VNPT tích cực đóng góp vào hành trình Chuyển đổi số
Tại Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần 23, VNPT giới thiệu nhiều giải pháp công nghệ sáng tạo góp phần xây dựng Chính quyền điện tử hiện đại, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Trong 3 ngày từ 22 đến 24/8/2019 tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) giới thiệu 2 giải pháp công nghệ Trục liên thông văn bản quốc gia và Hệ thống Phòng họp không giấy tờ VNPT e-Cabinet tại Hội thảo hợp tác phát triển Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lần thứ 23. Sự kiện do Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Phú Yên và Hội Tin học Việt Nam phối hợp tổ chức, thu hút hơn 800 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, các Bộ, Ngành, địa phương, các Tập đoàn, doanh nghiệp CNTT-TT trong cả nước tham dự.
Với chủ đề “Chuyển đổi số: kết nối, chia sẻ dữ liệu hoàn thiện Chính quyền điện tử”, hội thảo sẽ là diễn đàn để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm và tạo cơ hội hợp tác phát triển CNTT-TT của tỉnh Phú Yên, các Bộ, các ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và kết nối, chia sẻ trong xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 góp phần xây dựng Chính quyền điện tử hiện đại, đồng bộ, đẩy mạnh cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Đây còn là cơ hội để các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT có cơ hội tiếp xúc, trao đổi, nắm bắt về hiện trạng, nhu cầu, giới thiệu về hoạt động, năng lực của đơn vị mình, tìm kiếm hợp tác, giới thiệu, tư vấn những giải pháp, sản phẩm, kỹ thuật công nghệ mới.
Nhiều giải pháp công nghệ sáng tạo được VNPT giới thiệu tại Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt Nam lần 23
Là nhà tài trợ Vàng, Tập đoàn VNPT tham gia Hội thảo hợp tác phát triển Công nghệ Thông tin- Truyền thông lần thứ 23 với 2 tham luận: Trục liên thông văn bản quốc gia (Giải pháp nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu VNPT-VXP) và Hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ điều hành không giấy tờ VNPT e-Cabinet. Nội dung tham luận tập trung vào các vấn đề đang được cộng đồng CNTT-TT quan tâm ngay tại Hội thảo: Chính phủ điện tử những thành tựu đạt được, các giải pháp, định hướng năm 2020 và những năm tiếp theo; Cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, kết nối các ứng dụng cấp quốc gia và tại địa phương…
Video đang HOT
VNPT tiên phong xây dựng Chính phủ điện tử
Với kinh nghiệm triển khai nhiều ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, y tế, giáo dục… Trục liên thông văn bản quốc gia do Tập đoàn VNPT xây dựng với công nghệ tiên tiến đã được Văn phòng Chính phủ chính thức khai trương hoạt động vào ngày 12/3/2019. Đây là tiền đề hình thành một Chính phủ không giấy tờ giúp liên thông gửi nhận văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương và giữa các bộ phận này, nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm chi phí cho xã hội với trên 1.200 tỷ mỗi năm.
Nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chính quyền điện tử, Tập đoàn VNPT đã nghiên cứu và phát triển VNPT e-cabinet thực hiện mục tiêu đổi mới phương thức làm việc, hướng tới Chính phủ không giấy tờ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính Phủ và Sở/Ban/Ngành các cấp.
VNPT e-Cabinet là hệ thống văn bản điện tử-ký số điện tử, hệ thống văn bản điện tử-theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và hệ thống phiên họp không giấy tờ. Ứng dụng được xây dựng chuyên nghiệp và bài bản nhằm mục tiêu giảm văn bản, giấy tờ hành chính trong phòng họp, đẩy nhanh hiệu quả làm việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo phục vụ công tác điều hành và theo dõi nội dung cuộc họp của lãnh đạo và các đại biểu từ trước – trong và sau phiên họp. Với những lợi ích thiết thực, giúp giảm 30% giấy tờ, 40% chi phí gửi văn bản hỏa tốc, thư mời họp; đồng thời vẫn đảm bảo tính bảo mật thông tin ở mức cao nhất, VNPT e-Cabinet đã được UBND Tp.HCM đưa vào triển khai khai thực hiện tại kỳ họp thứ 15 HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021.
Song song chuỗi hoạt động Hội thảo, gian hàng VNPT với những sản phẩm, hệ thống giải pháp: VNPT e-Cabinet- Phòng họp không giấy tờ, Ứng dụng giao việc tức thời, nhắc việc thông minh; Giải pháp Nông nghiệp thông minh- VNPT Smart Argi; Du lịch thông minh VNPT Smart Tourist; Xác thực nguồn gốc hàng hóa VNPT Check; Chuyển đổi số, Chính quyền điện tử và Xây dựng phát triển đô thị thông minh… đã cho thấy năng lực và cam kết của VNPT chung tay cùng các Bộ – Ban – Ngành Trung ương, địa phương kết nối, chia sẻ và đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Trong đó, ưu tiên ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, cung cấp dịch vụ công, trước hết là trong các lĩnh vực liên quan tới doanh nghiệp, người dân, góp phần xây dựng, hoàn thiện Chính phủ số và nền kinh tế số tại Việt Nam.
Theo vnmedia
Văn phòng điện tử - mô hình không thể thiếu của thành phố thông minh
Là đô thị lớn và đông dân nhất cả nước đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam và khu vực.
