nhạc của tôi cũng khó để tiếp cận khán giả.
Vậy hiện tại Tăng Duy Tân gọi mình là gì? Là một ca sĩ indie, nghệ sĩ mainstream hay chỉ là một người làm nhạc xu hướng? Thời gian sắp tới bạn có tập trung hơn vào việc quảng bá hình ảnh cá nhân?
Hiện tại tôi đang nỗ lực học nhảy, tìm hiểu thêm về thời trang, một tí về make-up, học thanh nhạc và cố gắng xây dựng bản thân. Nhất là âm nhạc, tôi sẽ cố gắng để mỗi năm làm cho nhạc của mình trở nên mới mẻ hơn. Những cái nào mình còn yếu thì mình phải cải thiện nó, tôi đang thật sự nghiêm túc với việc trở thành một nghệ sĩ mainstream.
Trước thời điểm Bên Trên Tầng Lầu thành công như hiện tại, mục tiêu của tôi là tạo ra những sản phẩm hay, đăng tải và nhận được tình cảm của khán giả. Nó đơn thuần như thế thôi, nhưng sau Bên Trên Tầng Lầu thì tôi và ekip đã định hướng lại về những thứ phải làm tiếp theo. Như tôi đã chia sẻ, định hướng tương lai của tôi sẽ cố gắng để trở thành nghệ sĩ hoàn thiện hơn, về giọng hát, vũ đạo và cả ngoại hình. Rất là nhiều thứ đi kèm một nghệ sĩ chuyên nghiệp nữa, tôi sẽ trau dồi thêm.
Là một nghệ sĩ trẻ đa tài, Tăng Duy Tân vừa có thể sáng tác, biểu diễn và cả đảm nhận vai trò sản xuất âm nhạc. Thế nhưng, việc đảm nhận nhiều khâu như vậy trong cùng một sản phẩm có làm bạn cảm thấy quá tải? Bạn có nghĩ đến việc chia ra mỗi người một vai trò theo đúng chuyên môn sẽ tốt hơn cho sản phẩm hơn không?
Quá trình làm nhạc của tôi sẽ bắt đầu với việc tôi viết bài hát ra, rồi gửi bài cho producer trong đội của mình. Sau đó chúng tôi sẽ ngồi với nhau, thảo luận và tạo ra một bản hoà âm phối khí phù hợp nhất với bài hát. Tiếp theo sẽ tiến hành thu, quá trình thu âm của tôi được góp ý của khá nhiều anh em như bạn Dio. Bạn ấy là cái tên khá quen thuộc trong các sản phẩm của tôi dưới phần credit, Dio là một kỹ sư âm thanh khá là giỏi. Thường các sản phẩm của tôi sẽ được đóng góp bởi nhiều người, chứ không phải là ý kiến cá nhân của một mình Tân. Nhưng mọi người sẽ chỉ lắng nghe và đưa ra ý kiến.
Mặt ưu điểm của việc này chính là tôi tham gia trực tiếp vào sản phẩm 100%, gần như có thể viết ra nội dung gì thì truyền tải y chang nội dung đấy vì mình vừa là người sản xuất vừa là người hát luôn. Mặt tiêu cực đó là tôi mất khá nhiều thời gian và không có thời gian để hoạt động nghệ thuật vì khá là bận bịu.
Trong tương lai tôi sẽ phải thay đổi phong cách làm việc của mình, phải chia công việc ra thêm cho mọi người và sẽ có người hỗ trợ tôi ở các mặt như phối nhạc, mastering bản audio hoặc có thể là bàn giao hoàn toàn cho nhà sản xuất, tôi sẽ kiểm tra ở khúc dựng xong khung, nếu hoàn thiện thì cho ra bài. Như thế tôi sẽ có nhiều thời gian trống hơn để dành cho bản thân và hoạt động nghệ thuật.
Sinh năm 1995, Tăng Duy Tân không thực sự ở độ tuổi Gen Z nhưng âm nhạc của bạn lại đánh thẳng trực tiếp vào tệp khán giả này, vậy bạn có bí quyết nào để biết được các bạn Gen Z cần gì, muốn gì mà đem tới?
