‘Vỗ béo’ sai cách, con mắc bệnh
Nhiều phụ huynh thường ra sức “nhồi” những món ăn ngon miệng, bổ dưỡng để con bụ bẫm, tuy nhiên “vỗ béo” sai cách lại là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ có nguy cơ béo phì, đối mặt với bệnh tim mạch, tiểu đường… khi trưởng thành.
Nhiều ông bố bà mẹ cho con thỏa thích ăn thức ăn nhanh, bánh kẹo, đường bột mà quên đi nguy cơ mắc bệnh béo phì đang ngấp nghé
Ăn bổ chưa chắc đã khỏe
Không ít bà mẹ có quan niệm nuôi con mập để phòng khi có bệnh dễ bị sút cân. Tuy nhiên việc cho con ăn quá nhiều loại thực phẩm bổ béo sẽ vô tình khiến trẻ nằm trong số trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ths. Trương Hồng Sơn, Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện nay có đến 30% các bà mẹ có con thừa cân béo phì mà vẫn muốn cho con tăng cân nữa.
Còn theo khảo sát của Viện dinh dưỡng trên khẩu phần ăn của trẻ béo phì ở Hà Nội, các bé giảm bột nhưng laị tăng các món ăn chứa nhiều đường ngọt và chất béo, các bé cũng thích những món quay, chiên, xào hơn là các món ăn luộc, hấp.
Khảo sát trên cũng cho thấy, các gia đình có ít con và chăm sóc các cháu quá, trẻ thường được cung cấp dinh dưỡng vượt quá nhu cầu.
Mặt khác, khi tin rằng các sản phẩm từ sữa luôn bổ dưỡng và giúp trẻ tăng cân hiệu quả, nhiều bậc cha mẹ đã “thả phanh” cho con sử dụng mà không cân nhắc đến liều lượng và thành phần dinh dưỡng của từng sản phẩm. Như với sản phẩm váng sữa, trẻ có thể ăn 2-3 hộp/ngày trong khi đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo lên đến 70%.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo trẻ trên 6 tháng tuổi mới bắt đầu có thể làm quen với váng sữa. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày cần phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Những trẻ có biểu hiện thừa cân được khuyến cáo không nên sử dụng váng sữa.
Một số trẻ béo phì còn có khuynh hướng mắc chứng tự ti, không hài lòng với hình dáng cơ thể
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tăng cân thực chất là quan trọng với trẻ nhỏ, tuy nhiên, việc bồi bổ quá mức có thể là con dao hai lưỡi ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển lâu dài ở trẻ. Một khi trẻ đã đối mặt với bệnh béo phì, trẻ sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, và tiểu đường khi trưởng thành.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng đạt “chuẩn”
Để con béo khỏe đúng cách, yếu tố đầu tiên cần được quan tâm chính là thành phần dinh dưỡng khi chọn lựa thực phẩm cho con để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với tỉ lệ đạm: béo: đường hợp lý theo đúng khuyến nghị khẩu phần ăn của viện Y Xã Hội Học (ISMS)
Ngoài ra, mẹ cần bổ sung các nhóm vi chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Omega-3, Vitamin A, Vitamin B, vitamin D, và Vitamin K2. Trong đó vitamin K2 là loại Vitamin quan trọng, giúp hấp thu canxi vào xương, giúp bé phát triển chiều cao vượt trội
Nhiều bậc cha mẹ lựa chọn thay thế váng sữa bằng phô mai tươi cho trẻ nhỏ
Video đang HOT
Với tiêu chuẩn trên, phô mai tươi đã trở thành lựa chọn của nhiều gia đình có trẻ nhỏ. Loại thực phẩm này có tỉ lệ đạm: béo: đường cân đối, giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Đặc biệt vitamin K2 có trong phô mai tươi SuSu sẽ là nguồn hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.
Giai đoạn từ 1-6 tuổi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy mẹ hãy tập trung xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng ngay từ hôm nay để cho con có một nền tảng phát triển vững chắc.
Bao nhiêu calories là đủ?
Lượng calories nạp vào tùy thuộc vào cơ thể từng trẻ, độ tuổi, cân nặng, chiều cao và tần số hoạt động.
Trẻ sơ sinh từ 5 – 12 tháng cần khoảng 850 calories/ngày
Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 1300 calories/ngày
Từ 4 – 6 tuổi, trẻ cần đến 1800 calories/ngày
Và từ 7 – 10 tuổi trẻ cần 2000 calories/ngày
Ăn quá nhiều mà không tiêu hao năng lượng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ nhỏ.
Theo Thu Hằng
Vietnamnet
Mẹo đơn giản giảm nguy cơ mắc đột quỵ
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong sớm cao thứ hai và nguyên nhân gây nên những gánh nặng khuyết tật cao thứ 8 ở Singapore, theo nghiên cứu học bệnh năm 2007 của nước này.
Liệt mặt, nói ngọng và tê liệt một nửa người là một số trong nhiều triệu chứng điển hình của đột quỵ.
Những cơn đột quỵ có thể xảy ra không hề có dấu hiệu báo trước - dòng máu đến một vùng của não đột ngột bị tắc nghẽn hoặc giảm sút, khiến cho tế bào não bị chết - và có thể gây tử vong.
