VnIndex bất ngờ lấy lại được sắc xanh, thanh khoản giảm dần
VJC đáng chú ý với mức tăng từ 110.600 đồng lên 116.000 đồng cuối phiên.
Cuối phiên giao dịch, thị trường chứng khoán tiếp tục khiến nhà đầu tư bất ngờ khi lật ngược thế cờ, tăng tiếp 2 điểm.
Thực tế mà nói, rất nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã sớm bán cổ phiếu ở vùng hơn 700 điểm nên mỗi một ngày qua đi, họ đều đứng ngoài theo dõi chứng khoán. Họ không dám đua lệnh khi VnIndex đã đạt mức tăng 18% từ vùng đáy nhưng thị trường cũng không điều chỉnh sâu để họ nhập cuộc trở lại. Chính vì thế, thanh khoản thị trường chứng khoán mấy phiên gần đây giảm dần. Phiên hôm nay đạt gần 4000 tỷ trên HoSE và 450 tỷ trên HNX.
VJC đáng chú ý với mức tăng từ 110.600 đồng lên 116.000 đồng cuối phiên. Tuy hàng không là ngành chịu ảnh hưởng khá lớn từ đại dịch CoVID-19 nhưng nhìn chung, giá cổ phiếu đã phản ánh thái quá nên khi lệnh giãn cách xã hội giảm bớt ở nhiều tỉnh thành đã khiến cho cộng đồng nhà đầu tư hứng khởi với hy vọng nhiều chuyến bay nội địa đến các vùng ít nguy cơ/không có nguy cơ dịch bệnh sẽ được quay lại.
PLX tăng 2,8% với thanh khoản khá cao, đạt gần 2 triệu cổ phiếu.
Phía giảm giá, POW là hiện tượng đáng chú ý trong nhóm VN30 khi khối ngoại bán hơn 1,9 triệu cổ phiếu nhưng lực cầu nội khá mạnh mẽ. POW chỉ giảm 1,2% phiên hôm nay bất chấp lực bán từ khối ngoại.
===========
Thị trường chứng khoán phiên sáng nay khởi động cùng hoạt động chốt lãi ngắn hạn của nhà đầu tư. Ngay từ đầu phiên, chỉ số VnIndex đã giảm nhẹ hơn 4 điểm. Hoạt động chốt lãi ngắn hạn đang diễn ra trên diện rộng nhưng lực bán lại không cao. Dù VnIndex hiện đã tăng khoảng 18% so với mức 660 điểm đạt được 2 tuần trước nhưng đa phần tài khoản của những nhà đầu tư mắc kẹt ở vùng giá cao vẫn lỗ sâu, tài khoản của những nhà đầu tư bắt đáy trung bình giá chỉ loanh quanh /_ vài phần trăm còn rất ít nhà đầu tư vào thị trường đúng nhịp, bắt đúng đáy.
Video đang HOT
Phân tích rõ đặc điểm của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hiện tại sẽ cho ta thấy cái nhìn “dễ hiểu” hơn về thị trường khi mà dịch bệnh vẫn ở phía trước với những rủi ro không hề giảm bớt so với bối cảnh 2 tuần trước đây nhưng những người bán chốt lãi ngắn hạn, chờ đợi các phiên giảm sâu phải đành chờ đợi tiếp.
Khi biến số dịch bệnh vẫn còn hiện hữu trên toàn cầu và chuỗi cung-ứng vẫn đang bị đứt đoạn trên phạm vi toàn cầu thì chúng tôi khó lòng cho nhà đầu tư góc nhìn về xu hướng dài hạn của thị trường chứng khoán. Không ít người kiếm bộn tiền dịp này và cũng không ít người thua đau, mấu chốt là trạng thái quản lý danh mục và khả năng chịu rủi ro. Nếu quản lý tốt danh mục, luôn sẵn tiền thì cơ hội mua giá thấp và bán giá cao hơn, mua trung bình giá, mua bắt đáy luôn có nhưng đa phần mọi người thường không làm tốt việc quản trị danh mục dẫn tới hoặc bị mắc kẹt ở vùng giá cao, hoặc liên tục cắt lỗ rồi phải mua lại giá cao hơn nữa.