Sau Đề án thành phố thông minh, TP.Hồ Chí Minh tập trung triển khai Văn phòng điện tử với mong muốn ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động điều hành sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động, đưa Thành phố trở thành một smartcity hiện đại hàng đầu khu vực...
VNPT cung cấp cho TP. Hồ Chí Minh giải pháp họp không giấy
Từ mong muốn phải thay đổi hoạt động điều hành hướng đến cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, UBND Tp.HCM đã sớm nghiên cứu và đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam phát triển các ứng dụng phục vụ văn phòng điện tử.
Và doanh nghiệp được UBND Tp.HCM lựa chọn chính là VNPT với giải pháp VNPT e-Cabinet. Đây là hệ thống được xây dựng riêng cho UBND Tp.HCM nhằm tăng cường tương tác và nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành của Ủy Ban từ cấp thành phố tới cấp xã/huyện. Với VNPT e-Cabinet, các cuộc họp của UBND TP.HCM tới đây sẽ là các cuộc họp không giấy tờ. Theo đó, hệ thống sẽ có 3 thành phần chính: Trước mỗi phiên họp; Trong mỗi phiên họp và Sau các phiên họp. Toàn bộ Quy trình nghiệp vụ VNPT e-Cabinet tuân thủ theo các quy định về chế độ họp, phiên họp của nhà nước và UBND Tp.HCM.
Bằng hệ thống giải pháp này, thành phố sẽ có phương thức họp hiện đại. Nếu như các cuộc họp truyền thống cũ là giấy tờ, nội dung chuẩn bị và mất nhiều thời gian từ khâu chuẩn bị đến công tác báo cáo sau này thì với e-Cabinet, các nội dung họp đều được số hóa.Tại đây, mọi người có thể dễ dàng trao đổi ý kiến, thoải mái thảo luận, chia sẻ thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời mà không cần phải thông qua bất kỳ một cuộc họp giấy tờ nào.
Lãnh đạo UBND Tp. Hồ Chí Minh và lãnh đạo Tập đoàn VNPT nhấn nút khai trương hệ thống VNPT e-Cabinet
Quản lý thông minh để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn
Ngoài số hóa các cuộc họp, thành phố còn mong muốn ứng dụng hệ thống "Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh" nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và đôn đốc công việc tại các cấp, đặc biệt là các cấp Sở,Ngành. Với ứng dụng này, lãnh đạo các cấp sẽ có thêm một thư ký ảo giúp thống kê, phân loại, lên lịch công việc và nhắc việc tự động một cách chính xác nhất.
Các thành phần trong ứng dụng có nhiệm vụ giúp các cấp lãnh đạo dễ dàng phân loại và nhanh chóng giao việc, quản lý hồ sơ công việc, tiến độ một cách chặt chẽ. Với cấp nhân viên, hệ thống trả về và sắp xếp lịch công việc một cách hiệu quả, nhắc nhở công việc đến hạn giúp năng suất lao động của mỗi nhân viên tăng lên nhiều lần so với trước. Bằng ứng dụng này, cả lãnh đạo và cán bộ sẽ làm việc nhanh hơn, chính xác, hiệu quả hơn. Đây chính là tiền đề để công việc được giải quyết nhanh, cán bộ làm việc khỏe hơn và lẽ tất nhiên, người dân sẽ thuận lợi hơn trong công tác với chính quyền.
Ứng dụng tại 24 quận, huyện và 31 sở, ban, ngành thành phố
Hai giải pháp này sẽ được thành phố triển khai tại 24 quận, huyện và 31 sở, ban, ngành của TP.HCM. Đây là bước tiến quan trọng của thành phố trong việc hướng đến một nền hành chính công hiện đại, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn và xu hướng phát triển trên thế giới. Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, mô hình chính quyền điện tử giúp công tác phục vụ người dân tốt hơn. Cán bộ làm việc cũng bớt mệt hơn. Hệ thống trên còn giúp tìm kiếm văn bản dễ dàng hơn, tiết kiệm được chi phí in ấn, giấy tờ... Ông đề nghị UBND TPHCM chậm nhất trong tháng 9 triển khai mô hình phòng họp không giấy cho các sở ban ngành, quận huyện, sau đó xuống cấp phường/xã.
Còn theo Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong, các tính năng của hệ thống Phòng họp không giấy và ứng dụng Giao việc tức thời và nhắc việc thông minh, đồng thời trực tiếp thao tác thử nghiệm các ứng dụng, tôi thấy rằng việc thiết lập, triển khai hệ thống "Phòng họp không giấy" và ứng dụng "Giao việc tức thời và nhắc việc thông minh" thiết thực, hữu hiệu, phục vụ công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận-huyện. Người đứng đầu chính quyền TPHCM cho rằng mô hình mới sẽ chuyển phương thức làm việc từ văn bản giấy sang môi trường điện tử, góp phần rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng các phiên họp, tăng tính kịp thời, hiệu quả trong xử lý công việc, quản lý, điều hành của UBND thành phố.
Theo vnmedia
VNPT phát triển ứng dụng hướng tới Chính phủ không giấy tờ Nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực chính quyền điện tử, Tập đoàn VNPT đã nghiên cứu và phát triển 02 ứng dụng CNTT: ứng dụng e-Cabinet 'Phòng họp không giấy tờ' và ứng dụng 'Giao việc tức thời - nhắc việc thông minh'. Ứng dụng e-Cabinet "Phòng họp không giấy tờ" (theo Đề án của...