VnSAT nâng cao chất lượng sản xuất và tái canh cà phê bền vững
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, trong thành công của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên có sự đóng góp rất lớn của Dự án VnSAT.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Tuấn Anh .
Thành công như mong đợi
Ngày 31/3, tại tỉnh Kon Tum, Ban Quản lý Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai kế hoạch năm 2021 và giải pháp thúc đẩy tiến độ giai đoạn gia hạn dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững Việt Nam (hợp phần cà phê).
Theo báo cáo của Ban Quản lý VnSAT Trung ương, năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã đào tạo quy trình sản xuất cà phê bền vững cho 50.534 hộ với diện tích 58.628 ha. Kết quả đánh giá mức độ cho thấy có khoảng 75,1% diện tích áp dụng đủ các tiêu chí của quy trình sản xuất cà phê bền vững vào sản xuất tương đương diện tích khoảng 45.391 ha đạt 113% so với mục tiêu cuối kỳ là 40.000 ha.
Các tỉnh cũng đã đào tạo quy trình tái canh bền vững cho khoảng 27.746 hộ dân với diện tích khoảng 26.248 ha. Trong đó, đã có 21.933 hộ dân tiến hành tái canh với diện tích 18.990 ha (9.647 ha có vay vốn tái canh từ chương trình dự án).
Tính từ đầu dự án đến hết năm 2020, VnSAT đã hỗ trợ 181 tỷ đồng vốn IDA cho các tổ chức nông dân và hợp tác xã về cơ sở hạ tầng; 16 tỷ đồng vốn IDA về hàng hóa và thiết bị. Đến nay toàn bộ 42 tiểu dự án, cơ sở hạ tầng đã hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy tốt hiệu quả.
Các tỉnh Tây Nguyên đã được chứng nhận là 51 vườn ươm, trong đó 11 vườn ươm nhà nước và 21 vườn ươm tư nhân được đầu tư nâng cấp với lượng cây giống bán ra tương ứng là 1.608.000 và 3.738.000 cây.
Video đang HOT
Trong năm 2020, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã giải ngân bổ sung cho cà phê là 648,33 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào khoảng 4 tháng cuối năm 2020, nâng tổng lũy kế giải ngân của hợp phần cà phê lên 1.834,05 tỷ đồng; tài trợ cho 4.931 khoản vay cho nông dân trồng và chăm sóc cà phê tái canh tại 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tỉ trọng giải ngân cho vay hợp phần cà phê tại các tỉnh là Đăk Nông 38,4%, Lâm Đồng 33,5%, Đăk Lăk 16,7%, Gia Lai (bao gồm danh sách mở rộng) 11,3% và Kon Tum 0,1% (với khoảng 2,58 tỷ đồng).
Năm 2020, tổng vốn được giao của 5 tỉnh Tây Nguyên là 186 tỷ đồng, trong đó vốn IDA: 123 tỷ đồng; vốn đối ứng: 63 tỷ đồng. Đến 31/1/2021 đã giải ngân 132 tỷ đồng, trong đó vốn IDA: 112 tỷ đồng (đạt 91%); vốn đối ứng: 20 tỷ đồng.
Giải ngân từ đầu dự án đến hết năm 2020 của hợp phần cà phê là 500 tỷ đồng, trong đó vốn IDA 371 tỷ đồng (đạt 48%); vốn đối ứng 87 tỷ đồng và vốn tư nhân 42 tỷ đồng.
Tính đến 31/3/2021, năm tỉnh Tây Nguyên đã được giao tổng số vốn năm 2021 là 316 tỷ đồng, trong đó vốn IDA 262 tỷ đồng, vốn đối ứng 54 tỷ đồng. Hiện có 4 tỉnh đã được phê duyệt Kế hoạch thực hiện năm 2021 gồm: Đăk Lăk, Đăk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng.
Người dân trồng cà phê hưởng lợi từ dự án VnSAT.
