Vợ 3 lần nhập viện, suýt vỡ thận sau khi “gần gũi” chồng, BS tức giận khi nghe lý do
Một nữ bệnh nhân 3 lần nhập viện cấp cứu vì nhiễm trùng tiết niệu lan tới thận. Nhưng nguyên nhân hóa ra là do người chồng.
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang – Bệnh viện Đa khoa quân y thứ ba, Đài Loan đã chỉ ra trong chương trình về y tế rằng để duy trì sự giãn cách xã hội trong thời kỳ dịch bệnh, mọi người đều tránh tiếp xúc quá gần vì lo sợ sẽ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên nếu người bên cạnh bạn như vợ/chồng lại không chủ động phòng tránh thì người còn lại vẫn có thể mắc bệnh, không chỉ COVID-19 mà ngay cả những bệnh tình dục.
Một phụ nữ khoảng 30 tuổi đi khám vì tiểu nhiều lần, tiểu máu, nóng rát mỗi khi đi tiểu. Sau khi xét nghiệm nước tiểu nhận thấy chỉ số bạch cầu tăng vọt, nữ bệnh nhân được chẩn đoán là bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau khi kê đơn điều trị kháng sinh đầu tiên, người phụ nữ đã khỏi bệnh trong vòng 1 tuần.
Một tháng sau, người vợ lại bị nhiễm bệnh và quay trở lại bệnh viện, bác sĩ Hong Yongxiang khi ấy rất bối rối vì trước đó đã phải khuyên nhủ cô khi nhiễm bệnh cần hết sức cẩn thận, uống nhiều nước hơn và đi vệ sinh thường xuyên.
Lần này kiểm tra, bác sĩ nhận thấy dịch tiết tăng lên, vi khuẩn xâm nhập ngược vào bàng quang. Lo ngại có thể người phụ nữ bị tái phát do người chồng cũng mắc bệnh nhưng chưa điều trị nên khi quan hệ tình dục với chồng, người vợ bị lây nhiễm lại.
Để tránh tình trạng mắc bệnh tái diễn lần nữa, bác sĩ đề nghị nữ bệnh nhân đưa chồng tới khám và điều trị. Sau đó, cả hai vợ chồng đều được kê đơn kháng sinh, sau một thời gian tình trạng bệnh đã khả quan hơn.
Nhưng không lâu sau, người vợ lại nhập viện khiến bác sĩ Hong Yongxiang không khỏi bất ngờ. Bác sĩ Hong Yongxiang cho biết lần này người phụ nữ nhiễm vi khuẩn dữ dội hơn gây viêm thận bể thận cấp, phải nhập viện điều trị ngay.
Người vợ 3 lần nhập viện vì bị nhiễm trùng tiết niệu. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên điều không ngờ là trong lúc vợ nhập viện, người chồng bí mật hỏi riêng bác sĩ: “Tôi có thể tự mua kháng sinh cùng loại về dùng được không?” Bác sĩ Hong Yongxiang ban đầu nghĩ rằng người chồng chu đáo, sợ vợ sẽ bị nhiễm bệnh lần nữa nhưng hóa ra sự thật hoàn toàn khác.
Người chồng thú nhận anh ta đã lăng nhăng bên ngoài. Hóa ra, người chồng có ham muốn tình dục mạnh mẽ nhưng vì mắc bệnh nên người vợ không cho đụng chạm. Vì không kiềm chế được ham muốn nên người chồng đã có nhân tình bên ngoài để thỏa mãn, kết quả khiến người tình cũng bị lây.
Người chồng dù đã chữa khỏi nhưng lại quan hệ với tình nhân dẫn tới lây nhiễm lại và khi quan hệ với vợ, khiến vợ tái phát bệnh.
Bác sĩ Hong Yongxiang sau khi nghe lời kể của chồng bệnh nhân cũng cảm thấy giận thay cho người vợ. Bác sĩ cho biết thông thường thuốc kháng sinh không thể tự mua được mà phải được bác sĩ kê đơn tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và yêu cầu người chồng nên khuyên tình nhân đi khám.
Video đang HOT
Bác sĩ chuyên khoa thận học Hong Yongxiang
Nhiễm trùng đường tiết niệu – bệnh dễ gặp nhưng để lâu thành nguy hiểm
Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu – thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu dưới – bàng quang và niệu đạo.
Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc UTI hơn nam giới. Nhiễm trùng trong bàng quang có thể gây đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu nhiễm trùng đường tiết niệu lây lan đến thận.
Khi được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu dưới hiếm khi dẫn đến biến chứng. Nhưng nếu không được điều trị, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Nhiễm trùng tái phát, đặc biệt là ở những phụ nữ bị nhiễm trùng tiểu từ hai lần trở lên trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.
- Tổn thương thận vĩnh viễn do nhiễm trùng thận cấp tính hoặc mãn tính (viêm bể thận) do nhiễm trùng tiết niệu không được điều trị.
- Tăng nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai.
- Chít hẹp niệu đạo ở nam giới do viêm niệu đạo tái phát.
- Nhiễm trùng huyết, một biến chứng có thể đe dọa tính mạng của nhiễm trùng, đặc biệt là nếu nhiễm trùng đi lên đường tiết niệu đến thận của bạn.
Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu – biết để phòng tránh
Nhiễm trùng đường tiết niệu không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khi chúng xảy ra, chúng có thể bao gồm các biểu hiện như:
- Cảm giác muốn đi tiểu mạnh và dai dẳng
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Đi tiểu thường xuyên, một lượng nhỏ
- Nước tiểu có màu đục
- Nước tiểu có màu đỏ, hồng tươi hoặc màu cola – dấu hiệu của tiểu ra máu
- Nước tiểu có mùi nồng
- Đau vùng chậu, ở phụ nữ – đặc biệt là ở trung tâm của xương chậu và xung quanh khu vực xương mu
Nhiễm trùng tiểu có thể bị bỏ qua hoặc nhầm với các tình trạng khác ở người lớn tuổi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp ở phụ nữ, và nhiều phụ nữ bị nhiễm trùng nhiều hơn một lần trong đời. Các yếu tố nguy cơ đối với phụ nữ bao gồm:
- Phụ nữ có niệu đạo ngắn hơn đàn ông, điều này rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang.
- Hoạt động tình dục: Phụ nữ có hoạt động tình dục có xu hướng bị nhiễm trùng tiểu nhiều hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Có bạn tình mới cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Một số loại kiểm soát sinh sản: Phụ nữ sử dụng màng chắn để tránh thai có thể có nguy cơ cao hơn, cũng như phụ nữ sử dụng chất diệt tinh trùng.
- Thời kỳ mãn kinh: Sau khi mãn kinh, sự suy giảm estrogen lưu thông gây ra những thay đổi trong đường tiết niệu khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
Nặng nửa tấn, phẫu thuật giảm 300kg và cái kết buồn của cô gái trẻ
Từng là cô gái nặng nửa tấn vì mắc hội chứng bệnh lạ, cô nàng Aty mặc dù đã phẫu thuật để giảm 300kg nhưng cuối cùng cũng không thoát khỏi bàn tay tử thần.
Eman Ahmed Abd El Aty nổi tiếng thế giới bởi cân nặng lên tới 500kg do cô mắc phải một hội chứng có tên Elephantiasis. Căn bệnh lạ khiến mọi sinh hoạt của Aty đều khó khăn và phải có người trợ giúp. Suốt nhiều năm, Aty chỉ có thể làm bạn với chiếc giường vì cân nặng khiến cô không thể di chuyển được.
Gia đình Eman cho biết thân của hình cô đã nặng nề từ khi còn là một đứa trẻ. Năm 11 tuổi, Eman đã quá nặng nề nên không thể đi lại bình thường mà phải bò. Không lâu sau đó, cô bị đột quỵ não và phải nằm liệt giường suốt vài thập kỷ.
Aty nặng 500kg khó khăn với cuộc sống của chính mình.
Năm 2017, Aty quyết định thực hiện phẫu thuật để trở lại cuộc sống bình thường như biết bao nhiều người thân bên cạnh mình.
Đối với một người có cân nặng trung bình, việc di chuyển đến bệnh viện để làm phẫu thuật chẳng có gì đáng nói nhưng với một người phụ nữ nặng cả nửa tấn như cô Aty thì lại là một vấn đề vô cùng nan giải. Để có thể đưa Aty ra khỏi nhà tại thành phố Alexandria, Ai Cập, người thân đã phải đập bỏ cả một bức tường để các chuyên viên y tế dùng tới cần cẩu đưa cô lên xe di chuyển ra sân bay.
Xe chuyên dụng đưa Aty ra khỏi nhà thu hút sự chú ý của truyền thông.
Chuyến bay dài 7 giờ đưa Aty từ sân bay quốc tế Chhatrapati Shivaji Ấn Độ tới bệnh viện. Đi cùng cô là người chị gái Shaimaa Ahmed và đội ngũ các bác sĩ bệnh viện. Người phát ngôn bệnh viện Saifee ở thành phố Mumbai, Ấn Độ, cho biết: "Aty cùng với chị mình đã tới Mumbai vào khoảng 4 giờ sáng 11/2. Các bác sĩ đã tới Ai Cập từ 10 ngày trước để đảm bảo tình hình sức khỏe của chị Aty ổn định cho việc di chuyển".
Và đó cũng là lần đầu tiên trong vòng 25 năm Aty được ra khỏi chiếc giường tẻ nhạt để vươn tay nắm không khí ngoài trời. Trước đó, gia đình Aty đã phải gửi một lá thư lên Tổng thống Ai Cập, hy vọng có thể được chính phủ giúp đỡ.
Thế nhưng, visa của cô không được đồng ý, cũng không có hãng hàng không nào chấp nhận chở cô từ Ai Cập tới Ấn Độ. Cuối cùng, hãng hàng không Egypt Air cũng đồng ý chuyên chở cô tới Ấn Độ. Trước chuyến bay, một chiếc giường đặc biệt đã được thiết kế cho Aty để có thể chuyển tới Mumbai một cách an toàn. Các trang thiết bị đặc biệt cũng được lắp đặt bên trong khoang máy bay trong tình huống khẩn cấp.
Tại bệnh viện Saifee, Mumbai, Ấn Độ, các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ lượng mỡ thừa trên người Aty và đưa cô đến thủ đô Abu Dhabi, UAE để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, giấc mơ của Aty không thể thực hiện được mặc dù giảm 300kg trọng lượng cơ thể nhưng cô gái đáng thương đã qua đời vì nhiều biến chứng khác liên quan đến rối loạn tim và viêm thận cấp tính.
5 kiểu đàn ông chị em đừng dại quan hệ kẻo ung thư cổ tử cung chực chờ Virus HPV - virus có thể gây ung thư cổ tử cung lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục, do đó nếu chị em quan hệ với những kiểu đàn ông dưới đây sẽ dễ nhiễm virus. Cổ tử cung là "gốc rễ" của người phụ nữ, khi cổ tử cung bị tổn thương, sức khỏe của người phụ nữ sẽ bị...