Vợ – chiếc phao an toàn
Anh luôn hãnh diện với bạn bè có vợ đảm đang, chu toàn từ việc cơ quan đến việc nhà cửa. Em chăm chỉ, cần mẫn, quần quật cả ngày, chẳng mấy lúc ngơi tay, hay dành thời gian chăm chút cho mình.
Em bảo, em không quen hưởng thụ, nên kiếm được bao nhiêu em tằn tiện giữ kỹ. Chi tiêu trong gia đình chưa một lần em vung tay quá trán.
Hôm rồi nhà mình định sửa sang lại căn phòng cho bé Bông, chắc cũng chỉ thay chiếc bàn học đã cũ, tấm rèm mỏng và chiếc bóng đèn đã kém sáng, vậy mà anh thấy em đã phải cân nhắc mãi chỉ để chi cho hợp lý nhất. Nhà mình đâu nghèo đến nỗi phải cân đo đong đếm chút tiền bé mọn đó em.
Nhờ sự chăm chỉ và năng lực vốn có, em được thăng chức, làm sếp một văn phòng của công ty. Lương tăng nhưng em vẫn giữ thói quen tằn tiện, chắt bóp từng đồng. Làm sếp, trong mắt cấp dưới, em vẫn là người phụ nữ giản dị, thậm chí là… lạc hậu. Trước khi đi làm chẳng bao giờ thấy em ngồi vào bàn trang điểm dăm bảy phút. Em không có “gu” thời trang, đơn giản là thi thoảng đổi mới mình bằng một màu áo khác, em cũng không.
Video đang HOT
Bé Bông được giấy khen, anh muốn thưởng cho con bằng chuyến đi nghỉ mát cho cả nhà. Em chiều con cũng gật gù: “Thì nghỉ mát, nhưng hai bố con đi thôi nhé.” Một chuyến đi nghỉ có tốn là bao so với công sức làm việc một năm mà em đắn đo đến vậy? Không có em đi cùng, chuyến đi còn gì là ý nghĩa.
Anh thì quen nết chẳng nề hà chi tiêu cho những gì mình thích. Những cuộc nhậu nhẹt với bạn bè hiếm khi anh vắng mặt. Anh thích chơi công nghệ từ điện thoại đến laptop, nên sản phẩm độc đáo nào vừa được tung ra là anh tìm mọi cách để sở hữu. Chán cái cũ, anh sẵn sàng bán đi để thay mới, chẳng tính toán.
Công ty đột ngột làm ăn thất bại, anh thành kẻ thất nghiệp ở nhà sống bám vào đồng lương của vợ. Xưa nay lương ai người ấy giữ, không có em quản thúc, nên đến giờ nhìn lại anh thấy túi tiền của mình sao trống rỗng. Lúc đấy, em đã chìa tay vực anh dậy khỏi chán chường và bế tắc. Em đưa hết tiền tiết kiệm của mình để anh có vốn làm ăn. Ngẫm lại anh mới thấy, em tằn tiện thế chỉ là tằn tiện với bản thân. Em bao giờ cũng lo chu toàn và chiều lòng bố con anh. May mà có em, là chiếc phao an toàn và chắc chắn, để gia đình mình chẳng bao giờ phải lao đao khi gặp biến cố.
Theo VNE
Lời tỏ tình của...vợ
Chị loay hoay suốt buổi sáng, toát cả mồ hôi vẫn không thể nào nhớ ra khi đăng ký với Yahoo, chị đã "cho" vợ chồng đi trăng mật ở đâu! Giờ tự nhiên nhà mạng hỏi, chị trả lời lung tung, thế là nó khóa.
Sau hai ngày vật lộn với trang mạng, chị gọi điện cho chồng: "Anh coi cứu hộp thư lại giùm em, nó nói khóa trong 12 tiếng". Anh nói tỉnh bơ: "Thì đợi đến giờ đó mở ra". Nhưng anh không biết rằng hôm qua đến giờ chị đã 3 lần đợi chờ như vậy! "Vô vọng rồi, chị mở hộp thư mới đi!". Cậu nhân viên IT của công ty khẳng định, chị thẫn thờ ngồi xuống ghế: "Chết rồi, trong đó biết bao nhiêu dữ liệu!".