Quay trở lại với thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư vào đúng nhịp đã chốt lãi ngắn hạn, chờ cơ hội mua rẻ hơn. Điều này đã xảy ra nhiều phiên liên tiếp khi VnIndex ở vùng giá trên 750 điểm nhưng cuối cùng, đa phần nhà đầu tư đã bán ngắn hạn chưa có cơ hội mua lại. Những nhà đầu tư chưa bán có thể coi đó là bài học nên giữ chặt hơn cổ phiếu với kỳ vọng dài hơi hơn.
Thanh khoản sàn HoSE tại thời điểm 9h50′ đạt 762 tỷ, sàn HNX đạt 158 tỷ- tức ở mức vừa phải. Lực bán không quá mạnh nhưng lực cầu tranh mua cũng không quá mạnh. Chưa có những dấu hiệu cho thấy sự bứt phá của bên bán hay bên mua nên xu hướng chưa thực sự rõ ràng.
SAB tiếp tục đạt mức tăng mạnh 5% phiên hôm nay. Như vậy, với gần như cả tháng giao dịch hồi phục, cổ phiếu SAB đã tăng từ vùng giá 115.000 đồng lên ngưỡng 160.000 đồng hiện tại. SAB đã giảm rất sâu và hồi phục cũng nhanh không kém. Tuy nhiên, “tàu” SAB có lẽ khá nhẹ vì ít nhà đầu tư dám bước chân lên con tàu vốn đang phải chịu tác động kép từ nghị định 100 và đại dịch COVID-19.
Phương Chi
Giao dịch chứng khoán sáng 15/4: Dòng tiền gia tăng, VN-Index chinh phục mốc 775 điểm
Sau phiên rung lắc hôm qua, nhưng cuối cùng VN-Index vẫn có được phiên tăng thứ 2 liên tiếp, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục mở cửa với sắc xanh bao phủ bảng điện tử trong phiên sáng nay.
Trong phiên hôm qua, sau sắc xanh nhạt nửa đầu phiên sáng, VN-Index đã quay đầu giảm khá mạnh, xuống dưới ngưỡng 755 điểm và phần lớn thời gian giao dịch dưới tham chiếu. Tuy nhiên, với sự khởi sắc của một số mã bluechip, đặc biệt là VPB, MSN, FPT, VRE, SAB, HPG... nên chỉ số này đã kịp trở lại trong ít phút cuối phiên, đóng cửa với sắc xanh nhạt và là phiên tăng thứ 2 liên tiếp, cũng là phiên tăng thứ 9 trong 10 phiên.
Bước vào phiên giao dịch sáng nay, cùng với đà hứng khởi của chứng khoán thế giới trong phiên tối qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục mở cửa tăng điểm với sắc xanh bao phủ bảng điện tử (số mã tăng gấp hơn 2 lần số mã giảm), thanh khoản thị trường cũng tăng tốt.
Chốt phiên, VN-Index tăng 8,33 điểm ( 1,09%), lên 775,74 điểm với 243 mã tăng và 100 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 177,6 triệu đơn vị, giá trị 2.590,9 tỷ đồng, tăng 22,7% về khối lượng và 19,4% về giá trị so với phiên sáng qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 22,45 triệu đơn vị, giá trị 600 tỷ đồng.
Trong nhóm cổ phiếu bluechip, SAB, CTG, BID, VPB, CTG, MBB, BVH, MWG, HDB, STB, TPB, PNJ... vẫn duy trì được đà tăng tốt, các mã VCB, VHM, VNM, PLX, POW cũng có được sắc xanh nhạt, trong khi các mã khác chỉ giảm nhẹ, ngoại trừ VJC giảm hơn 3%.
Cụ thể, BID tăng 2,74% lên 37.500 đồng, SAB tăng 5,86% lên 151.800 đồng, CTG tăng 2,86% lên 19.750 đồng, MSN tăng 1,97% lên 62.200 đồng, TCB tăng 1,46% lên 17.400 đồng, HPG tăng 1,25% lên 20.200 đồng, VPB tăng 3,99% lên 22.150 đồng, MBB tăng 3,14% lên 16.400 đồng, BVH tăng 5,3% lên 48.650 đồng, MWG tăng 3,34% lên 77.300 đồng, STB tăng 6,33% lên 9.740 đồng, HDB tăng 2% lên 20.400 đồng, TPB tăng 3,17% lên 17.900 đồng, PNJ tăng 2,61% lên 59.000 đồng...
Trong đó, STB là mã có thanh khoản tốt nhất nhóm với 11,4 triệu đơn vị được khớp. Các mã khác có thanh khoản tốt là MBB hơn 7,5 triệu đơn vị, CTG và HPG hơn 4 triệu đơn vị, VPB và POW hơn 3,3 triệu đơn vị, TCB, VRE hơn 1 triệu đơn vị.
Trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cũng hồi phục, trong đó ROS hồi phục trở lại sau 3 phiên giảm liên tiếp, trong đó có 2 phiên giảm mạnh và thanh khoản đứng đầu sàn HOSE. Cụ thể, ROS tăng 2,86% lên 3.950 đồng, khớp 11,5 triệu đơn vị.
HSG lại đánh mất sắc tím khi đóng cửa ở mức 6.450 đồng, tăng 6,79%, khớp 6,6 triệu đơn vị. Tương tự, AMD cũng không giữ được mức trần 2.930 đồng khi đóng cửa ở mức 2.900 đồng, tăng 5,84%, khớp 4,65 triệu đơn vị.
Các mã khác như HAI, AMD, FLC, HQC... cũng có sắc xanh và giao dịch khá sôi động. Trong đó, FLC tăng 1,69% lên 3.000 đồng, khớp 4,28 triệu đơn vị. DLG tăng 1,95% lên 1.570 đồng, khớp 4,24 triệu đơn vị...
Trong khi đó, AAA, HHS, TVB, FRT, QCG, HDG, CSV, HCD... đóng cửa ở mức trần và còn dư mua giá trần. Trong đó, AAA khớp hơn 3,2 triệu đơn vị, HHS khớp 1,92 triệu đơn vị. Đặc biệt, cổ phiếu TVB mở cửa với mức sàn 12.400 đồng, nhưng đóng cửa phiên sáng ở mức trần 14.200 đồng.
Trong khi đó, sàn HNX lại mở cửa với sắc đỏ, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại được đà tăng, nhờ ACB có lại sắc xanh, VCS bất ngờ tăng mạnh cả giá và thanh khoản.
Trên sàn này, nhiều mã cổ phiếu vừa và nhỏ cũng tăng trần như LAS, C69, AMV, MPT, HKB, SPP, nhưng giao dịch không mấy sôi động.
Chốt phiên sáng, HNX-Index tăng 1,52 điểm ( 1,42%), lên 108,67 điểm với 71 mã tăng và 49 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 33,9 triệu đơn vị, giá trị 407 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,6 triệu đơn vị, giá trị 38,9 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, ACB đóng cửa tăng 3% lên 20.600 đồng, khớp 2,45 triệu đơn vị. SHB cũng đảo chiều tăng 0,56% lên 17.900 đồng, khớp 3,4 triệu đơn vị. VCS tăng mạnh 7,69% lên 63.000 đồng, khớp 1,1 triệu đơn vị. NTP tăng 4,1% lên 30.500 đồng, nhưng thanh khoản thấp. Trong khi đó, VGC giảm 0,4% xuống 24.600 đồng, khớp hơn 172.000 đơn vị. PVS giảm 0,82% xuống 12.100 đồng, khớp 2,54 triệu đơn vị. PVI giảm 0,33% xuống 30.600 đồng, khớp 1 triệu đơn vị...
Trên thị trường UPCoM, sau nửa phiên đầu lình xình, chỉ số chính của thị trường này đã bứt tốc đi lên trong nửa phiên cuối và đóng cửa gần mức cao nhất phiên.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,77 điểm ( 1,51%), lên 51,55 điểm với 102 mã tăng, 46 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,3 triệu đơn vị, giá trị 158 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp không đáng kể.
LPB là mã có thanh khoản nhất thị trường này với 3,67 đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 9,23% lên 7.100 đồng. Tiếp đến là VIB khớp 1,53 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 3,5% lên 14.800 đồng. Mã cuối cùng có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là BSR với tổng khớp 1,38 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức tham chiếu 5.600 đồng.
Các mã có mức tăng tốt là VGI tăng 9,13% lên 26.300 đồng, khớp 0,68 triệu đơn vị. VEA tăng 3,2% lên 35.500 đồng, CTR tăng 5,03% lên 37.600 đồng, MCH tăng 3,69% lên 67.500 đồng...
T.Lê
Ông Trịnh Văn Quyết thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị của ROS Ngày 7/4, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS - HOSE) đã thông qua đơn xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết. Cùng với đó, HĐQT của ROS cũng thông qua việc chấm dứt tư cách Thành viên HĐQT của ông Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, bầu ông Nguyễn Thiện Phú...