Tiếp tục hoàn thành hợp phần còn lại
Đăk Lăk là địa phương thực hiện sản xuất và tái canh cà phê bền vững theo dự án VnSAT rất hiệu quả. Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, hiện tỉnh còn gần 150 tỷ đồng cần phải giải ngân trong thời gian tới. Rất may trong đó có gần 100 tỷ đồng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên việc giải ngân sẽ thuận lợi hơn.
Trong khi đó, công tác chuẩn bị đầu tư cho các tiểu dự án về cơ bản sẽ hoàn thành và đã gửi đến Ban Quản lý VnSAT Trung ương.
“Ban Quản lý VnSAT tỉnh cũng đã làm việc với các địa phương và người dân trong vùng dự án. Cơ bản người dân đồng tình về công tác giải phóng mặt bằng không gặp trở ngại đáng kể, một số tuyến đường, công trình đầu tư đã được xây dựng. Chúng tôi cũng đã làm việc với các tổ chức chuyên môn thống nhất phần vốn đối ứng còn thiếu của dự án sẽ được bố trí đầy đủ”, ông Côn cho biết.
Ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án VnSAT Trung ương cho biết, hợp phần cà phê đã đạt được mục tiêu đề ra. Đặc biệt, trong 3 tháng, thời điểm gia hạn của 29 tiểu dự án, các địa phương hỗ trợ rất tốt với mục tiêu của dự án. Hiện còn 5 tháng và VnSAT tin chắc sẽ hoàn thành các tiểu dự án này.
Hiện các tỉnh lo ngại điều chỉnh quy hoạch tổng thể của toàn dự án. Về vấn đề này, trong ý kiến chỉ đạo của Bộ NN-PTNT và nhà tài trợ thì chúng ta rút ngắn được rất nhiều công đoạn, đặc biệt là chủ trương đầu tư. Từ ý kiến của các địa phương, Ban Quản lý VnSAT Trung ương sẽ tổng hợp chung, trong đó phân rõ nguồn vốn IDA và nguồn vốn đối ứng. Theo tiến độ này, dự kiến đến đầu quý 4/2021 sẽ trình Bộ NN-PTNT về quy hoạch tổng thể của toàn dự án.
Hiện nay, dự án còn khoảng 3 triệu USD chưa sử dụng. Vừa qua, Bộ NN-PTNT cho phép dùng 1 triệu USD để đầu tư 2 vườn ươm giống tại Viện WASI và Trung tâm Nhiệt đới của Viện Nông nghiệp tại Đăk Lăk và Gia Lai. Còn lại 2 triệu USD, VnSAT cũng xin kiến nghị Bộ NN-PTNT cho phép đầu tư cơ sở hạ tầng cho các tổ chức nông dân, hợp tác xã ở vùng cà phê cảnh quan, trước mắt là ở xã Măng Cành (tỉnh Kon Tum) và huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai).
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, trong thành công của tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn Tây Nguyên có sự đóng góp rất lớn của VnSAT. Tuy nhiên, câu chuyện sản xuất, tái canh cà phê bền vững là mục tiêu lâu dài. Riêng khu vực Tây Nguyên nhiệm vụ lại càng quan trọng hơn khi có trên 600 nghìn ha cà phê.
Các tỉnh Tây Nguyên đang có 1 cái nền tảng tốt trong việc sản xuất và tái canh cà phê bền vững nên càng phải giữ vững và đẩy mạnh hơn nữa.
Để làm được điều đó, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh Tây Nguyên đặc biệt lưu ý đến vấn đề cây giống. “Chúng ta đã tổ chức và công nhận chất lượng vườn ươm, hệ thống thử nghiệm giống tốt. Chính vì vậy cần phải tiếp tục ưu tiên nguồn giống tốt và kiểm soát nguồn giống hiệu quả”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh.
Cũng theo Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, vấn đề kĩ thuật cũng là bước rất quan trọng trong sản xuất và tái canh cà phê bền vững. Các tỉnh phải thực hiện cơ giới hóa, tưới nước, phân bón như thế nào cho hiệu quả, tránh tình trạng khi làm thì tốt nhưng khi thu hái quả cà phê không chất lượng thì không thể cạnh tranh được.
