Vỏ bưởi vừa chữa bệnh vừa làm đẹp
Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck. Trong tinh dầu vỏ bưởi có 26% xitrala và este, ngoài ra còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, amylaza, đường ramnoza, vitamin A, C, hesperidin…
Theo y học cổ truyền, vỏ bưởi có vị đắng, cay, thơm, tính bình, có tác dụng trừ phong, hóa đờm, tiêu báng tích, tiêu phù thũng. Người ta thường dùng cùi trắng bên trong của vỏ bưởi để chế biến món ăn như nấu chè, bóp gỏi, làm nem chay…
Phần vỏ bên ngoài do có chứa nhiều tinh dầu nên thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén. Ngoài ra, vỏ bưởi thường được dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp cho tóc bớt rụng, bóng mượt, mềm và chắc hơn. Trong dân gian, người ta thường dùng vỏ bưởi, lá bưởi kết hợp với một vài loại lá khác có chứa tinh dầu như lá sả, lá chanh, lá khuynh diệp… để nấu nước xông giải cảm. Một số bài thuốc:
Chữa ho có đờm: Vỏ bưởi 10g, rửa sạch, thái chỉ, cho vào bát, thêm đường kính, hâp uống, ngày 3 lần rất hiệu nghiệm.
Giúp nhanh mọc và mượt tóc: Vỏ bưởi đun nước gội đầu hoặc sau khi gội, bóp tinh dầu vỏ bưởi lên tóc sẽ giúp tóc bóng, chắc, mượt và mọc tóc. Cách làm này đặc biệt có hiệu quả đối với phụ nữ sau khi sinh.
Hỗ trợ điều trị hen: Vỏ bưởi 150g, bách hợp 30g, 20g hành khô, thêm đường trắng, nấu nước uống, chia làm ba lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày.
Làm đẹp da: Vỏ bưởi giúp giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen và trắng, da khô. Dùng vỏ 3 quả bưởi, rửa sạch cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); đổ dầu ô liu ngập vỏ bưởi, đun nhẹ; khi dầu ấm thì thêm nước sạch vào nửa nồi. Để lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Phần dầu bưởi cho vào lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Dầu này có thể sử dụng dần trong 6 tháng.
Theo baogiaothong.vn
Lương y chỉ rõ 4 điểm chỉ cần ấn vào chữa bệnh ho không cần uống thuốc
Thời tiết thay đổi là thời điểm các bệnh viêm mũi họng vào mùa như viêm mũi dị ứng, ho khan, ho có đờm. Đừng sử dụng kháng sinh vội, hãy xoa bóp huyệt để cắt đứt căn bệnh khó chịu.
Vị trí huyệt xích trạch (Ảnh Soha.vn)
Video đang HOT
Theo lương y Vũ Quốc Trung - ho là một triệu chứng của viêm khí phế quản, viêm nhiễm hô hấp trên và giãn khí phế quản.
Trong cuốn hoàng đế nội kinh tố vấn có ghi "Chứng ho" có liên quan đến nội tạng và chỉ ra rằng "lục phủ ngũ tạng đều khiến cho người ho". Bệnh của lục phủ ngũ tạng đều ảnh hưởng đến phổi dẫn đến ho.
Tuy nhiên, lương Y trung cho rằng bất luận lục phủ ngũ tạng có bệnh biến thế nào hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra chỉ cần bị ho đều có thể dùng phương pháp xoa bóp này để rèn luyện thân thể.
1. Huyệt Xích trạch dùng cho mọi bệnh ho
Khi bị ho, vị trí xoa bóp chủ yếu là xao bóp huyệt Xích trạch. Huyệt Xích trạch ở phần khuỷu tay trên đường gân. Lúc lấy huyệt duỗi khuỷu tay, huyệt nằm ở khúc cừng giữa khớp xương khuỷu tay.
