Vợ càng lười chủ động về 3 mặt này chồng càng yêu, gia đình càng hạnh phúc êm ấm
Quan tâm lẫn nhau là chìa khóa để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nhưng, sự quan tâm cũng chỉ nên dừng lại ở một mức độ nào đó, đừng lúc nào cũng chủ động.
Hạnh phúc của hôn nhân không thể tách rời sự chung sức, chung lòng của cả vợ và chồng, đòi hỏi cả hai phải cùng nhau nỗ lực vun đắp. Thế nhưng không phải lúc nào “chăm chỉ” cũng tốt, trong một số trường hợp người phụ nữ nên học cách “lười biếng” đi một chút, đừng chủ động làm, có như vậy gia đình mới ngày càng hạnh phúc và êm ấm.
1. Đừng chủ động hòa giải mâu thuẫn trong nhà chồng
Sau khi kết hôn, người phụ nữ sẽ trở thành một người vợ, một nàng dâu. Tuy nói rằng nên coi bố mẹ chồng như bố mẹ ruột mà đối đãi, nhưng xét cho cùng nàng dâu và nhà chồng không có quan hệ huyết thống, lúc mới đầu cũng chưa thể hiểu hết về nhau.
Nàng dâu nên hạn chế can thiệp vào mâu thuẫn của nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Cho nên, nàng dâu cần thận trọng khi đối mặt với một số chuyện của gia đình nhà chồng, đừng hành động quá vội vàng và cũng đừng chủ động hóa giải mâu thuẫn trong nhà chồng. Đặc biệt, nếu đó là mâu thuẫn giữa bố và mẹ chồng thì càng không nên, vì suy cho cùng giữa bố mẹ và con cái vẫn có khoảng cách tuổi tác, thế hệ.
Nếu nàng dâu tùy tiện bày tỏ ý kiến, quan điểm có thể khiến nhà chồng không hài lòng, thậm chí có thể nhận lại câu đắng chát “trứng mà đòi khôn hơn vịt”, “chị chỉ là người ngoài, biết gì mà nói”. Tốt hơn hết bạn nên bình tĩnh xem xét mọi việc, nếu có ý kiến nào hay, bạn có thể góp ý với chồng để anh đứng ra giải quyết.
Video đang HOT
2. Không chủ động can thiệp vào tài sản nhà chồng
Không ít chị em rất quan tâm đến tài sản của bố mẹ chồng và thường quá chủ động về vấn đề này. Việc này không chỉ khiến bố mẹ chồng không hài lòng mà còn dễ khiến chồng lạnh lòng, chán ghét.
Kỳ thực, liên quan đến vấn đề tiền bạc thì người phụ nữ phải có ranh giới nhất định với nhà chồng, không được đi can thiệp quá xa cũng đừng chủ động hỏi, nếu không sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng, nhà chồng nàng dâu.
Phụ nữ thông minh không nên chủ động hỏi về tài sản của nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Cứ thử nghĩ mà xem, nếu con dâu thường xuyên dò hỏi bố mẹ chồng có bao nhiêu tài sản, sẽ cho vợ chồng mình được bao nhiêu, thậm chí đòi bố mẹ sang tên hết nhà cửa cho mình, giao sổ tiết kiệm cho mình giữ thì họ sẽ nghĩ gì? Chắc chắn bố mẹ chồng sẽ không hài lòng, cho rằng nàng dâu này là một kẻ vụ lợi chỉ biết đến tiền.
Mà thực ra nàng dâu cũng không nên “chủ động” đòi hỏi. Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm, bố mẹ giúp đỡ được bao nhiêu, cho từng nào cũng là quý. Còn nếu cứ lăm le vào tài sản nhà chồng, đối xử tốt với bố mẹ chồng chỉ vì tiền của ông bà thì cuộc hôn nhân đó khó hạnh phúc, bền lâu được, gia đình khó yên ấm.
3. Không chủ động quá nhiều trong công việc của chồng
Quan tâm lẫn nhau là chìa khóa để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thế nhưng, sự quan tâm cũng chỉ nên dừng lại ở một mức độ nào đó. Cần phải phân biệt được đâu là quan tâm, đâu là kiểm soát, đây là 2 khái niệm các chị em rất dễ bị nhầm lẫn.
