VNPT bán đấu giá cổ phần nắm giữ tại Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ bán đấu giá cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông ( Telcom).
VNPT bán đấu giá cổ phần nắm giữ tại Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông. Ảnh minh họa: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 2,45 triệu cổ phần với giá khởi điểm là 21.801 đồng/cổ phần. Nhà đầu tư nước ngoài được phép tham gia phiên đấu giá với số cổ phần được phép mua 2,45 triệu cổ phần.
Thời gian và địa điểm đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 8 giờ ngày 07/08/2020 đến 15 giờ 30 phút ngày 27/8/2020.
Thời gian và địa điểm nộp phiếu tham dự đấu giá chậm nhất 16 giờ ngày 1/9/2020.
Thời gian đấu giá là 8 giờ 30 phút ngày 4/9/2020 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Thời gian nộp tiền mua cổ phần từ ngày 4/9/2020 đến 16 giờ ngày 10/9/2020. Thời gian hoàn tiền đặt cọc từ ngày 8/9/2020 đến ngày 10/9/2020.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu TEL của Telcom đang giao dịch trên sàn UPCOM và nhiều phiên liền không có thanh khoản. TEL hiện có thị giá 7.000 đồng/cổ phiếu (chốt phiên giao dịch ngày 6/8). P/E (hệ số giá trên lợi nhuận 1 cổ phiếu là 34,94 lần).
Hoạt động kinh doanh của Telcom đi xuống trong những năm qua, doanh thu giảm từ 80 tỷ năm 2016 xuống 57 tỷ đồng năm 2019. Lỗ ròng vào các năm 2016 và 2018 lần lượt 2,5 tỷ và 11 tỷ đồng, năm 2019 lãi hơn 1 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2019, Telcom lỗ lũy kế gần 10 tỷ đồng.
Năm 2020, Telcom đặt kế hoạch doanh thu 64,3 tỷ đồng và lãi sau thuế 3 tỷ đồng. Ban lãnh đạo dự kiến có lãi trong giai đoạn 2020-2022 bù đắp hết lỗ lũy kế và đến 2023 có thể chia cổ tức. Dù vậy, từ đầu năm 2020 đến nay, Công ty vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh các quý và 6 tháng.
Công ty công trình Bưu điện được thành lập ngày 20/7/1954 với lực lượng nòng cốt là Đội dây máy Trung ương và Đội dây máy khu Việt bắc.
Ngày 30/11/2004 Bộ trưởng bộ Bưu chính viễn thông ban hành quyết định số 59/QĐ-BBCVT chuyển đổi Công ty công trình Bưu điện thành Công ty cổ phần phát triển công trình viễn thông.
Ngày 11/1/2006 Công ty công trình Bưu điện chính thức đi vào hoạt động với tên mới là Công ty cổ phần phát triển công trình Viễn thông.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ bán đấu giá cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Phát triển Công trình Viễn thông (Telcom)./.
Vissan: Lãi ròng quý II/2020 giảm hơn 30% dù doanh thu tăng gần 10%
Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, UPCoM: VSN) ghi nhận doanh thu quý II/2020 tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1.233 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm hơn 30%, chỉ còn 41 tỷ đồng.
Trong quý II/2020, doanh thu của Vissan ghi nhận tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại giảm sâu.
Doanh thu hợp nhất quý II/2020 của Vissan là 1.233 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên do giá vốn hàng bán ghi nhận gần 1.000 tỷ đồng tương ứng tăng 16,8% nên lợi nhuận gộp thu về giảm 13% so với quý II/2019, đạt 233 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Vissan lại âm (-) hơn 1 tỷ đồng trong kỳ do chi phí tài chính lớn hơn doanh thu tài chính.
Kết quý II/2020, Vissan ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm hơn 30%, chỉ đạt hơn 41 tỷ đồng.
Giải trình về kết quả thu được trong quý II/2020, ban lãnh đạo Vissan cho biết doanh thu tăng chủ yếu do công ty mở rộng điểm bán, phát triển các chương trình bán hàng. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu bán hàng thấp hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán và việc hoàn nhập Quỹ khoa học công nghệ 20 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019 làm lợi nhuận trong kỳ sụt giảm.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vissan ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2.686 tỷ đồng và 87 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,3% và giảm 11,9%.
So với phương án kinh doanh năm 2020 được ĐHCĐ Vissan thông qua hồi tháng 6 thì cả doanh thu và lợi nhuận đều đã hoàn thành được 48% kế hoạch đề ra. Cụ thể, doanh thu mục tiêu năm 2020 của Vissan là 5.580 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế kỳ vọng đạt 180 tỷ đồng.
Về cơ cấu tài sản, tổng tài sản của Vissan không thay đổi đáng kể so với đầu năm 2020, ghi nhận 1.976 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm hơn 73%, đạt 1.453 tỷ đồng. Các khoản tương đương tiền đã tăng 51% so với đầu năm, cuối kỳ ghi nhận hơn 493 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của VSN chốt quý II/2020 là 912 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 2,8% so với đầu năm. Trong kỳ, Vissan đã chi hơn 523 tỷ đồng để trả nợ gốc. Tuy nhiên, dòng tiền thu từ đi vay của doanh nghiệp này lại ghi nhận tăng gấp 3 lần so với lũy kế 2 quý đầu năm 2019, hiện là 588 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản tiền thân là Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản, một doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA). Vissan được thành lập năm 1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 1974. Ngành nghề chủ yếu của VSN là sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt.
Hiện Vissan đang sở hữu hệ thống phân phối gồm 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hệ thống gần 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
Năm 2016, cổ phiếu VSN chính thức niêm yết trên sàn UPCoM với giá tham chiếu là 67.000 đồng/cổ phiếu. Hiện VSN đang giao dịch ở mức giá 26.900 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 26/7/2020). Giá trị vốn hóa của VSN ước tính khoảng hơn 1.900 tỷ đồng.
6 tháng, TVSI đạt 468,8 tỷ đồng doanh thu Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với tổng doanh thu đạt 318,6 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Trong đó, doanh thu môi giới chứng khoán đạt 41,2 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm 2019; lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 31,7 tỷ đồng; doanh...