Phương pháp xoa bóp:
Bước 1: tay duỗi trước ra, bốn ngón tay của tay kia vòng quay khuỷa tay, ngón tay cái đặt vào huyết Xích trạch. Bấm liên tục trong 1 phút.
Bước 2: Duỗi một tay, bốn ngón của tay kia đặt dưới cổ tay ngón cái đặt vào huyệt xích trạch bấm liên tục trong một phút.
Cách bấm huyệt xích trạch (Ảnh Soha.vn)
Theo lương y Trung Huyệt Xích trạch là để phòng trị về phế quản, phổi, ho ra máy, chứng khó thở, ho. Những nguyên nhân gây ra ho đều có thể dùng phương pháp này. Lưu ý, lúc xoa bóp cần giữ lực ổn định.
Sau khi day xong huyệt Xích trạch thì ta chuyển sang bấm huyệt Khổng tối ảnh 2, cũng dùng phương pháp day như huyệt Xích trạch day bấm từ 1 - 3 phút mỗi lần.
Nếu khi ho kèm theo dấu hiệu của cảm cúm, như chảy nước mũi đều kết hợp với bấm huyệt Hợp cốc.
Ngoài xoa bóp cho người thân, bạn cũng có thể tự xoa bóp cho chính mình.
Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách tìm huyệt trên tay của chính mình. Sau khi tìm ra các huyệt ta cũng làm tương tự day bấm như day bấm cho người khác.
Phương pháp này làm được cả cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và khi làm thì làm rất nhẹ.
Huyệt Thái uyên (Ảnh Soha.vn)
Huyệt hợp cốc (Ảnh Soha.vn)
2. Trả lời câu hỏi của độc giả
Bị ho lúc nửa đêm và vào buổi sáng nên làm gì?
Lương y Vũ Quốc Trung: Nếu cơn ho phát tác vào lúc nửa đêm, lúc sáng sớm, mức độ ho không thống nhất có thể day huyệt Thái uyên. Huyệt này ở mặt quay cổ tay ngay chỗ lõm dưới chỏm chân quay, ngay ngoài động mạch quay.
Cách làm hai tay đặt dưới bụng, lòng bàn tay hướng vào trong, bốn ngón tay của tay kia hướng xuống dưới, tay cái bấm vào huyệt thái dương bấm liên tục 14 lần. Sau đó, tiếp tục bấm liên tiếp như thế trong 3 phút .
Với trẻ sơ sinh, dưới 24 tháng tuổi?
Với trẻ nhỏ dưới 24 tháng bị ho về đêm, lúc sang sớm có thể áp dụng xoa bấm huyệt Thái uyên này nhưng có thể làm nhẹ tay hơn, dùng ít lực hơn.
Đau nửa đầu thì bấm huyệt gì?
Lương y Vũ Quốc Trung: Đau đầu, đau nửa đầu có thể bấm huyệt phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường và hợp cốc, thời gian làm 20 - 30 phút, ngày 1 lần, có thể làm 1 - 7 lần.
Vị trí huyệt bách hội: Nằm ở giao điểm giữa đường ngang qua đỉnh vành tai và đường học qua giữa đầu, sờ vào đó có 1 khe lõm nhỏ.
Thái dương: Phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt, ước chừng 1 thốn nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài. Mỏm ổ mắt xương gò má.
Phong trì: Huyệt nằm ở chỗ hõm do bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.
Hợp cốc: Giữa 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, ở mu bàn tay gần điểm giữa bên quay của xương bàn tay thứ 2.
Ấn đường: Giữa đường nối 2 đầu lông mày.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Cách phân biệt ho gà với ho thông thường ở trẻ cha mẹ cần lưu ý Thời tiết chuyển mùa, những cơn ho kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ khiến các bậc phụ huynh không ngừng lo lắng. Đặc biệt ho gà khá nguy hiểm, vậy làm thế nào để phân biệt được ho gà với ho thông thường. Bệnh ho gà nguy hiểm thế nào? Ho gà là bệnh do vi khuẩn ho gà (tên khoa...