V.N.M và FTSE ETF bị rút ròng gần 50 triệu USD trong quý I
Giá trị dòng vốn ETF rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên tại khu vực Đông Nam Á đạt 283 triệu USD trong quý I.
Giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ của các quỹ ETF ngoại giảm trung bình 29%
Các ETF thu hẹp quy mô tại các thị trường Đông Nam Á
Theo tính toán của Chứng khoán VNDirect, trong quý I, giá trị dòng vốn các quỹ hoán đổi chỉ số (ETF) rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên khu vực Đông Nam Á đạt 283 triệu USD, chiếm khoảng 3,7% giá trị bán ròng của khối ngoại. Dù giá trị dòng vốn ETF rút khỏi Việt Nam chỉ đứng thứ 4 trong 5 thị trường, nhưng tỷ lệ so với giá trị bán ròng của khối ngoại lại đứng đầu khu vực, đạt mức 10,3%. Điều này có thể lý giải bởi ETF là sản phẩm đầu tư đã thu hút được dòng vốn lớn đổ vào Việt Nam trong giai đoạn trước. Trong vòng 3 năm qua, từ quý I/2017 đến quý IV/2019, giá trị dòng vốn ETF đổ vào Việt Nam đứng đầu khu vực khi so với giá trị vốn hoá, đạt 0,55%.
VNDirect ước tính quỹ ETF VN30 (E1VFVN30) và 3 quỹ ETF ngoại gồm VNM ETF, FTSE VN ETF và Premia VN ETF bị rút ròng 47,4 triệu USD trong quý I. Trong đó, VNM ETF và FTSE VN ETF khi tổng giá trị rút ròng của 2 quỹ này đạt 49,5 triệu USD, nghĩa là 2 quỹ còn lại hút được vốn ròng.
Dòng vốn ETF của các quỹ VN30 ETF, VNM ETF, FTSE VN ETF và Premia VN ETF trong quý I. Nguồn: VND Research, Bloomberg.
Video đang HOT
NQV/CCQ của các quỹ ETF ngoại giảm mạnh
Trong khi VN-Index giảm 27% kể từ đầu năm tới nay, giá trị tài sản ròng mỗi chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) của các quỹ ETF ngoại tại Việt Nam đã giảm mạnh với mức giảm trung bình đạt 29%, trong đó của VNM ETF giảm mạnh nhất với 31,2% trong quý I.
Diễn biến giá trị tài sản ròng của các ETF ngoại và VN-Index trong quý I. Giá trị được tái cơ sở về 100 vào ngày 31/12/2019 để so sánh. Nguồn: VND Research, Vaneck Vectors, Xtracker, Premia-partners
Tính đến ngày 6/4/2020, tổng giá trị tài sản do các quỹ ETF ngoại quản lý đạt 373 triệu USD, chủ yếu nắm giữ các cổ phiếu lớn của thị trường gồm VIC, VNM và VHM. Nhóm 3 cổ phiếu này chiếm khoảng 32% tổng giá trị tài sản của các ETF ngoại.
Danh mục nắm giữ bởi các quỹ ETF ngoại.
Bình An
Pyn Elite dự phóng vốn hóa của Thế Giới Di Động và hàng loạt các Công ty khác tăng bằng lần trong 3 năm tới
Mới đây, quỹ Pyn Elite vừa công bố top 10 các cổ phiếu trong danh mục và dự phóng tăng trưởng của các Công ty này trong 3 năm tới...
Ảnh: QH.
Cụ thể, số liệu được quỹ Pyn Elite cập nhật đến 13/12/2019, cổ phiếu của Ngân hàng Tiên Phong (TPB) chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục của quỹ này với 9,9%.
Trong báo cáo lần này, quỹ Pyn Elite dự báo vốn hóa của nhiều doanh nghiệp trong danh mục của quỹ tăng trưởng bằng lần trong vòng 3 năm tới.
Trong đó, Công ty chứng khoán VnDirect (HoSE: VND) được quỹ Pyn Elite kỳ vọng với mức tăng trưởng mạnh nhất 301% về giá trị vốn hóa trong giai đoạn 2019-2022. Cụ thể, theo dự báo của Pyn Elite Fund, giá trị vốn hóa của VND sẽ đạt 12.000 tỷ đồng vào năm 2022, tăng 301% so với năm 2019. Doanh thu và lợi nhuận của VND theo dự phóng đạt lần lượt 3.000 tỷ đồng và 800 tỷ đồng trong năm 2022.
Ngoài ra, CEO Group (HNX: CEO) và Fecon (HoSE: FCN) cũng được kỳ vọng tăng trưởng vốn hóa ở mức cao, lần lượt là 234% và 226% vào năm 2022, so với thời điểm hiện tại (13/12/2019). Doanh thu và lợi nhuận của 2 công ty này cũng được dự phóng ở mức cao.
Trong khi đó, vốn hóa của Thế Giới Di Động (HoSE: MWG) được quỹ dự phóng tăng trưởng 100% trong vòng 3 năm tới, tương đương với mức vốn hóa 22.000 tỷ đồng. Doanh thu và lợi nhuận của MWG được dự phóng ở mức 180.000 tỷ đồng và 5.500 tỷ đồng vào năm 2022. Trước đó, MWG cũng công bố kế hoạch năm 2020 với mục tiêu doanh thu hơn 122.000 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 4.800 tỷ đồng.
Trong khi phần lớn các cổ phiếu đều được dự phóng ở mức tăng trưởng cao về giá trị vốn hóa thì CTCP Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) được kỳ vọng "ít nhất" với mức tăng 22% về giá trị vốn hóa trong vòng 3 năm. Cụ thể, vốn hóa của KDH được kỳ vọng ở mức 18.000 tỷ đồng , tăng 22% so với thời điểm hiện tại (13/12/2019).
Tại thời điểm 13/12, tỷ lệ cổ phiếu trong danh mục của quỹ Pyn Elite là 85%.
Trong báo cáo hồi tháng 11, quỹ Pyn Elite đánh giá tháng 11 là tháng khó khăn của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VN-Index giảm 2,8% so với tháng 10. Trong đó, cổ phiếu của Sabeco (SAB) giảm tới 13,2%, cổ phiếu Vinamilk (VNM) giảm 6,5% và cổ phiếu của Vingroup (VIC) giảm 2,8%. Trong khi đó, giá trị tài sản ròng của quỹ PYN Elite giảm 2% trong tháng 11. Nguyên nhân chủ yếu do cổ phiếu Thế Giới Di Động (MWG) giảm 12,5%, cổ phiếu của Ngân hàng HDBank (HDB) giảm 10% và cổ phiếu của VEAM (VEA) giảm 4,5%.
Trong tháng 11 vừa qua, Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HoSE) đã chính thức công bố các thành phần của ba quỹ ETF mới với Diamond Index tập trung phần lớn vào các cổ phiếu áp trần sở hữu của khối ngoại (FOL) và hai chỉ số còn lại tập trung vào các cổ phiếu tài chính. PYN Elite đánh giá khi các quỹ ETF này hoạt động, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu mà trước đó họ chưa thể tham gia. Điều này có khả năng gia tăng giá trị vốn hóa thị trường và giảm các khoản đầu tư bên ngoài thị trường của họ.
Theo nhipcaudautu.vn
Giá trị vốn hóa niêm yết trên HOSE giảm mạnh trong tháng Ba Tính đến hết ngày 31/3/2020, trên HOSE có 383 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 3 chứng chỉ quỹ ETF, 62 chứng quyền có bảo đảm và 44 trái phiếu niêm yết. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19, trong tháng...