Đột quỵ rất nguy hiểm, vì vậy, hãy bắt đầu bảo vệ chính mình với những mẹo đơn giản sau đây:
1. Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh hoặc ngũ cốc nguyên cám, hạt bí ngô, cà phê và hạt có vỏ cứng - những thực phẩm này chứa nhiều magiê - chất giúp điều hòa huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Chứng đau nửa đầu cũng sẽ được ngăn chặn nếu bạn có đủ magiê trong chế độ ăn.
2. Chăm sóc giấc ngủ
Ngủ không đủ hoặc không sâu giấc, có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, hãy thực hiện các phương pháp để nâng cao chất lượng giấc ngủ, như uống một ly sữa ấm, hoặc đốt một cây nến có mùi hương hoa nhài trước khi lên giường.
Những người thắp một cây nến hương hoa nhài chỉ một phút trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn chìm vào giấc mộng nhanh hơn, ít trằn trọc và trở mình hơn. Đồng thời sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn vào buổi sáng so với những người không hít mùi hương này, theo báo cáo của các nhà khoa học tại trường Đại học Wheeling Jesuit, Mỹ.
3. Ngâm bàn chải đánh răng trong nước súc miệng diệt khuẩn
Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Columbia và Minnesota, Mỹ, cho biết vi khuẩn sống trên bàn chải răng cũng có thể khiến các động mạch cảnh (động mạch cấp máu não) dày lên, một dấu hiệu của đột quỵ. Vì thế sau khi đánh răng, hãy ngâm phần lông của bàn chải đánh răng trong một cốc đựng nước súc miệng tiệt trùng.
Các nhà nghiên cứu tại Căn cứ không quân Lackland ở San Antonio, Mỹ thấy rằng 100% nấm Candida albicans (một loại nấm men gây bệnh ở miệng) bị trung hòa sau khi ngâm như vậy trong 105 phút.
4. Sử dụng các thiết bị tai nghe không dây
Hãy dùng bộ đàm thoại rảnh tay hoặc những thiết bị khác để giữ điện thoại khi nghe. Việc dùng đầu và vai để kẹp điện thoại khi nói chuyện sẽ làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh tủy sống và thậm chí gây ra tình trạng "tiểu đột quỵ".
Báo cáo trên tạp chí Neurology đã nêu ra trường hợp một quý ông người Pháp 43 tuổi, bị đột quỵ sau khi nói chuyện suốt một giờ liền bằng cách kẹp điện thoại vào vai. Bệnh nhân đã bị vỡ động mạch cung cấp máu cho não và mắt.
5. Uống sữa hằng ngày
Uống hai hoặc ba ly sữa mỗi ngày, dù là sữa gầy hay sữa nguyên kem, cũng làm giảm mắc đột quỵ.
Với người ăn kiêng thì sữa ít béo là cách tiết giảm calo dễ dàng hơn. Còn nếu bạn đang muốn ngăn ngừa đột quỵ - và bồi đắp khối cơ - thì hãy tìm đến sữa nguyên kem. Các nhà khoa học ở trường Đại học Texas thấy rằng sữa nguyên kem làm tăng tổng hợp protein ở cơ.
6. Ăn cá hồi
Những người ăn các loại cá có dầu, như cá hồi, 3 lần một tuần trở lên giảm được 27% khả năng bị những tổn thương não liên quan với đột quị và suy giảm nhận thức.
Cá hồi cũng chứa các axit béo omega 3 - một loại "thuốc bổ" cho não - giúp đối phó với nguy cơ bị các bệnh thần kinh.
7. Kiểm soát cơn tức giận
Theo tạp chí về đột quỵ, những người thường xuyên giận dữ dễ bị đột quỵ gấp đôi những người kiểm soát được cảm xúc của mình.
Khi bạn không thể kiểm soát được cơn thịnh nộ? Hãy làm dịu nó bằng dầu cá. Loại thực phẩm này chứa nhiều DHA - là chất thường bị thiếu ở những người hay gây gổ.
8. Bỏ thuốc lá
Hãy bỏ thuốc lá. Trong vòng 15 năm, nguy cơ đột quỵ và đau tim của bạn sẽ giảm xuống ngang bằng với những người không hút thuốc.
15 năm có vẻ là quãng thời gian chờ đợi rất dài nhưng lợi ích của việc bỏ thuốc lá sẽ đến ngay lập tức và rõ ràng:
Trong vòng 8 giờ, lượng carbon monoxide trong cơ thể sẽ giảm xuống và lượng ô xi tăng lên đến mức bình thường. Trong vòng 2 ngày, nguy cơ bị đau tim đã giảm đi, và trong vòng 3 ngày, bạn sẽ cảm thấy sung sức hơn và hô hấp dễ dàng hơn.
9. Khám mắt định kỳ
Đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, mà còn là cửa sổ của sức khỏe. Vì thế cho dù thị lực vẫn tinh tường, bạn vẫn nên đi khám mắt định kỳ.
Những mảng bám từ động mạch cảnh bị tắc có thể vỡ ra và đi tới các mạch máu ở võng mạc mắt - một dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang có nguy cơ mắc . Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phát hiện ra nguy cơ này một cách nhanh chóng.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Ngồi quá nhiều có nguy cơ mắc ung thư Người dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi tại chỗ dễ bị ung thư kết trực tràng hơn người bình thường, theo một nghiên cứu mới tại Mỹ. Ngồi quá nhiều có nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Medic Magic Các nhà khoa học đã thực hiện 43 cuộc nghiên cứu đặc biệt về mối liên quan giữa những người ngồi nhiều...