VNG: Doanh thu 9 tháng đạt gần 1.575 tỷ đồng, lợi nhuận vượt xa kỳ vọng
Sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp vượt xa kế hoạch lợi nhuận tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020.
Tính tới cuối quý III/2020, doanh nghiệp vẫn đang có tới 1.943,4 tỷ đồng cổ phiếu quỹ.
Công ty cổ phần VNG công bố báo cáo tài chính quý III/2020 ghi nhận doanh thu đạt 1.574,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 149,4 tỷ đồng, lần lượt tăng 17,1% và giảm 33,4% so với cùng kỳ.
Theo đó, trong quý III/2020 biên lợi nhuận gộp của VNG giảm từ 48,4% về còn 45,9% so với cùng kỳ.
Trong kỳ, mặc dù lợi nhuận gộp tăng 10,9% lên 722,1 tỷ đồng nhưng lợi nhuận vẫn giảm 33,4% do chủ yếu là chi phí bán hàng tăng mạnh. Cụ thể, chi phí bán hàng trong kỳ tăng 46,7%, tương ứng tăng thêm 125,1 tỷ đồng lên 392,7 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, VNG ghi nhận doanh thu đạt 4.423,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 414,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,3% và giảm 23,3% so với 9 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp vượt xa kế hoạch lợi nhuận tại Đại hội đồng cổ đông năm 2020.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu dự kiến 6.714 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến lỗ 246 tỷ đồng.
Mặc dù doanh nghiệp không thuyết minh cơ cấu lĩnh vực trong 9 tháng đầu năm 2020 nhưng trong báo cáo bán niên doanh nghiệp cho biết trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu dịch vụ trò chơi trực tuyến tăng 15% so với cùng kỳ lên 2.358,3 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ quảng cáo trực tuyến giảm 4,5% về còn 394,8 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và internet tăng 120,4% so với cùng kỳ lên 79,8 tỷ đồng.
Như vậy, về mặt doanh thu trong 9 tháng đầu năm doanh nghiệp cho thấy sự hưởng lợi từ đại dịch Covid-19 giống như các cổ phiếu công nghệ lớn trên thế giới hưởng lợi từ việc giãn cách xã hội. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng tăng cao đã đẩy lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Xét về dòng tiền, trong 9 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính dương 517,3 tỷ đồng, giảm 22,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dòng tiền đầu tư âm 411 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 200,6 tỷ đồng, trong đó dòng tiền tài chính dương chủ yếu là tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp từ cổ đông. Như vậy, trong 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã tạo ra tiền từ hoạt động tài chính đủ để đầu tư mở rộng, ngoài ra số tiền dư ra giúp doanh nghiệp gia tăng lượng tiền mặt.
Tính tới 30/09/2020, lượng tiền và đầu tư tài chính tăng 18,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 717,6 tỷ đồng lên 4.661,9 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn trên tổng tài sản của doanh nghiệp tăng từ 56,2% lên 60,2%.
Lượng tiền mặt của doanh nghiệp lớn chủ yếu đến từ việc bán cổ phần cho cổ đông chiến lược. Được biết, VNG đã bán cổ phiếu quỹ cho Temasek và công ty Zion (chủ sở hữ ví điện tử ZaloPay) chào bán 40% cổ phần cho đối tác bên ngoài.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, doanh nghiệp cho biết cơ cấu cổ đông theo nhóm cổ đông lớn sở hữu 48,02% vốn điều lệ, cổ đông nhỏ sở hữu 31,84% vốn điều lệ; xét theo cơ cấu cổ đông nước ngoài sở hữu 48,08% và cổ đông trong nước sở hữu 31,78% vốn điều lệ.
Được biết, tính tới cuối quý III/2020 doanh nghiệp vẫn đang có tới 1.943,4 tỷ đồng cổ phiếu quỹ.
Ngoài ra, tính tới 30/09, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 10,3% lên 7.747,6 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là tiền và đầu tư tài chính đạt 4.661,9 tỷ đồng, chiếm 60,2% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.281,2 tỷ đồng, chiếm 16,3% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 843,9 tỷ đồng, chiếm 10,9% tổng tài sản.
