Vợ bầu Kiên: ‘Tôi tin tưởng tuyệt đối vào chồng’
Tại toà, bà Đặng Ngọc Lan, vợ bầu Kiên nói rằng, mình không quan tâm đến các hoạt động kinh doanh, tin tưởng vào chồng nên thấy chồng mình không có gì sai.
Bầu Kiên bị cách ly tại tòa
Kết thúc phần xét hỏi với tội danh kinh doanh trái phép, bị cáo Nguyễn Đức Kiên được Tòa cách ly để tòa chuyển sang xét hỏi tội danh trốn thuế.
Vợ Bầu Kiên: Tôi tin tưởng tuyệt đối vào chồng.
Bà Đặng Ngọc Lan, vợ Nguyễn Đức Kiên được tòa mời lên trả lời thẩm vấn. Bà Lan là Tổng Giám đốc của Công ty B&B.
Bà Lan cho biết: “Tất cả các hoạt động tại Công ty B&B tôi không nắm được, đặc biệt khi có hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính thì tôi đang trong giai đoạn sinh nở”.
Đối với việc ký hợp đồng ủy thác, bà Lan trình bày: “Tôi chỉ biết ký nhưng không nhớ ký những gì”. Bà Lan cũng không nhớ ai soạn thảo hợp đồng và ai là người yêu cầu ký. Đa số việc ký hợp đồng bà Lan đều thực hiện ở nhà do đang trong thời gian sinh nở.
Bà Lan cho rằng: “Tôi không quan tâm đến các hoạt động kinh doanh. Tôi tin tưởng vào chồng tôi nên tôi thấy không có gì là sai cả”.
Tiếp theo, HĐXX thẩm vấn em gái của Nguyễn Đức Kiên là bà Nguyễn Thị Hương.
Trả lời HĐXX, bà Hương cho biết: Ở Công ty B&B, bà là thành viên góp vốn, là thành viên của HĐQT. Việc bà ký hợp đồng ủy thác tài chính là do anh Kiên đưa ra. Đồng thời, bà Hương nhấn mạnh: ” Anh Kiên là anh trai, nên tôi rất tin tưởng, không phải anh Kiên chỉ đạo mọi việc tôi làm, tôi tin tưởng theo vào các gợi ý của anh Kiên”.
Bà Nguyễn Thị Hương, em gái bầu Kiên.
“Tôi làm đúng quy trình của một người anh dạy em”
Video đang HOT
Đến phần thẩm vấn bị cáo Nguyễn Đức Kiên, khi HĐXX hỏi về vấn đề kinh doanh của em gái Kiên, bầu Kiên nghiêm giọng trả lời: “Tôi làm đúng quy trình của một người anh dạy một người em trong hoạt động kinh doanh. Trình tự tôi dạy em tôi như sau: đặt các lệnh và chờ, các lệnh này có thể thua hoặc thắng, lời hoặc lỗ, đến thời điểm quyết toán mới chốt.
Thưa tòa, tòa đã hỏi những người không đúng địa chỉ. Người được hỏi đều không trả lời được”.
Khi HĐXX nêu vấn đề trốn thuế, bầu Kiên trả lời: “Tôi xin đưa ra nghị định 115 của TTCP về vấn đề thuế để nói rõ hơn về thuế. Giám định viên của Bộ Tài chính đã căn cứ vào các tài liệu không đầy đủ mà cơ quan điều tra đưa ra, xin HĐXX đưa ra các điều khoản ngoại trừ trong hoạt động khấu trừ thuế. Tôi được thực hiện đúng nguyên tắc khấu trừ tại nguồn”.
Bầu Kiên cho rằng HĐXX trích dẫn sai
Nguyễn Đức Kiên nói tiếp: “Thưa tòa, thưa ông đại diện VKS, ông đã trích dẫn không chính xác các bản kê khai của B&B với chi cục thuế. Nghị quyết miễn giảm thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm của Quốc hội được thực hiện vào 24/4, có hiệu lực ngay lập tức. Ngày tôi chuyển tiền cho Hương là ngày 27/4.
Bầu Kiên trả lời HĐXX.
Cho đến ngày hôm nay, cá nhân tôi và B&B vẫn chưa nhận được quyết định nào của Tổng Cục thuế ấn định số thuế phải nộp dù đã gửi nhiều văn bản lên.
Thứ nhất, khi giám định viên tiến hành giám định, phải giám định tất cả các hợp đồng phát sinh trong năm, không loại trừ hợp đồng nào nên việc cơ quan điều tra yêu cầu loại hợp đồng của Hương với công ty là sai.
Thứ hai, đã có phụ lục hợp đồng của Hương với công ty nhưng cơ quan giám định không nhận được, vì vậy kết quả giám định là hoàn toàn sai!
Trong các luật hiện hành, Tổng Cục thuế không có quyền tuyên bố các hợp đồng là trái pháp luật trong bất kỳ trường hợp này.
