VNPT sẽ thoái vốn gần 7.500 tỷ đồng tại 3 công ty viễn thông, xây dựng
Ngày 31/8 tới đây, VNPT sẽ thực hiện bán đấu giá hơn 500.000 cổ phần sở hữu tại 3 công ty với tổng vốn góp lên đến 7.480 tỷ đồng (theo mệnh giá).
VNPT sẽ thoái vốn gần 7.500 tỷ đồng tại 3 công ty viễn thông, xây dựng
Cụ thể, ngày 31/8 tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (địa chỉ 306 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ bán đấu giá phần góp vốn hơn 7.480 tỷ đồng (theo mệnh giá), tương đương 514.000 tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp Viễn thông Bạc Liêu (OTC: VienthongBacLieu), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viễn thông Đồng Tháp (OTC: VienThongDongThap) và Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Bưu Điện Cà Mau (OTC: BuuDienCM).
Trong thương vụ thoái 100% vốn tại VienthongBacLieu, VNPT dự kiến chào bán 168.000 cổ phần, tương đương 48% vốn điều lệ mà doanh nghiệp này đang sở hữu. Với mức giá khởi điểm là 17.493 đồng/cổ phần, nếu tiến hành suôn sẻ VNPT sẽ thu về hơn 2,9 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp Viễn thông Bạc Liêu được thành lập và hoạt động từ giữa tháng 12/2004 với vốn điều lệ là 3.500 tỷ đồng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống điện, thi công các công trình lưới điện và xây dựng các công trình khác…
Năm 2019, VienthongBacLieu ghi nhận doanh thu thuần gần 4,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là hơn 141 triệu đồng, lần lượt tăng 53% và giảm 11% so với năm 2018.
Tại thương vụ thoái vốn khỏi VienThongDongThap, VNPT sẽ bán đấu giá 320.000 cổ phần, tương ứng 32% vốn điều lệ. Với mức giá khởi điểm 87.372 đồng/cổ phần, VNPT dự kiến bỏ túi gần 28 tỷ đồng nếu “trót lọt”.
Video đang HOT
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Viễn thông Đồng Tháp được thành lập và hoạt động từ đầu tháng 12/2004, với vốn điều lệ là 10.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực, xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, tư vấn khảo sát lập dự án các dự án đầu tư xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông, các công trình công nghiệp, giao thông dân dụng và các công trình khác …
Năm 2019, VienThongDongThap đạt mức doanh thu thuần gần 65 tỷ đồng và lãi sau thuế là 1,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 36% và 96% so với năm trước.
Đối với thương vụ thoái vốn tại BuuDienCM, VNPT sẽ chào bán 26.000 cổ phần, tương đương 43,33% tổng số cổ phiếu đang lưu hành tại BuuDienCM với mức giá khởi điểm là 506.056 đồng/cổ phần. Dự kiến, thương vụ này sẽ bổ sung vào dòng tiền thu được của VNPT hơn 13 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Xây lắp và Dịch vụ Bưu Điện Cà Mau hoạt động từ hồi tháng 7/2006 với vốn điều lệ là 6.000 tỷ đồng. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị truyền thông, vận tải hành khách bằng đường thủy, đường bộ nội địa… Năm 2019, BuuDienCM ghi nhận doanh thu thuần đạt 18,7 tỷ đồng và lãi sau thuế là hơn 814 triệu đồng.
Mục đích của việc chuyển nhượng vốn của VNPT tại 3 công ty trên đều nhằm trong kế hoạch tái cơ cấu của VNPT trong giai đoạn 2018 – 2020. Việc chào bán phần vốn nhà nước chỉ làm thay đổi cơ cấu cổ đông, không làm thay đổi vốn điều lệ đã đăng ký của các công ty này.
Cổ đông Vinaconex tranh cãi số phận dự án Splendora An Khánh 'mắc cạn' cả thập kỷ
Số phận của dự án khu đô thị mới Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại gây nhiều tranh cãi của các cổ đông Vinaconex khi dự án này đã "mắc cạn" hơn 10 năm nay. Trong khi, lãnh đạo Tổng công ty CP Vinaconex cho biết, sẽ bán phần vốn tại dự án và cũng có thể mua lại với giá hợp lý để chủ động điều hành triển khai dự án này.
Muốn kết thúc dự án Splendora An Khánh trong năm nay
Tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra của Tổng công ty CP Vinaconex, số phận dự án Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại gây nhiều tranh cãi. Dự án này do liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là chủ đầu tư, trong đó Vinaconex và Công ty Địa ốc Phú Long, mỗi bên giữ 50% vốn.
Vinaconex muốn mua hoặc bán toàn bộ dự án Splendora An Khánh sau hơn chục năm chậm trễ triển khai.