Người vợ không nên chủ động, can thiệp quá nhiều vào công việc của chồng. (Ảnh minh họa)
Không ít chị em quá tích cực tham gia vào công việc riêng của chồng, thường xuyên can thiệp vào lựa chọn của chồng,… và cho rằng đây là quan tâm chồng, muốn tốt cho chồng nên mới làm vậy. Nhưng kiểm soát quá nhiều sẽ khiến người chồng cảm thấy không được tự do, mệt mỏi, về lâu về dài dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa hai người.
Một người vợ thông minh nên hiểu rằng đàn ông cần có sự tự do nhất định trong nhiều tình huống và họ không thích bị ép buộc. Đàn ông một khi bị kiểm soát quá chặt sẽ có tâm lý nổi loạn, gia đình khó yên ấm.
Quyết lấy một chàng trai đang vỡ nợ, sau 5 năm, tôi thu được điều bất ngờ
Lúc tôi định buông bỏ người đàn ông mình yêu đơn phương thì hay tin công ty của anh bị phá sản. Mọi người khuyên tôi tránh xa anh nhưng tôi không làm được.
Ảnh minh họa
5 năm trước, lần đầu tiên gặp chồng tôi bây giờ, tôi kết anh bởi vẻ đẹp trai, thành đạt. Chưa đầy 30 tuổi, anh có công ty, quản lý nhiều công nhân viên và có nhà riêng.
Thế nhưng lúc đó anh kiêu lắm, không thèm bắt chuyện với tôi. Còn tôi thích anh quá nên thường xuyên nhắn tin gọi điện, mời đi chơi và tặng quà. Thế mà bị anh chặn mọi ngả, đúng lúc tôi định buông bỏ thì biết được tin công ty anh ấy phá sản.
Qua bạn bè, tôi biết anh đang nợ người ta 2 tỷ. Mọi người khuyên tôi đừng cho anh vay mượn tiền và nên tìm người khác mà yêu. Chẳng hiểu sao lúc đó tôi càng thương và muốn chạy đến an ủi anh ngay lập tức.
Tôi tìm kiếm anh suốt 2 tuần, cuối cùng gặp anh tại một quán ăn trưa. Anh mặc bộ đồ công nhân nhem nhuốc, đang ngồi ăn đĩa cơm rau với vài miếng thịt kho rất ngon lành. Anh ngượng ngùng khi gặp lại tôi. Sau đó, tôi cũng gọi một đĩa cơm đạm bạc như thế ngồi ăn cùng anh. Từ sau ngày đó, anh mở lòng với tôi và chấp nhận sự quan tâm chăm sóc của tôi.
Hôm qua, chồng ngồi ôn lại chuyện cũ, anh bảo nếu không phá sản, có lẽ cả đời này chưa chắc đã lấy tôi và anh sẽ không bao giờ gặp được người vợ tuyệt vời như tôi. Chồng nói ngày bị phá sản, người tin tưởng nhất tìm cách né tránh giúp đỡ, người hờ hững lại chạy đến chịu khổ cực cùng anh.
Trước kia, vì lo trả nợ mà chúng tôi không có được đám cưới đàng hoàng. Chỉ có thể đăng ký kết hôn và làm 10 mâm cơm mời anh em họ hàng. Hiện nay, nợ nần trả hết, kinh tế trong nhà cũng ổn định, chồng tôi muốn tổ chức đám cưới lại. Anh nói muốn làm một đám cưới thật lớn cho tôi hãnh diện, và anh cũng muốn khoe với bạn bè về người vợ tuyệt vời, đã chung tay cùng anh vượt qua khó khăn. Anh muốn nói lời cảm ơn tôi trước tất cả mọi người.
Tôi rất cảm kích tình cảm chân thành của chồng nhưng chúng tôi đã có 2 con, chồng còn bày vẽ chuyện cưới xin, tôi thấy ngại và sợ mọi người cười. Song chồng nhất quyết muốn làm, còn nói là vì tôi, muốn bù đắp cho tôi. Tôi phải nói sao để chồng từ bỏ ý nghĩ đó đây?
Cuộc hôn nhân "ổn" chưa hẳn là hạnh phúc Một trong những kẻ thù lớn nhất của một cuộc hôn nhân tốt đẹp là sự tẻ nhạt, nhàm chán. Nếu ai đó hỏi cuộc hôn nhân của bạn thực sự diễn ra như thế nào, có lẽ bạn sẽ suy nghĩ trong giây lát, nhún vai và nói "ổn". "Bạn hòa thuận với nhau chứ?", "Ừ, cũng ổn, mọi thứ đều ổn"....