Cơ quan giám định cũng thiếu 1 văn bản quan trọng, là tại ngày 31/12, các công ty có quyền định giá lại các khoản đầu tư chứng khoán, vàng để xác định lãi, lỗ. Tại ngày 31/12, công ty bị lỗ 168 tỷ nên không phải nộp thuế.
Theo tài liệu cuả cơ quan điều tra, công ty B&B được thành lập vào cuối năm 2008. Ngành nghề kinh doanh chính của công ty này là: Xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc, đá quý (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu); quảng cáo và nghiên cứu thị trường.
Dưới sự chỉ đạo của chồng là bầu Kiên, bà Đặng Ngọc Lan đại diện Công ty B&B đã thực hiện ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 01-VGS/HĐƯT.08, ngày 25/12/2008 với Ngân hàng ACB.
Nội dung hợp đồng thể hiện: Công ty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam theo văn bản của Công ty B&B.
Thực hiện hợp đồng trên, từ ngày 25/12/2008 đến ngày 31/12/2009, Công ty B&B đã có văn bản ủy thác cho Ngân hàng ACB mở trạng thái giao dịch mua bán vàng ngoài lãnh thổ với tổng khối lượng là 440.250 ounce. Sau khi trừ chi phí vốn và phí ủy thác, Công ty B&B thu được lãi số tiền hơn 100 tỷ đồng.
Theo chỉ đạo của Nguyễn Đức Kiên, bà Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính số 010109/ƯTĐT ngày 25/12/2008 và bà Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên là cổ đông Công ty B&B).
Như vậy, bà Nguyễn Thúy Hương ủy thác cho Công ty B&B đầu tư vào việc kinh doanh vàng ghi sổ với số lượng mua/bán là 600.000 lượng vàng SJC (tương đương 720.000 ounce), trong đó giao dịch ngoài lãnh thổ là 45.000 ounce; giao dịch vàng trong nước là 37.500 lượng vàng SJC.
Theo Đời sống pháp luật
Vợ "bầu" Kiên trả lời Tòa về hành vi trốn thuế của chồng
- Ngày 22/5, phiên tòa xét xử sơ thẩm Nguyễn Đức Kiên và các đồng phạm được tiếp tục với phần thẩm vấn về hành vi trốn thuế. Bà Đặng Ngọc Lan - vợ bầu Kiên đứng trước tòa nói về vụ trốn thuế của chồng mình với tư cách là người liên quan...
Bà Đặng Ngọc Lan trả lời Tòa về vụ trốn thuế của chồng
Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, Công ty CPĐT Thương mại B&B (Công ty B&B) được thành lập ngày 8/12/2008, có vốn điều lệ 1.500 tỉ đồng, do 3 cổ đông chính góp vốn là Nguyễn Đức Kiên (Chủ tịch HĐQT), Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên làm Tổng Giám đốc) và Nguyễn Thúy Hương (em gái Kiên, cổ đông).
Cáo trạng xác định, trong năm 2009, công ty B&B thực hiện các lệnh ủy thác cho ngân hàng ACB mua bán vàng trạng thái thu lãi hơn 100 tỷ đồng. Nhưng với việc ký hợp đồng ủy thác của bà Nguyễn Thúy Hương, công ty B&B đã chuyển toàn bộ lợi nhuận cho bà Hương thụ hưởng để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 25 tỷ đồng.
Trong vụ việc này, VKS cho rằng Đặng Ngọc Lan (vợ Kiên) và Thúy Hương (em gái Kiên) đã có hành vi tạo điều kiện cho Kiên trốn thuế và đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, bà Lan và Hương không biết và không tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty B&B mà chỉ làm theo chỉ đạo của Kiên. Hai người này cũng khai báo thành khẩn nên VKS cho rằng không cần xử lý hình sự.
Tại phiên xét xử, HĐXX chủ yếu hỏi về hoạt động của công ty B&B do chính bà Đặng Ngọc Lan làm Tổng Giám đốc. Trả lời trước Tòa, bà Lan cho rằng việc làm Tổng Giám đốc là do chồng đề xuất, mọi hoạt động kinh doanh của công ty là do Kiên quyết định.
Bà Đặng Ngọc Lan cũng không biết ai soạn thảo hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính ngày 25/12/2008 với ngân hàng ACB với nội dung ủy thác cho ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Theo bà Lan, do tin tưởng chồng nên không nắm được nghiệp vụ kinh doanh. Đối với các hợp đồng ủy thác, bà Lan cho biết chỉ biết ký chứ không nhớ ký những gì. Bà Lan cũng không nhớ hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính giữa B&B với Nguyễn Thúy Hương. Hợp đồng này được cho là để chuyển lợi nhuận nhằm trốn thuế vì trước đó Quốc hội có nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009.
"Tôi không quan tâm đến các hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi tin tưởng vào chồng nên tôi thấy không có gì là sai cả" - lời bà Đặng Ngọc Lan trước tòa.
