Vó bò trộn gỏi
Vó bò là phần gân và da được lọc ra từ chân bò, nét đặc trưng của món ăn này chính là ở độ dai giòn. Thông thường vó bò sẽ được chế biến đơn giản là luộc rồi thái mỏng chấm với nước mắm gừng hoặc tương bần. Đây là một món nhậu lai rai rất được lòng cánh mày râu.
Vào một buổi chiều, tôi đi ngang qua một quán ăn nằm ở gần cuối trục đường 25/4 (TP. Hạ Long), thấy trên biển hiệu quán có ghi chuyên bò tươi các món, không gian quán cũng khá rộng rãi thoáng mát nên tôi tò mò ghé vào để xem ở đây có món gì đặc biệt.
Bước chân vào quán, tình cờ tôi gặp một người bạn học từ hồi cấp 2 hiện đang làm quản lý ở đây. Chào hỏi nhau vài câu, bạn mời tôi ngồi lại gọi vài món lai rai và hàn huyên tâm sự chuyện xưa. Bạn tôi giới thiệu ở quán có món nộm vó bò hay còn gọi là vó bò trộn gỏi khá là ngon.
Vó bò tươi – nguyên liệu chính dùng để chế biến món vó bò trộn gỏi
Như một thói quen nghề nghiệp, tôi tranh thủ tìm hiểu cách làm món vó bò này như thế nào thì được anh bạn cũng mắc bệnh nghề nghiệp chẳng kém. Được lời như cởi tấm lòng, anh bạn bắt đầu giới thiệu món ăn như được lập trình sẵn.
Để làm được món ăn này thì trước tiên chúng ta cần có vó bò tươi, các loại rau củ như chuối xanh, dứa, sả, ớt ngọt, rau húng, ngổ, rau mùi… Ngoài ra còn có các loại gia vị như: Đường, muối, nước mắm, nước cốt quất… Phần quan trọng cần làm đầu tiên là phải sơ chế vó bò. Theo đó, vó bò sẽ được lọc bỏ xương chỉ để lại phần gân chữ y, ăn sẽ dai giòn và ngon. Tiếp đến là luộc vó bò.
Nước luộc chúng ta sẽ thêm vào đó một chút quế, hồi, thảo quả cùng 2 nhánh sả đập dập để giúp khử mùi hôi của vó bò. Lưu ý phải luộc vó bò ngập nước. Sau khi vó bò chín sẽ được vớt ra để nguội rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để cho vó bò săn lại sẽ dễ thái hơn.
Vó bò được lọc hết xương chỉ giữ lại phần gân chữ y để món ăn được giòn dai
Trong lúc chờ vó bò, đến phần sơ chế phần rau củ quả. Chuối xanh nạo vỏ thái thành lát tròn mỏng vừa, dứa thái miếng vừa ăn, ớt ngọt thái sợi… Các loại rau thơm thái nhỏ. Tiếp theo sẽ là phần nước trộn gỏi, món gỏi có ngon hay không là phụ thuộc phần lớn vào công đoạn pha chế nước xốt, gồm có đường, nước mắm, nước cốt quất, tương ớt, tỏi, ớt băm trộn đều, tạo thành hỗn hợp sánh quện màu cánh gián. Vó bò sau khi lấy ra từ tủ lạnh sẽ được thái thành từng lát mỏng rồi trộn đều với các loại rau củ cùng nước xốt. Cuối cùng là decor món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Món vó bò trộn gỏi được trình bày đẹp mắt với hương vị chua thanh, ngọt dịu vô cùng hấp dẫn
Với sự kết hợp hài hòa giữa vó bò giòn dai cùng với các loại rau củ, đặc biệt là hương vị chua ngọt, đậm đà của nước xốt trộn gỏi đã tạo nên một món vó bò trộn gỏi vô cùng hấp dẫn, siêu thanh mát và ngon miệng.
Top 5 đặc sản Quảng Ninh ngon quên lối về, làm quà hết ý
Đặc sản Quảng Ninh nổi tiếng với những món ăn từ hải sản tươi ngon, mang đậm hương vị biển như chả mực, bún cù kỳ, sam biển, sá sùng, cháo ngán,... du khách vừa ăn, vừa mua về làm quà biếu người thân, bạn bè.
Video đang HOT
Chả mực Hạ Long
Nhắc đến đặc sản Quảng Ninh không thể không kể đến món chả mực Hạ Long nổi tiếng, được ví như tinh hoa ẩm thực của vùng đất này.
Chả mực Hạ Long từng được bình chọn là một trong 50 món ăn đặc sắc nhất Việt Nam. Chả mực ngon nhất phải được chế biến từ mực tươi và giã bằng tay để giữ nguyên độ dai và ngọt tự nhiên (Ảnh: Phuong Linh).
Chả mực được chế biến từ những con mực tươi ngon bắt về từ vùng biển Hạ Long, đem sơ chế sạch rồi xay ra, nặn thành từng miếng vừa lòng bàn tay. Chả mực rán lên vàng ruộm, thơm phức, phần chả mềm, đậm đà xen lẫn những miếng mực nhỏ giòn "sần sật" bên trong.