Ngân hàng đua nhau bán bảo hiểm nhân thọ
Không ít nhân viên ngân hàng vì áp lực chỉ tiêu và hoa hồng hấp dẫn đã nghĩ ra nhiều chiêu để "gài" khách hàng phải mua bảo hiểm nhân thọ
Ngoài việc phải trả một số tiền nhất định cho việc khai thác khách hàng và mạng lưới, các công ty bảo hiểm còn đào tạo nhân viên ngân hàng (NH) về nghiệp vụ, tư vấn sản phẩm. Có doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho NH tới 50%-60% doanh thu năm đầu tiên.
Tặng tiền, ưu đãi lãi suất
Giữa tháng 5-2020, chúng tôi đến NH S. để đáo hạn sổ tiết kiệm và gửi lại kỳ hạn mới thì được nhân viên NH tư vấn gửi tiết kiệm 500 triệu đồng với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và mua gói bảo hiểm thời hạn 15 năm với mức phí của năm đầu tiên là 36 triệu đồng sẽ được tặng 3 triệu đồng và cộng thêm 0,15%-0,20 điểm % lãi suất. Đây là chương trình ưu đãi do NH và công ty bảo hiểm phối hợp thực hiện, kết thúc vào ngày 30-6.
Nhiều khách hàng khi vay số tiền lớn thường được nhân viên ngân hàng tư vấn mua bảo hiểm nhân thọ.Ảnh: TẤN THẠNH
Trong khi đó, chị Mai Anh (ngụ quận 5, TP HCM) đến NH L. để vay tiền đầu tư kinh doanh sau dịch Covid-19 thì được nhân viên NH chào mời gói vay 1 tỉ đồng, được giảm 0,5 điểm % lãi suất và không cần chứng minh thu nhập. Khách hàng chỉ cần có tài sản thế chấp và mua gói bảo hiểm nhân thọ 15 năm sẽ được NH đồng ý cho vay. Nhân viên này giải thích việc mua bảo hiểm là để chẳng may người vay gặp rủi ro về sức khỏe, không trả được nợ thì công ty bảo hiểm sẽ thay khách hàng đứng ra trả nợ cho NH.
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của một NH tại TP HCM thừa nhận thời gian gần đây, các NH tranh nhau làm đại lý độc quyền cho các công ty bảo hiểm nhân thọ như một cách để gia tăng thu nhập trong bối cảnh hoạt động tín dụng ngày càng khó. Cụ thể, các công ty bảo hiểm nhân thọ ngoài phần chi phí phải trả để được khai thác lượng khách hàng, mạng lưới và nhân lực của NH, còn phải chi trả cho NH hoa hồng lên tới 50%-60%/doanh thu trong năm đầu tiên. Con số ước tính có thể lên tới hàng trăm tỉ đồng/năm.
Số liệu của NH S. cho thấy từ tháng 9-2017 đến nay, NH này làm đại lý độc quyền cho một công ty bảo hiểm nhân thọ đến từ Nhật Bản, tổng doanh thu lên tới 2.000 tỉ đồng. Như vậy, trong gần 3 năm qua, NH S. có thêm thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vào cuối năm 2019, một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ đa quốc gia có nguồn gốc từ Hồng Kông (Trung Quốc) đã ký hợp đồng phân phối bảo hiểm độc quyền 15 năm với NH V. Theo đó, trong 5 năm đầu tiên, tập đoàn bảo hiểm này chi trả cho NH. V 400 triệu USD (khoảng 9.000 tỉ đồng).
Hiện nay, nhiều NH khác cũng đang chuẩn bị triển khai làm đại lý độc quyền cho các công ty bảo hiểm nước ngoài.
Tự nguyện chuyển thành ép buộc?
Do vì nguồn thu và cam kết với đối tác doanh thu bán bảo hiểm lớn nên nhiều NH đã giao chỉ tiêu bán bảo hiểm cho nhân viên và cán bộ quản lý khá cao. Thậm chí, có NH ban hành quy định chỉ giải ngân khi người vay tiền đồng ý mua bảo hiểm. Từ đó, nhân viên NH phải tìm mọi cách để bán bảo hiểm, tạo áp lực cho khách hàng. Còn người vay tiền dù chưa hoặc không có nhu cầu nhưng lại bị NH "gài" vào thế buộc mua bảo hiểm.
