Vợ bán ruộng, bán trâu vẫn chưa cứu được chồng bệnh nặng
Bấm bụng bán tống bán tháo hai sào ngô đã phất cờ và con trâu đang có chửa nhưng số tiền của chị Nga không đủ để lo cho chồng được phẫu thuật. Chẳng còn gì để bán, người vợ trẻ cùng hai con thơ đang bế tắc đến cùng cực.
Mặc cho ánh mặt trời lúc đúng ngọ rọi thẳng vào mặt, người phụ nữ vẫn ngồi chết lặng bên hành lang bệnh viện. Cái nhìn khắc khoải của chị như đóng đinh vào giữa cuộc sống ồn ào náo nhiệt trên đường phố. Hỏi ra mới biết, chị là Nguyễn Thị Bích Nga (28 tuổi) vợ bệnh nhân Nguyễn Trọng Khánh (35 tuổi) đang điều trị tại khoa Hồi sức Phẫu thuật tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy.
Sự sống của anh Khánh mỗi ngày một nguy nan
“Tội nghiệp cô ấy, mấy ngày nay cứ thẫn thờ, bỏ cả ăn cả uống.” Bà Trần Thị Diệu Hương, một người chăm bệnh cùng phòng chia sẻ. Căn nguyên nỗi khổ không biết tỏ bày cùng ai chính là sự dày vò của người vợ khi đứng trước quyết định mang tính sinh tử cho số phận chồng mình. Chị đang trong thế giằng co giữa việc có nên theo đuổi tiếp quá trình điều trị hay đưa anh về quê chờ đến ngày sinh li tử biệt.
BS CKI Nguyễn Bảo Tịnh cho biết: “Nguyễn Trọng Khánh là bệnh nhân bị tim bẩm sinh, hở van hai lá và van ba lá. Van ba lá của bệnh nhân đóng thấp hơn bình thường gây tình trạng nhĩ hóa thất. Không hiểu vì sao đến nay bệnh vẫn chưa được can thiệp nên bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy tim. Hiện, việc dùng thuốc hỗ trợ đã không còn tác dụng. Nếu không can thiệp phẫu thuật, sự sống của bệnh nhân khó giữ nổi. Dự kiến chi phí của cuộc mổ sẽ tốn khoảng 70 triệu đồng nhưng chi phí hậu phẫu cũng sẽ rất tốn kém vì đây là ca bệnh nặng, nguy cơ cuộc mổ sẽ cao hơn bình thường.”
Vợ chồng anh Khánh hiện đang sinh sống tại huyện Krong Bong tỉnh Đắk Lắk. Cả hai đều sinh ra trong những gia đình đi xây dựng vùng kinh tế mới, cuộc sống vốn rất khó khăn. Đồng cảm với hoàn cảnh của nhau, hơn 6 năm trước sau lễ cưới đạm bạc họ đã nên vợ nên chồng. Ở tuổi thanh niên, cơ thể khỏe mạnh nên bệnh tim của anh Khánh ít tái phát, nhưng khi vợ chồng đã có với nhau hai mặt con thì căn bệnh quái ác đã quật ngã anh.
“Hai năm trước, tôi bắt đầu thấy mệt khi làm việc nặng, đi kiểm tra bác sĩ yêu cầu phải nhập viện để phẫu thuật. Nhưng khi đó, đứa con trai thứ hai mới ra đời, cái ăn cái mặc của vợ con còn thiếu bữa trước hụt bữa sau nên tôi chỉ xin đơn thuốc về nhà uống. Mỗi ngày tôi càng thấy mệt thêm, uống thuốc không còn tác dụng nữa, bây giờ ngủ còn phải ngồi, cầm cây chổi quét nhà cũng khó. Từ người trụ cột đi làm để nuôi vợ con, đến nay vợ tôi lại là người đi làm thuê làm mướn để nuôi tôi và hai đứa con nhỏ.” Anh Khánh vội quay mặt giấu cặp mắt đỏ hoe.
Đã mất ruộng, mất trâu chị Nga có nguy cơ mất cả chồng
Với mục đích cải thiện kinh tế gia đình, hơn một năm trước vợ chồng chị Nga vay ngân hàng 15 triệu đồng mua một con trâu cái vừa để phục vụ cày kéo cho mùa vụ trên 4 sào ruộng vừa hy vọng sẽ nhân được đàn. Hơn một tháng trước, những cơn đau tim liên tục dồn đến khiến anh Khánh ngất lịm phải nhập viện cấp cứu. Bệnh viện địa phương đã chuyển anh xuống bệnh viện Chợ Rẫy với chỉ định phẫu thuật.