Chả mực thường xuất hiện trên những mâm cỗ cưới hỏi, dịp lễ Tết hay mâm cơm đãi khách của các gia đình ở Quảng Ninh. Đặc sản này có giá từ 350.000 - 450.000 đồng/kg, được cả người dân địa phương và thực khách gần xa yêu thích.
Bún cù kỳ
Tại Việt Nam, cù kỳ thường sống ở những vùng biển nước ấm như Khánh Hòa, Hải Phòng,... nhưng cù kỳ Quảng Ninh được đánh giá là thơm ngon, nổi tiếng hơn cả.
Cù kỳ cũng là nguyên liệu chế biến nên món bún nức tiếng ở Hạ Long. Thân cù kỳ được xay nhỏ rồi lọc bã, lấy nước cốt để nấu nước dùng. Phần gạch cù kỳ được lấy từ mai, đem phi thơm với hành khô, nêm nếm gia vị để làm thành riêu, giống như riêu cua.
Nước dùng món bún cù kỳ được cho thêm một ít hải sản khô như tôm, mực để vị đậm đà hơn, dậy mùi thơm đặc trưng, có độ ngọt thanh và ăn không ngấy (Ảnh: Sang Doan Dang).
Càng cù kỳ có màu sắc bắt mắt nên một số quán thường để lại ít vỏ kẹp cho sinh động, hấp dẫn. Sau đó, càng được đem xào sơ qua với hành tỏi, nêm nếm chút gia vị cho đậm đà.
Sam biển
Con sam là sinh vật sống ở biển, nơi có thủy triều cao và được tìm thấy nhiều ở các vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng như vùng biển Cát Bà, Hạ Long hay Quảng Yên...
Theo những ngư dân có kinh nghiệm, mùa sam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch hàng năm. Lúc này, sam cái cũng có nhiều trứng và thịt béo, chắc. Ở Quảng Ninh, sam biển có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là từ tháng 10 đến tháng 2 âm lịch.
Thịt sam tuy ngon nhưng quá trình chế biến rất kỳ công, phải những đầu bếp giàu kinh nghiệm mới thực hiện được. Nếu sơ chế sam biển không cẩn thận có thể gây ngộ độc cho người ăn (Ảnh: Quốc Đạt, Võ Linh).
Sam sau khi sơ chế sạch sẽ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như: sụn sam nướng, thịt sam xào miến, sam xào sả ớt, chân sam xào chua ngọt, lẩu sam,... Nhưng ngon và phổ biến nhất, "được lòng" thực khách chính là món nộm thịt sam và chân sam xào chua ngọt.
Sá sùng
Sá sùng là một loại hải sản quý hiếm, thường được tìm thấy ở vùng biển Quan Lạn, Quảng Ninh. Không chỉ là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn ngon, sá sùng còn có công dụng chữa một số chứng bệnh và tăng cường sức khỏe.
Sá sùng có thể chế biến thành các món với hương vị đặc trưng như sá sùng khô rang, sá sùng nướng, sá sùng xào sả ớt, cháo sá sùng,...
Loài hải sản này còn có vị ngọt thanh đặc biệt nên thường được sấy khô, sử dụng như một loại gia vị tạo độ ngọt cho các món phở, bún ở Quảng Ninh (Ảnh: Vũ Huyền, Phong DT).
Theo người dân địa phương, để thu được 1kg sá sùng khô phải sử dụng đến 10 - 11kg sá sùng tươi. Bởi vậy, đặc sản này có giá thành rất cao, dao động từ 4-5 triệu đồng/kg.
Cháo ngán
Nhắc đến các loài hải sản nổi tiếng ở đất mỏ Quảng Ninh, người ta phải nghĩ ngay đến ngán - sinh vật có bề ngoài giống ngao nhưng to hơn và được cho là rất bổ dưỡng.
Ngán ở vùng biển Quảng Ninh có vị thơm và ngọt đặc trưng (Ảnh: Cháo Xíu, Tam Anh).
Ngán được người dân Quảng Ninh chế biến thành đủ các món khác nhau như ngán hấp, ngán nướng, gỏi ngán, miến xào ngán, canh ngán,... nhưng phổ biến và được ưa chuộng hơn cả là cháo ngán.
Trong quá trình nấu, ngán tiết ra các chất dinh dưỡng, giúp món cháo thơm ngon, đậm đà và có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Được biết, tronh thịt ngán có đầy đủ các chất protid, glucid, lipid, nhiều vitamin và những chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài các món ăn trên, du khách có thể mua một số đặc sản Quảng Ninh về làm quà cho người thân, bạn bè như bánh gật gù, gà đồi Tiên Yên, chả rươi Đông Triều, măng trúc Yên Tử,...ng Triều, măng trúc Yên Tử,...
Loài vật quý nhất định phải ăn thử khi đến Quảng Ninh, giá tới 400k/kg Từ loài vật này, người Quảng Ninh còn sáng tạo ra nhiều món đặc sản vô cùng độc đáo. Du lịch Quảng Ninh, chắc chắn người dân địa phương sẽ gợi ý bạn nếm thử vị ngon của những con ngán biển. Đây là một loại hải sản quý và khá hiếm, không phải ăn cũng từng có dịp thưởng thức. Ngán biển...