VNPT triệt thoái vốn tại CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông, dự kiến thu về 56 tỷ đồng
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố thông tin bán đấu giá cổ phần của CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông (Mã CK: TST) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ( VNPT) sở hữu.
Ảnh minh họa (Nguồn: khanhhoa.vnpt.vn)
Theo đó, VNPT dự kiến tổ chức bán đấu giá 1.575.000 cổ phần TST, tương đương 32,81% vốn điều lệ. Được biết, mức giá khởi điểm của phiên đấu giá là 35.855 đồng/cổ phần, căn cứ trên kết quả thẩm định giá (theo phương pháp tài sản) do CTCP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC) ban hành.
Thời gian phiên đấu giá dự kiến sẽ diễn ra tại HNX, vào lúc 8h30 ngày 21/12/2018. Thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 8h00 ngày 26/11đến 15h30 ngày 14/12/2018.
Tình hình kết quả kinh doanh trong 2 năm gần nhất và 9 tháng đầu năm 2018 của TST có diễn biến không mấy khả quan.
Cụ thể, trong năm 2017, doanh thu thuần của TST đạt 225,4 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, mức lợi nhuận trước thuế của TST năm 2017 giảm một nửa so với năm trước và chỉ đạt 3,4 tỷ đồng. Ngoài ra, biên lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu giảm từ mức 5,04% về mức 3,,16%.
Năm 2018 cũng là một năm nhiều thách thức cho TST trong mục tiêu giữ vững thị phần, khi thị trường viễn thông tiếp tục trong trạng thái bão hòa và sự cạnh tranh giữa các công ty viễn thông ngày càng khốc liệt.
Video đang HOT
Vì thế, kế hoạch kinh doanh năm 2018 của TST cũng được điều chỉnh giảm (so với giá trị thực hiện năm 2017) với mức doanh thu là 143,66 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 4,04 tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 9 tháng đầu năm, TST cũng mới chỉ hoàn thành 48,3% và 7,7% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cho cả năm 2018.
Lý giải về điều này, TST cho biết do đặc thù hoạt động lắp đặt và xây dựng các công trình viễn thông có thời gian thực hiện kéo dài nên thường đến cuối năm nhiều hợp đồng mới được quyết toán và ghi nhận doanh thu.
Với mức giá khởi điểm 35.855 đồng/cổ phần, nếu phiên đấu giá diễn ra thành công, VNPT dự kiến sẽ thu về số tiền hơn 56 tỷ đồng.
Hoạt động đấu giá được VNPT cho biết nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và phù hợp với chủ trương chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các lĩnh vực ngoài lĩnh vực kinh doanh chính.
Theo phương án tái cơ cấu giai đoạn 2018 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, VNPT hướng tới việc trở thành Nhà cung cấp dịch vụ số (Digital Services) hàng đầu tại Việt Nam và Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại thị trường Đông Nam Á và Châu Á.
Bên cạnh đó, VNPT cũng sẽ chuyển dịch từng bước cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và dịch vụ số theo chiến lược phát triển giai đoạn 2017 – 2025./.
Theo viettimes.vn
Đề xuất xem xét cơ chế trả lương cho lãnh đạo DNNN theo cơ chế thị trường
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về cải cách DNNN sáng nay (21/11), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng Chính phủ nên xem xét cơ chế tuyển chọn và trả lương lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước theo thị trường và theo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đề xuất xem xét cơ chế trả lương cho lãnh đạo DNNN theo cơ chế thị trường
"Chúng ta cần từng bước hình thành thị trường lao động chuyên nghiệp trong khu vực kinh tế nhà nước, xứng tầm khu vực, quốc tế; để đảm bảo doanh nghiệp nhà nước được vận hành theo mô hình quản trị hiện đại nhất, công khai, minh bạch", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất.
Chia sẻ quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cho rằng trong bối cảnh hiện nay, nâng cao năng lực quản trị là "hết sức cấp bách, không chỉ trong nội tại doanh nghiệp mà các cơ quan đại diện chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần nâng cao năng lực quản trị".
Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết, hiện tại, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã tiếp nhận đủ 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, là bước đi dài tới mục tiêu tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, từ đó cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp nhà nước.
"Ủy ban đã nắm được tình hình của các doanh nghiệp và thấy khả năng hoàn thành kế hoạch 2018 là khả thi. Một số doanh nghiệp vượt kế hoạch như SCIC doanh thu dự kiến vượt mức 25%, Lương thực miền Bắc, Vietnam Airlines dự kiến vượt lợi nhuận 37%....", ông Nguyễn Hoàng Anh thông tin.
Để doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, ông Nguyễn Hoàng Anh đề xuất cần tiếp cận vấn đề hoạt động của doanh nghiệp và quản lý của nhà nước theo mục tiêu cuối cùng là hiệu quả chung sau một thời gian/kỳ tài chính nhất định, thông lệ là 1 năm.
"Các doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế thị trường, chấp nhận sự biến động thị trường. Doanh nghiệp không thích ứng được với thị trường thì thay lãnh đạo", ông nói.
Theo báo cáo về tái cơ cấu DNNN được công bố tại Hội nghị, về tổng thể, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong 3 năm qua đã đạt được một số kết quả khích lệ dù chưa thực sự hoàn tất toàn bộ mục tiêu đề ra.
Từ năm 2016 đến nay, chưa phát sinh các vụ việc kinh doanh thua lỗ đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận tại doanh nghiệp nhà nước như giai đoạn trước.
Một số tập đoàn kinh tế đã ghi nhận hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2017 cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam năm 2017 đạt 453,6 tỷ đồng (năm 2016 lỗ 207,1 tỷ đồng); PVN đạt 48.220 tỷ đồng (năm 2016 là 26.463 tỷ đồng), Viettel đạt 44.287 tỷ đồng (năm 2016 là 39.091 tỷ đồng)...
Việc xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém trong ngành công thương đã có kết quả tích cực sau hơn một năm triển khai thực hiện. Trong số 6 nhà máy thua lỗ thì đã có 2 nhà máy hoạt động sản xuất - kinh doanh có lãi, 4 dự án còn lại đã từng bước giảm lỗ và dần đi vào ổn định...
Tuy nhiên, quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước - một giải pháp căn bản cho đổi mới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước lại chưa đạt kế hoạch đã đề ra.
Trên thực tế, kết quả cổ phần hóa, thoái vốn đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.
Theo báo cáo gửi về Bộ Tài chính tính đến hết tháng 11/2018, mới có 35/526 doanh nghiệp nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại.
Theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp. Khi thực hiện bán cổ phần lần đầu, có một số doanh nghiệp tỷ lệ bán còn rất thấp so với phương án đã duyệt.
Về kế hoạch thoái vốn, đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn mà theo kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Như vậy, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra.
Một vấn đề đáng lưu ý khác khi đề cập đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, trên vốn nhà nước của khu vực này mới đạt tương ứng là 4,6% và 10% trong năm 2016. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước từng đạt 7% tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, 18% tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước.
Hoàng Lan
Theo vietnamfinance.vn
Nhiều doanh nghiệp sau cổ phần hóa kinh doanh rất ấn tượng Tổng hợp kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa cho thấy, so với năm trước khi cổ phần hóa, bình quân lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, vốn điều lệ, tổng tài sản, doanh thu, thu nhập bình quân của người lao động đều tăng. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa có xu hướng...