Chị Nga buộc phải bấm bụng bán rẻ hai sào ruộng trồng ngô đã phất cờ với giá 15 triệu đồng và con trâu cái đang có chửa được 17 triệu đồng. Chạy khắp nơi chị cũng chỉ mượn được từ anh em trong nhà thêm 5 triệu đồng. Tổng số tiền chị có được chỉ đủ phân nửa của cuộc phẫu thuật cho chồng nên đến nay anh Khánh vẫn chưa thể lên bàn mổ trong khi số tiền họ có được mỗi ngày nằm viện lại một vơi đi.
Vợ chồng họ đang rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” bởi nếu tiếp tục nằm viện tiền rồi sẽ hết nhưng ca mổ vẫn không thực hiện được, nếu xuất viện thì chẳng những cả ruộng và trâu đều không còn mà mạng sống của anh Khánh cũng khó lòng giữ được. Thêm vào đó, tương lai của hai bé trai Nguyễn Trọng Vỹ (7 tuổi) và đứa em là Nguyễn Trọng Văn (3 tuổi) đang trở nên mịt mờ theo sinh mạng của người cha.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1051: Chị Nguyễn Thị Bích Nga, vợ của bệnh nhân Nguyễn Trọng Khánh – Khoa Hồi sức phẫu thuật tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM. Hoặc Thôn 3, xã Yang Reh, huyện Krong Bong, Đaklak. Điện thoại: 01646.526.230
Video đang HOT
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Lời cầu cứu của bé lớp 7 mò trai nuôi mẹ chạy thận
Trời tối sập, thằng bé ống cao ống thấp lấm lem bùn đất khệ nệ bưng thau trai về thật nhanh khoe mẹ, nó nhanh nhảu: "Hôm nay được nhiều hơn hôm qua đấy mẹ ạ, mai đi bán sớm là có tiền để ngày kia mẹ đi lọc máu nữa nhé".
Không giống như những bạn cùng trang lứa, niềm vui của cậu bé Nguyễn Văn Hà (học sinh lớp 7 trường THPT Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) là mò được thật nhiều trai để có tiền cho mẹ đi viện. Thân hình nhỏ thó, đen sạm, em di chuyển nhanh như một con sóc bởi: "Mẹ con đau lắm, mọi người nói nếu không đến viện chữa bệnh là mẹ con sẽ chết nên con phải làm nhanh để mò được thật nhiều chai mang về bán".
Sự giải thích hồn nhiên của đứa trẻ 12 tuổi khiến những người lớn cũng chột dạ, sau đó là cái cảm giác chạnh lòng xa xót như chạy dọc sống lưng. Gương mặt còn quá non nớt, trẻ thơ nhưng em sớm hiểu được cái chết đang cận kề từng ngày đối với người mẹ thân yêu nếu như không có tiền đi chữa bệnh.
Công việc hàng ngày của cậu bé Hà là đi mò trai từ 5 giờ sáng đến tận tối mịt mới về.
Để có tiền cho mẹ đi lọc máu kéo dài sự sống.
Công việc một ngày của em thường bắt đầu từ lúc 5 giờ sáng trở dậy cùng bố đi mò trai ở các khúc sông để kịp đến khoảng 7, 8 giờ có mang ra chợ bán. Từ chợ về, ăn vội vàng qua quýt bữa trưa em lại tiếp tục công việc đến tối mịt mới trở về nhà. Hôm nào nhiều hai bố con bắt được gần 10kg trai bán được khoảng 100.000 đồng, còn những hôm ít chỉ vài ba cân đủ mua thức ăn cho cả nhà. Vì công việc thường xuyên nên những chỗ gần cậu bé đã đi gần hết nên phải lên tận các làng trên cách mấy cây số, ấy thế mà em vẫn lũn cũn cắp xô đi giữa trời nắng như đổ lửa.
Rét, lạnh, với em không hề hấn gì miễn là mẹ được sống.
Kể về câu chuyện của gia đình em Hà, thôn trưởng Lưu Huy Quảng ngậm ngùi cho hay: "Gia đình anh Nguyễn Văn Nam và chị Phạm Thị Hơn (bố mẹ của em Hà) trước kia đi làm rẫy ở tận trong miền trong, cũng đói khổ, thiếu thốn lắm nên họa huần vài ba năm mới về quê được một lần. Từ dạo trước Tết, chị Hơn phát hiện bị suy thận mãn giai đoạn cuối, không có nơi nào bấu víu nên cả gia đình 4 người mới dắt díu nhau về quê. Của đáng tội, nhà cũng chẳng có phải đi ở nhờ nhà em trai, ruộng nương cũng không nên bà con xóm làng phải thay nhau cho gạo để nấu ăn hàng ngày".