Anh Lê Trung (quận Phú Nhuận, TP HCM) - người từng vay hàng tỉ đồng và mua bảo hiểm nhân thọ thông qua NH - phản ánh lãi suất là một công cụ phổ biến mà nhân viên NH thường đưa ra đề dụ khách hàng. "Họ chào mời lãi suất cho vay mua nhà là 12%/năm rồi đề nghị tôi đồng ý mua bảo hiểm sẽ trình cấp trên giảm lãi suất. Với số tiền vay 5 tỉ đồng, NH đồng ý giảm 1 điểm % lãi suất tức giảm 50 triệu đồng/năm. Tôi phải đồng ý và đóng phí bảo hiểm cho năm đầu tiên thì mới được NH giải ngân. Khi đó, tôi cứ nghĩ rằng mình được giảm lãi suất nhưng thực ra không phải vì tìm hiểu kỹ mới biết lãi suất vay mua nhà mà NH đó ấn định là 11%/năm" - anh Trung bức xúc.
Một chiêu thức khác là nhân viên NH thường tìm kiếm những thiếu sót trong hồ sơ vay vốn, rồi tìm cách giúp đỡ khách hàng hoàn thiện thủ tục để gây cảm tình rồi thuyết phục họ mua bảo hiểm.
Anh Linh, cán bộ tín dụng của một NH ở TP HCM, thừa nhận không ít nhân viên NH vì áp lực chỉ tiêu và hoa hồng hấp dẫn, lên tới 10%/doanh thu bán bảo hiểm mà họ nghĩ ra nhiều chiêu thức để "gài" khách hàng chưa đủ điều kiện vay vốn phải mua bảo hiểm.
Lãnh đạo các NH nhìn nhận việc liên kết công ty bảo hiểm nhân thọ để bán sản phẩm không chỉ mang lại lợi nhuận cho NH mà còn giúp nhân viên có thêm thu nhập. Thế nhưng, các NH không có chủ trương ép khách hàng mua bảo hiểm. Bởi trước khi mua, khách hàng đều được nhân viên tư vấn rất kỹ. Việc khách hàng mua hay không đều là tự nguyện. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số trường hợp không đúng với chủ trương của NH.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, TS Nguyễn Văn Thuận, Trường Đại học Tài chính - Marketing, cho biết NH bán bảo hiểm nhân thọ là một hình thức liên kết kinh doanh giống như bán "bia kèm lạc". Và trong bối cảnh tín dụng sụt giảm, tài sản thế chấp và thu nhập của khách hàng chưa đáp ứng đủ điều kiện vay, nhân viên NH thường chào mời người vay tiền mua bảo hiểm nhân thọ để bảo đảm an toàn cho khoản vay. Tuy vậy, để quan hệ tín dụng không bị méo mó, NH cần cung cấp cho khách hàng mọi thông tin về điều kiện vay vốn, mối quan hệ giữa khoản vay với sản phẩm bảo hiểm. Còn người vay tiền cũng cần tính toán đến các chi phí khi vay tiền để xem việc NH đề nghị mua bảo hiểm có hợp lý, nếu không thì có thể lựa chọn NH khác để vay tiền.
Đóng bảo hiểm 1 năm rồi bỏ
Một số cán bộ tín dụng cho rằng để đủ điều kiện vay vốn, không ít khách hàng đã đồng ý mua bảo hiểm nhưng họ chỉ đóng tiền cho năm đầu tiên, khoảng vài chục triệu đồng, rồi bỏ chứ không đóng tiếp. Khi đó, NH và nhân viên NH chỉ được hưởng hoa hồng bán bảo hiểm trong năm đầu tiên. Như vậy, không may người vay không trả được nợ, NH chỉ còn cách thức xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn chứ không thể đòi công ty bảo hiểm được.
Lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Viettel Global tăng 600% nhờ thị trường Đông Nam Á Doanh thu từ cả 3 khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi của của Viettel Global đều tăng trưởng 2 chữ số trong quý I/2020. Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020. Theo đó, VGI tăng trưởng mạnh mẽ nhờ sự...