Một vấn đề khác cũng được Thứ trưởng Lê Quốc Doanh quan tâm là trồng xen cây ăn trái. Trồng xen thế nào cho đúng kĩ thuật nếu không mất cả 2 loại cây.
“Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với 2 giải pháp căn bản nhất là áp dụng tiến bộ kĩ thuật và đẩy mạnh khoa học công nghệ để tái cơ cấu và tổ chức lại sản xuất. Trong đó, tổ chức sản xuất cần xem lại năng lực của hợp tác xã”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng mong muốn các địa phương đẩy mạnh công tác tuyền truyền để việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được hiệu quả. Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã làm rất tốt việc tuyên truyền, đưa thông tin rất chân thực về đề án sản xuất và tái canh cà phê bền vững. Đề nghị, VnSAT tiếp tục tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền trên Báo Nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới để mô hình sản xuất và tái canh cà phê được nhân rộng hơn nữa tại Tây Nguyên.
Vụ Đông Xuân 2020 - 2021: Được mùa lúa, giá bán cao
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao.
Ngày 24/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 - 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Quàng cảnh hội nghị sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân năm 2020 - 2021 triển khai sản xuất vụ hè thu, thu đông, năm 2021 tại Nam Bộ.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, vụ lúa Đông Xuân 2020 - 2021 toàn vùng Nam bộ xuống giống được 1.596,54 nghìn ha, năng suất ước đạt 70 tạ/ha, tăng 2,14 tạ/ha; sản lượng ước đạt 11.176 nghìn tấn, tăng 145 nghìn tấn so với vụ Đông Xuân 2019 - 2020. Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 các tỉnh Nam bộ ước đạt 27.641ha. Trong đó, chuyển đổi cây hằng năm là 18.808ha; cây ăn quả là 4.133ha và nuôi trồng thủy sản là 4.700ha.
Cây trồng chuyển đổi chủ yếu là cây ngắn ngày (bắp, đậu phộng, đậu nành, rau đậu các loại,...) và cây ăn quả (cam, bưởi, xoài, thanh long, mít...). Một số diện tích chuyển đổi sang cây ăn quả như cam, bưởi, quýt, nhãn, xoài, thanh long, sầu riêng,... đang có xu hướng tăng mạnh do hiệu quả kinh tế cao.
Năm 2020 sản xuất cây ăn quả cả nước có diện tích 1.133,8 nghìn ha, so với năm 2019 diện tích tăng 86,2 nghìn ha. Vùng Nam bộ có tổng diện tích cây ăn quả 505,1 nghìn ha, bằng 44,6% diện tích cả nước; trong đó ĐBSCL là vùng cây ăn quả lớn nhất cả nước với diện tích 377,7 nghìn ha, bằng 33,3% so với cả nước, Đông Nam bộ 127,4 nghìn ha, bằng 11,2% so với cả nước.
Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2020 - 2021 các tỉnh, thành ở ĐBSCL triển khai xuống giống sớm hơn ở các tỉnh ven biển để né hạn mặn trong mùa khô. Thời tiết thuận lợi hơn giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh ít.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết: Vụ Đông Xuân 2020 - 2021 là năm thành công trong trồng lúa với năng suất, giá bán cao mang lợi nhuận người nông dân. Để thực hiện tốt việc này có sự đóng góp của công tác nhận định tình hình, dự báo đúng chính xác cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Chính phủ tới địa phương và người dân.
Nam Bộ thắng lớn vụ Đông Xuân Ngày 24-3, tại TP Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Quốc Doanh chủ trì Hội nghị Sơ kết sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2020-2021, triển khai sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân, vụ mùa năm 2021 tại Nam Bộ. Theo Cục Trồng trọt, vụ Đông Xuân 2020-2021, vùng Nam Bộ xuống giống...