Ads by optAd360
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, cho biết vấn đề tại An Khánh JVC đã kéo dài, sự không nhất trí không có lợi cho Vinaconex và cổ đông. Do đó, HĐQT tính đến việc chuyển nhượng dự án cho Sovico Holdings (công ty mẹ của Địa ốc Phú Long). Nếu Sovico Holdings không đồng ý, công ty sẽ tìm đối tác khác để bán.
"HĐQT cũng tính đến phương án có thể mua lại với giá hợp lý. Đồng thời, Vinaconex muốn kết thúc câu chuyện này trong năm 2020", ông Thanh nói.
Được biết, HĐQT đề xuất với đại hội cổ đông 2 phương án tái cấu trúc. Phương án 1, Vinaconex đàm phán để chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại An Khánh JVC cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác có nhu cầu, thu hồi vốn và đầu tư vào các dự án tiềm năng khác. Phương án 2, Vinaconex đàm phán mua toàn bộ phần vốn của Địa ốc Phú Long để chủ động điều hành và triển khai dự án.
HĐQT đánh giá cơ cấu vốn góp 50% - 50% của 2 thành viên là Vinaconex và Địa ốc Phú Long sẽ có bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án do các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận giữa 2 bên. Đây là một trong những lý do gây ra sự đình trệ của dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh.
Trong khi đó, khoản nợ vay tài chính lên đến 3.406 tỷ đồng làm phát sinh chi phí hàng năm rất lớn, tăng áp lực tài chính cũng như số lỗ lũy kế hàng năm. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu đầu tư bất động sản của Vinaconex trên thị trường, nhất là tại một dự án vốn được đánh giá tiềm năng như khu đô thị mới Bắc An Khánh.
Một số cổ đông nghiêng về phương án Vinaconex nên thoái vốn khỏi dự án này khi tiềm lực công ty đang phân tán. Trong văn bản gửi tới HĐQT Vinaconex, các cổ đông cho rằng phương án Vinaocnex đàm phán để mua toàn bộ vốn của Phú Long tại An Khánh JVC là không khả thi, bởi theo chia sẻ từ Phú Long thì đơn vị này không có nhu cầu bán phần vốn sở hữu tại dự án Bắc An Khánh.
Số phận dự án Splendora An Khánh sẽ ra sao?
Dự án khu đô thị Splendora Bắc An Khánh là một trong 4 dự án tại Hà Nội nằm trong kế hoạch thanh tra trong năm 2020 về việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai theo quyết định thanh tra vừa được Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TNMT) ban hành.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex từng cho biết đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội đã có chủ sở hữu, chỉ cần xây nhà lên và bán. Tuy nhiên, nhiều năm nhiều khu vực của dự án vẫn bỏ hoang thành nơi thả trâu bò của người dân.
Theo đó, trọng tâm là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Được biết, khoảng 1 năm trước, mâu thuẫn nội bộ tại Vinaconex trở lên căng thẳng khi một số cổ đông lớn đã yêu cầu tòa án dừng hoạt động của HĐQT doanh nghiệp. Theo nhiều nguồn tin, dự án Splendora chính là nguồn cơn gây ra mâu thẫu giữa hai nhóm cổ đông lớn tại đây.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex từng cho biết đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội đã có chủ sở hữu, chỉ cần xây nhà lên và bán. Tuy nhiên, dự án gặp không ít vướng mắc vì các cổ đông không tìm được tiếng nói chung. Theo ông Thanh, mâu thuẫn chính tại dự án này là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án, nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm.
Trong khi Vinaconex muốn giữ nguyên quy hoạch cũ và bổ sung thêm cây xanh, dịch vụ đi kèm. Nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ và tăng giá sản phẩm xây dựng.
Liên doanh An Khánh JVC được thành lập năm 2006, là chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora) diện tích hơn 264 ha, nằm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khi đó tổng mức đầu tư được công bố dự tính là 2,57 tỷ USD.
Năm 2007 dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất và phê duyệt quy hoạch 1/500. Đến 2009 dự án triển khai giai đoạn 1 khoảng 50ha (khu nhà ở cao cấp Splendora) và đã hoàn thành vào 2013 (quy mô 1049 biệt thự, nhà liền kề và chung cư). Năm 2017 dự án mới triển khai giai đoạn 2 (khu biệt thự Lakeside Splendora quy mô gần 4,7 ha, tuy nhiên đến nay giai đoạn 2 của dự án Splendora vẫn "giậm chân tại chỗ".
156 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 908/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, Doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 gồm 120 doanh nghiệp. Ngoài ra, có 4 doanh nghiệp do...