Cũng giống với chị dâu, bà Thúy Hương (em gái bầu Kiên) cho rằng, mọi công viêc đều hoàn toàn tin tưởng vào sự điều hành, chỉ đạo của anh trai mình.
Nói về hành vi trốn thuế của công ty B&B, vị đại diện Tổng cục Thuế cho rằng với quy định của luật pháp, về hợp đồng ủy thác của Nguyễn Thúy Hương cho B&B, bà Hương phải được phép của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, vì bà Hương chưa có giấy phép kinh doanh vàng nên hợp đồng trên là không hợp pháp. Công ty B&B cũng không có đăng ký kinh doanh nhân ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
HĐXX thẩm vấn đại diện ACB về những khoản thuế mà B&B phải nộp khi hợp tác kinh doanh với ACB. Vị đại diện cho rằng B&B phải chịu 2 khoản thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp nếu phát sinh lãi.
Theo ông Vũ Quang Hưng - đại diện Bộ Tài chính - cơ quan giám định cho biết, căn cứ vào số liệu cơ quan điều tra cung cấp, số thuế mà B&B phải nộp là hơn 25 tỷ đồng.
"Bầu" Kiên trong phiên xét xử ngày 22/5
Khi được thẩm vấn, Nguyễn Đức Kiên khai nhận là người soạn thảo hợp đồng ủy thác ngày 25/12/2008. Kiên cho rằng mình là cổ đông chi phối của B&B nên quyết định mọi hoạt động của B&B. Kiên khai ký hợp đồng ủy thác với Nguyễn Thúy Hương trước rồi mới ký hợp đồng ủy thác với ACB, một hợp đồng buổi sáng, một hợp đồng buổi chiều 25/12/2008.
Theo lời khai của Kiên, bị cáo đồng ý cho em gái kinh doanh vàng và giúp em đưa ra quyết định nên đã soạn thảo các hợp đồng. Từng giai đoạn của hợp đồng, Hương ký xác nhận, còn bà Lan - vợ Kiên chỉ thay mặt ký các giấy tờ cần thiết.
Nguyễn Đức Kiên khẳng định, Công ty B&B đã là đúng các quy định của luật Thuế, đã khai rõ các khoản thu với Chi cục thuế Đống Đa. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Kiên nhận là người ra lệnh mua bán vàng. Nguyễn Thị Hương chỉ theo dõi việc đặt lệnh.
Tại phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên cho biết chưa nhận được quyết định nào của Tổng cục Thuế về việc số tiền thuế phải nộp. Nguyễn Đức Kiên cho rằng nếu kiểm tra là toàn bộ sổ sách năm 2009 thì B&B lỗ, vì vậy không phải nộp thuế.
Vào cuối buổi chiều, tòa làm việc về hành vi cố ý làm trái. Đây là vụ việc liên quan đến trách nhiệm của các bị cáo Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.
Theo cáo trạng, từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ tháng 6 đến 9/2011, ông Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt.
Bị cáo Phạm Trung Cang (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB) khai cuộc họp thường trực HĐQT ngày 22/3/2010 có sự tham gia của bị cáo. Lý Xuân Hải là người đưa ra sáng kiến gửi tiền vào các ngân hàng khác để tránh tình trạng thua lỗ vì cũng có tình trạng một số nhân viên ngân hàng khác sang gửi tiền vào Ngân hàng ACB.
Bị cáo Cang khai, Lý Xuân Hải là người đưa ra sáng kiến gửi tiền vào các ngân hàng khác để tránh tình trạng thua lỗ vì cũng có tình trạng một số nhân viên ngân hàng khác sang gửi tiền vào Ngân hàng ACB. Thời điểm đó, Lý Xuân Hải báo cáo đã tham khảo và việc làm này không có gì sai vì vậy HĐSL đồng ý với sáng kiến của Lý Xuân Hải.
Khi được xét hỏi về vấn đề này, bị cáo Nguyễn Đức Kiên khai rằng trong cuộc họp Lý Xuân Hải đề xuất việc ủy thác tiền cho nhân viên đi gửi tiền ở ngân hàng khác. Trong cuộc họp này, bị cáo không có ý kiến gì.
Về vai trò của mình trong việc ra Nghị quyết của HĐQT về ủy thác cá nhân gửi tiền, Nguyễn Đức Kiên khẳng định mình không có vai trò gì trong ngân hàng ACB để có thể tác động đến việc ra nghị quyết.
Theo_VnMedia
Ba không trước tòa, Bầu Kiên không hổ danh 'thần gió' Mặc dù đứng trước vành móng ngựa, bầu Kiên vẫn phong cách thường nhật, chắp tay sau lưng trả lời rành rọt, kỹ càng từng nội dung mà HĐXX hỏi. Bầu Kiên lạnh lùng phủ nhận các kết luận trong cáo trạng và cho rằng mình: Không lừa đảo, không phạm tội và không buôn vàng... Lạnh lùng trước tòa Xuất hiện tại...