Khi chắc là mình đã hết hy vọng, chị mới bắt đầu lôi mớ name card ra, truy cập vào hộp thư mới, nhắn tin chào mời bạn bè và đối tác. Hai ngày liên tục bận bịu tự giới thiệu mình với những người thân quen, xong việc, lẽ ra thở phào nhẹ nhõm, chị lại cảm giác nặng trĩu lòng. Như vậy là chị đã chính thức mất hết những trang thư mang đầy kỷ niệm một thời...
Chị và chồng không có kỳ trăng mật, phần vì ngày đó quá nghèo, phần cũng vì tham công, tiếc việc... Từ khi lấy nhau, anh chị thoả thuận: cơ quan ai tổ chức đi nghỉ mát, người đó tự đi một mình cho đỡ tốn kém. Vậy là tự nhiên anh chị chẳng bao giờ được "tay trong tay" đến khắp mọi nơi như ngày yêu nhau vẫn hứa. Rồi thì anh chị có con, đi đâu, làm gì cũng phải đồng hành cùng con.
Mười năm chung sống, chị thương nhất là quãng thời gian anh đi học ở Hà Nội. Chị ở nhà, vừa đi làm, vừa tất tả đưa đón hai con. Cứ tầm trưa, anh tan học, hai người lại "hẹn hò" trên mạng... Những lời yêu thương, nhung nhớ lâu ngày không nói, giờ có dịp tỏ bày. Ngày nào chị bận việc quá, nhắn vội cho anh qua điện thoại, chắc chắn, đêm đó, hộp thư email của chị sẽ có một lá thư của anh. Lá thư ngắn ngủi chừng năm bảy dòng, chỉ nói về những công việc của anh trong ngày, những bài tập hôm nay anh phải làm, rồi thăm hỏi tình hình con cái. Nhưng chị trông chờ thư đó lắm. Bởi lá thư nào anh cũng bắt đầu bằng hai chữ: "Vợ yêu!"...Thảng lâu, anh viết vội; "Anh nhớ em và hai con nhiều lắm!".
Thời gian hai năm rồi cũng hết. Anh hoàn thành khoá học và trở về, lại cùng chị chung vai gánh vác gia đình. Hai đứa con ngày một lớn khôn, thông minh, ngoan ngoãn. Nhưng anh vốn kiệm lời, chưa bao giờ anh khen vợ một câu, cũng chẳng bao giờ anh nói lại hai chữ "yêu em" như những ngày xưa cũ.
Chạnh lòng, nhưng rồi chị tự an ủi mình: "Chồng như vậy là quá tốt rồi!". Xong, chị lại len lén mở email, tra lại những email của quãng thời gian hai năm "trăng mật". Mỗi lá thư đều làm cho chị nhoẻn cười. Khi thì anh nói hôm nay dắt tay chị đi ở vườn hoa Đà lạt, lúc anh bảo để anh chèo xuồng cho chị hái trái cây ở sông Tiền... Những lá thư an ủi chị, giúp chị vui vẻ hơn khi đứng hàng tiếng đồng hồ để nấu nướng, dọn dẹp hay ủi áo quần cho chồng con.
Nhưng, nay cả những lá thư ấy cũng đã không còn tồn tại! Chị hụt hẫng nhận ra hôn nhân của mình đã quá cũ mòn. Suốt cả đêm không ngủ, chị viết một lá thư "tỏ tình" với anh: ...Em muốn nhận lời yêu mỗi ngày để có đủ sức lực tiếp tục những công việc cũ mòn, mệt mỏi ở góc bếp nhà mình; nên anh hãy làm ơn viết lại giúp em vài lá thư với những lời yêu xưa cũ, em sẽ save nó vào hộp thư, chép nó vào usb, cất nó vào ổ cứng di động... Để từng ngày, em vẫn có cõi của mình mà mơ mộng...
Theo VNE
Nói với con về bố Bố của con hay bố của mẹ cũng như bao ông bố khác mang trong mình đầy trách nhiệm. Họ chẳng bao giờ kể lể, chỉ âm thầm làm lụng để mang đến cho vợ con một cuộc sống đủ đầy. Giờ đây mẹ không còn dám so sánh giữa công cha và nghĩa mẹ, bởi đã làm bố, làm mẹ thì đều...