Không thể tự nuôi được bản thân mình, chị càng xót lòng hơn khi trở thành gánh nặng cho con.
Bản thân mang bệnh, sức khỏe chị Hơn sụp hẳn xuống, gương mặt sạm đen, chân tay run, lúc nào cũng đờ đẫn không làm được những việc nặng. Vừa ôm đứa con gái nhỏ Nguyễn Thị Giang (học sinh lớp 4), chị vừa sụt sùi khóc kể: "Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên vợ chồng bảo nhau vào trong rẫy làm để lo cái ăn, cái mặc cho hai con, bản thân em cũng không ngờ mình mắc bệnh này. Từ lâu em thấy người mệt mỏi và dấu hiệu không bình thường nhưng cứ cố, cố mãi và tự động viên mình là do làm mệt nên thế, nào ngờ đến lúc đi khám thì phát hiện bệnh luôn".
Hai đứa con còn quá nhỏ khiến chị không yên lòng nếu một mai mình nằm xuống.
Sinh, lão, bệnh, tử là lẽ tự nhiên, chị Hơn hiểu hơn ai hết, chị cũng không sợ chết nhưng hai con còn quá thơ dại, thằng anh lớp 7 còi cọc là chỗ dựa cho đứa em lớp 4, cứ nghĩ đến cảnh đấy là chị lại không cam lòng. Anh Nam từ ngày lấy vợ, vốn cũng đau yếu quanh năm nên một tay chị xốc vác các việc lớn, bé trong gia đình không ngờ lại đến lúc đổ bệnh. Sợ chị phải chết sớm, hai đứa con sẽ bơ vơ nên hàng xóm láng giềng mỗi người thêm một đồng cùng với số tiền bán trai hàng ngày của bé Hà cho chị lên bệnh viện 3 lần/ tuần để lọc máu.
Nhưng cực chẳng đã mọi người giúp cũng nhiều rồi, chị chẳng muốn phiền hà đến ai nên toàn tự một mình đi xe buýt lên bệnh viện rồi lọc máu xong lại bắt xe buýt về. Sức khỏe yếu, chân tay run lẩy bẩy, có nhiều hôm chị ngất cả trên xe khiến những người lạ đi đường phải tập chung "cấp cứu" để chị tỉnh lại. Ấy vậy mà khi nhắc đến điều này, chị gạt đi: "Em không sao thật mà, chị đừng nói điều này với ai cả không là các con em sẽ lo lắng, chúng bỏ việc để theo mẹ lên viện mất, thằng bé Hà giờ gần như là lao động chính trong gia đình, còn con bé Giang nó còn đang phải học nên em không muốn phiền đến các con đâu".
Với những mẻ trai như thế này, cậu bé Hà vẫn tràn đầy hi vọng có thể cứu được mẹ.
Mải nói chuyện, chị Hơn không để ý thằng bé Hà đứng phía sau len lén nghe được hết, nước mắt nó giàn giụa, òa lên nức nở. Bất chợt nó chạy ra ôm chầm lấy chị hét lên: "Con không cho mẹ chết, mẹ không được chết, mẹ phải ở với con, với em Giang". Nói rồi nó cứ thế rúc vào ngực mẹ mà khóc khiến chị Hơn đau đến điếng người. Cả cuộc đời lam lũ chị chẳng sợ gì, duy chỉ đến lúc này khi đối diện với hai đứa con chị mới hoảng sợ nghĩ đến thời gian sống của mình chẳng được bao lâu. Ấy thế nhưng thằng bé Hà vẫn nuôi hi vọng nhiều lắm, nó ngước mặt lên lau nước mắt cho mẹ, giọng nấc nghẹn: "Cả đời này con sẽ đi bắt trai để mẹ có tiền chữa bệnh, mẹ nhất định phải sống với con".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1050: Anh Nguyễn Văn Nam và chị Phạm Thị Hơn(thôn Bình Cách, xã Bình Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) Số ĐT: 01684.2634.72 (Số ĐT của em Phạm Sỹ Khang, em trai chị Hơn)
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Đáng thương cô học trò học giỏi mắc bệnh hiểm nghèo Đôi mắt trong veo hồn nhiên, giọng nói nhẹ nhàng nhưng ít ai biết cô học trò nhỏ học giỏi này hàng ngày đang phải sống chung với căn bệnh di truyền nhiễm sắc thể - Bệnh chỉ có thể sống khi có máu truyền. Đó là hoàn cảnh đáng thương của cô học trò nhỏ Nguyễn Thị Bích Chi (SN 2001, hiện...