Bí quyết thì đơn giản thôi, tôi rất thích chơi với bạn là Gen Z. Và ekip làm nhạc hay những bạn trong công ty đều là những người còn rất trẻ, một ngày của tôi có rất nhiều Gen Z ở xung quanh nên sở thích hay cách nghĩ của Gen Z tôi hiểu khá rõ.
Lứa nghệ sĩ Gen Z hiện tại có rất nhiều gương mặt nổi bật, Tăng Duy Tân có yêu thích màu sắc âm nhạc của ai trong số họ không? Sắp tới có màn kết hợp nào giữa bạn và những nghệ sĩ ấy không?
Có, và cũng khá là nhiều. Tôi cảm thấy thú vị với nhiều nghệ sĩ Gen Z bây giờ như Wren Evans, Low G, tlinh hay MCK.
Vấn đề hợp tác phải phụ thuộc rất nhiều yếu tố và yếu tố lớn nhất vẫn là cái duyên. Phải có cơ duyên gặp, nếu như sau này tôi gặp nghệ sĩ nào đó có cùng tư tưởng cùng tần số, gu âm nhạc với tôi tôi sẵn sàng để bắt tay với người ấy để hai cái tôi kết hợp với nhau tạo ra điều gì đó mới lạ.
Như mọi người đã biết, Tăng Duy Tân có người anh họ là ca sĩ chuyên nghiệp - Tùng Dương. Vậy trong con đường hoạt động nghệ thuật của bạn, Tùng Dương có đưa ra lời khuyên hay định hướng cho Tăng Duy Tân không?
Không những dành lời khuyên mà còn là những bài học cực kì quan trọng. Mối quan hệ giữa tôi và anh Tùng Dương ngoại trừ là họ hàng ra thì anh Dương còn là người thầy không chính thức của tôi. Trong thời gian tôi đi làm trợ lý cho anh ở khu vực miền Trung, mỗi khi kết thúc buổi diễn, anh em đi ăn và về lại khách sạn thì đó là thời điểm mà anh Tùng Dương dạy lại cho tôi các kỹ năng mà anh có.
Nhưng anh cũng khuyên tôi rằng: "Em đừng hát dòng nhạc như anh, em mà hát nhạc như anh thì nó sẽ không phù hợp với thời đại bây giờ nữa, thứ hai là con đường đi cực kì dài cho nên em hãy cứ kết hợp những thứ anh dạy với điểm nổi trội, đặc trưng của em, điều mà em đang làm tốt bây giờ thì hãy vận dụng kỹ năng vào và tạo nên nhạc của riêng em." Đây là lời khuyên cực kì quan trọng mà sau lời khuyên đấy tôi thay đổi toàn bộ tư duy, tôi biết tôi phải làm gì. Đó là vào năm 2017, bước qua năm 2018 tôi bắt đầu thực hiện điều mà anh Tùng Dương nói. Cho nên dù hai anh em không liên quan trong hoạt động nghệ thuật nhưng anh Tùng Dương vừa là thầy vừa là người định hướng cho tôi có ngày hôm nay.
Nếu dành tặng một sáng tác cho Tùng Dương thì bạn sẽ sáng tác ca khúc như thế nào?
Thật ra là mấy hôm nay anh Tùng Dương cũng đã gọi cho tôi để hối bài rồi, anh thậm chí còn đăng cả Facebook để nhắc khéo mình. Anh Dương và tôi cũng đã thống nhất với nhau rằng tôi sẽ viết cho anh một bài khi nào mà tôi có cảm xúc và bài hát ấy, bật mí trước là anh Tùng Dương muốn một bài nhạc soul, hoặc là một bài khá là có nhiều cá tính của tôi. Nhưng chắc phải đợi đến khi nào cảm hứng lên và hai anh em ngồi lại với nhau để làm. Chắc chắn sẽ có!
Với những bạn trẻ cũng đang có đam mê âm nhạc như Tăng Duy Tân, bạn có lời khuyên nào cho họ không, về cách làm nghề, tư duy sáng tác cũng như hướng tiếp cận công chúng?
Tôi có khá nhiều lời khuyên nhưng thường tôi hơi ngại chia sẻ một tí. Vì thực ra nó là những quan điểm cá nhân tôi biết được trong quá trình làm việc và kinh nghiệm rút ra từ đó. Nếu để khuyên thì điều đầu tiên tôi muốn nói là không bỏ cuộc. Vì tôi đã có khá nhiều lần muốn bỏ cuộc, và nếu như điều đó là thật thì mọi thứ đã kết thúc cách đây vài năm rồi.
Lời khuyên thứ hai là hãy cố gắng. Công việc của mình là gì? Là một nhạc sĩ thì phải làm tròn nhiệm vụ của một nhạc sĩ, là một ca sĩ thì phải làm tròn công việc của một ca sĩ và đến với nghệ thuật bằng sự chân thành. Khi mọi người đến với nghệ thuật bằng sự chân thành thì nghệ thuật sẽ trả lại cho mình những thứ tuyệt vời, còn khi mình đến với những mục đích khác thì sẽ rất dễ bỏ cuộc.
Cái thứ ba đó chính là âm nhạc thì không có đúng sai, chỉ có hay và dở cho nên chúng ta có thể tự do sáng tạo, miễn là có thể tạo ra được thứ có thể đóng góp cho nền âm nhạc của thời đại đấy. Đó là điều cực kì ý nghĩa rồi. Còn những thứ như danh vọng hay sự nổi tiếng, mình không thể nào chỉ cầu mà không làm được. Mình phải cố gắng trước tiên, phải thật sự có tâm thì mới có thể làm được. Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi, còn nhiều nghệ sĩ khác có nhân sinh quan, thế giới quan khác nhau nên tôi chỉ chia sẻ như thế thôi. Về những vấn đề chuyên môn lại là câu chuyện dài khác.
Bạn chia sẻ bạn đã từng nhiều lần muốn bỏ cuộc, vậy đâu là động lực để Tăng Duy Tân vượt qua và đi tiếp?
Tôi không có đường lùi. Không một đường nào để quay lưng cả, khi đã chấp nhận bỏ hết mọi thứ để theo âm nhạc. Lúc ra trường, công việc của tôi đã khá ổn định và hứa hẹn một tương lai tươi sáng. Nhưng 4 tháng làm công việc khác hoàn toàn đó là người dẫn tour du lịch, sau đó tôi chợt nhận ra công việc ấy không dành cho tôi. Nếu tôi tiếp tục 4 tháng ấy thành 4 năm hay 40 năm thì coi như phí hoài thanh xuân rồi, đến khi già nghĩ lại đó sẽ là thứ ám ảnh cả đời mình luôn. Tại vì mục tiêu tuổi trẻ đợi đến lúc già chưa kịp làm thì đã bỏ lỡ mất rồi. Thế là tôi theo âm nhạc.
Tức là ban đầu bạn không có định hướng âm nhạc và đã học một ngành khác?
Trước đây tôi tốt nghiệp khoa Lịch sử ĐH Khoa học Huế và chuyên ngành của tôi là lịch sử, văn hoá của các nước phương Đông. Nó không liên quan gì âm nhạc, chỉ là những lúc rảnh tôi đi sinh hoạt câu lạc bộ guitar, đi đánh đàn ở các quán cà phê, đánh trống, làm MC, hát câu giờ,... miễn là được đứng trên sân khấu.
Từ âm nhạc của bạn, có vẻ như Tăng Duy Tân là người hướng nội?
Thật ra thì không phải. Tôi trước đây nhiều năng lượng và khá là năng động. Nhưng có một quãng thời gian khá dài tôi gặp vấn đề về tâm lý, một trạng thái mà ăn không muốn, gặp người khác cũng không muốn, chỉ muốn một mình. Tôi muốn đóng cửa phòng lại và suy nghĩ, cho nên thời gian đó kéo dài khoảng tầm 2 - 3 năm khiến tôi trở nên trầm lặng và kín tiếng.
Không phải tôi chảnh hay gì cả, mà thời điểm đó tâm lý của tôi tôi không thể kiểm soát được nó. Đương nhiên chẳng ai muốn mình buồn, nhưng mà tâm trạng cứ thế thôi tôi không biết làm thế nào khác. Cho đến trước khi Bên Trên Tầng Lầu được mọi người biết đến thì tôi bắt đầu hồi phục một cách nhanh chóng đến bây giờ. Âm nhạc là thứ giúp tôi chữa lành.
Âm nhạc là cuốn nhật ký ghi lại cuộc đời và cảm xúc của Tăng Duy Tân qua từng giai đoạn. Như mini album tới đây của tôi sẽ có 4 bài và tôi định để tên là Sad Boy vì cả 4 câu chuyện trong đấy đều khá là buồn. Và mini album này cũng chính là lần cuối cùng tôi sử dụng tên Sad Boy, sau album này Tăng Duy Tân không còn là sad boy nữa, mà là một chàng trai vui vẻ.
Cảm hứng chủ đạo trong những sáng tác của bạn là tình yêu và sự chia ly, chắc hẳn bạn đã từng đặt cảm xúc và câu chuyện thật của mình vào những bài hát?
Tôi thường được fan gọi là "sadboiz", tức là chuyện tình duyên của tôi hơi "đen" một tí. Tiểu sử tình duyên của tôi nó rất lận đận, tôi khai thác bản thân tôi trong những hôm buồn thật là buồn, hoặc vui thật là vui. Nhưng đa số thì chính là những hôm buồn. Như những hôm vui thì tôi vẫn viết nhạc buồn, nó như nhiên liệu chính mà tôi có. Cuộc sống xoay quanh với những nỗi buồn vu vơ và cách duy nhất là trút hết vào nhạc. Không còn cách nào cả.
Vậy tình đầu là mối tình khắc cốt ghi tâm nhất của bạn?
Thật ra tình đầu của tôi lại là tình đơn phương. Nhưng tôi không muốn ở vị trí đấy, tôi sẽ vẽ ra một cái kết khác. Bài hát không giống hoàn toàn với câu chuyện thật của tôi. Vì tôi muốn thay đổi quá khứ, ăn gian một tí, viết câu chuyện của mình nhưng mà thay đổi kết quả đi cho đỡ tủi thân. Chứ thật sự là hồi xưa tôi yêu đơn phương.
Gu người yêu của Tăng Duy Tân là gì? Bạn sẽ muốn có một cô bạn gái như thế nào?
Tuỳ duyên ạ. Tôi không có gu, tại vì tình cảm thực sự phải đến một cách tự nhiên từ từ chậm rãi thì mới lâu bền. Chứ nếu mình cứ đặt chỉ tiêu cho mình, cao quá thì lại ế, thấp quá thì lại gặp người không phù hợp với mình tình yêu sẽ chóng tan vỡ. Cho nên tôi chỉ muốn nói là tuỳ duyên, mong ông trời cho mình một người thương mình.
Một buổi hẹn hò lý tưởng với Tân như thế nào? Bạn muốn diễn ra ở đâu?
Một buổi hẹn hò lý tưởng đó là sau buổi hẹn ấy kết quả mình được là gì. Tức là mình biết người ấy là người như thế nào, mình có thích người ta không và sau buổi hẹn hò ấy mình có muốn tiếp tục hẹn hay không. Còn địa điểm thì tôi khá thích một nơi thiên nhiên và yên tĩnh. Tôi muốn một không gian phù hợp để có thể nói chuyện, tâm sự để tâm trạng mình được thoải mái chứ không phải một nơi đông đúc ồn ào như ở quán ăn hay nhà hàng. Có thể là Đà Lạt chẳng hạn.
LMHT: Game thủ và bệnh lý rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) Trong giới game thủ LMHT, hội chứng rồi loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đã trở thành một bệnh lý phổ biến đem lại không ít phiền phức. "Em cảm thấy phong độ của mình thời gian qua không tốt lắm. Dường như có điều gì đó khác lạ trong cách sắp xếp vị trí màn hình, ghế thi đấu ở LOL Park....