VNDIRECT: “Ngành dược, sữa và chăn nuôi sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh khi EVFTA có hiệu lực”
Sự thâm nhập của hàng hóa châu Âu vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất.
Ngày 12/2 vừa qua, Nghị Viện châu Âu đã chính thức bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do ( EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu (EU). Hai hiệp định này được kỳ vọng thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU trong thập kỉ tới cũng như mở ra cánh cửa cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo đánh giá của CTCK VNDIRECT, các sản phẩm điện tử, thủy sản và dệt may sẽ hưởng lợi lớn nhất trong số các mặt hàng xuất khẩu. Ngoài ra, giá trị xuất khẩu ước tính của Việt Nam sang EU có thể tăng khoảng 20% vào năm 2020, 42,7% vào năm 2025 và 44,4% vào năm 2030 so với kịch bản không có EVFTA.
Mặt khác, Việt Nam cũng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu từ EU. Theo đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ 48,5% số dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, tương đương 64,5% tổng giá trị nhập khẩu từ EU. Trong vòng 10 năm từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ hơn 98,3% số dòng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của EU, tương đương 99,8% tổng giá trị nhập khẩu từ EU.
Hiện tại, EU là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ tư của Việt Nam. Xuất khẩu của EU sang Việt Nam chủ yếu bao gồm máy móc, hóa chất và thiết bị vận tải, đều là những mặt hàng cần thiết cho sự chuyển đổi mô hình phát triển và hiện đại hóa của nền kinh tế Việt Nam.
Việc giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ EU sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với máy móc, thiết bị chất lượng cao và công nghệ mới từ châu Âu với giá thấp hơn. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện năng suất lao động cũng như tăng cường ứng dụng công nghệ cao, từ đó mở ra cơ hội tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, sự thâm nhập của hàng hóa châu Âu vào Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh buộc các nhà sản xuất trong nước phải cắt giảm chi phí sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm để cạnh tranh. Do đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ là bên được hưởng lợi lớn nhất.
Ngành dược, sữa và chăn nuôi sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh khi EVFTA có hiệu lực
Video đang HOT
Theo VNDIRECT, khoảng nửa xuất khẩu dược phẩm của EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức và phần còn lại được miễn thuế sau 7 năm. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với dược phẩm từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất dược phẩm trong nước.
Thịt heo đông lạnh sẽ được miễn thuế sau 7 năm, các sản phẩm hàng ngày sau 5 năm, thực phẩm chế biến sau 7 năm và thuế suất đối với thịt gà sẽ giảm dần về 0% trong 10 năm. Hiện tại, các sản phẩm chăn nuôi của EU xuất khẩu sang Việt Nam chịu mức thuế từ 10-40%. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chăn nuôi từ EU sẽ thúc đẩy sự thâm nhập của các sản phẩm này vào Việt Nam và làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với các sản phẩm chăn nuôi trong nước.
Một số nước châu Âu nổi tiếng về các sản phẩm sữa. Việc giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh đối với các nhà sản xuất sữa trong nước. Tuy nhiên, EVFTA cũng mở ra cơ hội cho các công ty sữa Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với công nghệ sản xuất và nguyên liệu sữa từ Châu Âu vốn được đánh giá cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, từ đó góp phần cải thiện chất lượng các sản phẩm sữa trong nước.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Rót thêm 60.000 tỷ mở rộng 'siêu dự án' Dung Quất, áp lực huy động vốn có đè nặng lên Hoà Phát?
Dòng tiền tích lũy đến năm 2023 được kỳ vọng sẽ tạo nguồn vốn lớn để Hòa Phát mở rộng gấp đôi công suất "siêu dự án" thép Dung Quất.
Rót thêm 60.000 tỷ mở rộng 'siêu dự án' Dung Quất, áp lực huy động vốn có đè nặng lên Hoà Phát?
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đang xin ý kiến cổ đông để nâng công suất của khu liên hợp Dung Quất (KLHDQ) lên gấp đôi với tổng mức đầu tư dự kiến 60.000 tỷ đồng.
Cụ thể, dự án mở rộng Dung Quất dự kiến sẽ bổ sung thêm 5 triệu tấn thép/năm. Khi Dung Quất mở rộng chính thức đi vào hoạt động, Hòa Phát có thể sản xuất 13,9 triệu tấn thép mỗi năm (tính cả sản lượng HRC tự tiêu dùng), tăng 184,9% so với công suất cuối năm 2019.
Chi tiết hơn, KLHDQ mở rộng sẽ bổ sung thêm công suất 0,5 triệu tấn thép xây dựng (tăng 10% so với hiện tại), 3 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC) (tăng 120% so với 2 giai đoạn của KHLDQ) và 1,5 triệu tấn sẩn phẩm thép mới (thép hình, thép tròn cơ khí chế tạo).
Với danh mục sản phẩm trong giai đoạn mở rộng này, Hòa Phát tập trung chủ yếu vào HRC.
Dự án mở rộng sẽ được xây dựng trên diện tích đất 166 ha (tăng 38% so với diện tích hiện tại của KLHDQ).
Trong báo cáo nhận định mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect dẫn chia sẻ của Hòa Phát về lịch trình dự kiến của kế hoạch mở rộng.
Theo đó, Hòa Phát thông qua chủ trương mở rộng Dung Quất vào ngày 10/2/2020. Sau khi được cổ đông thông qua bằng văn bản dự kiến trong tháng 3, Hòa Phát sẽ nộp kế hoạch cũng như nghị quyết cổ đông cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Quảng Ngãi,.
Sau đó, Sở KH&ĐT Quảng Ngãi sẽ trình dự thảo dự án xin chấp thuận của các cơ quan Trung ương. Tiến trình được các cơ quan chấp thuận đầu tư có thể mất khoảng 2-3 năm (dựa vào lịch sử từ Dung Quất giai đoạn 1-2).
Cuối cùng, dự án Dung Quất mở rộng có thể sẽ khởi công trong năm 2023. Giai đoạn 1 của dự án mở rộng dự kiến hoàn thành trong 36 tháng kể từ khi được chấp thuận xây dựng và giai đoạn 2 sẽ mất thêm 36 tháng nữa để chính thức đi vào hoạt động.
Trên thực tế, Hòa Phát đã chia sẻ thông tin về kế hoạch mở rộng Dung Quất trước đây và trong cuộc gặp gỡ nhà đầu tư gần đây nhất, tuy nhiên thời điểm đó chưa tiết lộ quy mô và thời gian đầu tư.
Chuyên gia của VNDirect tính toán rằng, với việc dự án mở rộng cần nguồn vốn cố định khoảng 50.000 tỷ đồng, tổng mức đầu tư của Hòa Phát tại "siêu dự án" thép Dung Quất lên đến trên 100.000 tỷ đồng.
Mặc dù tổng mức đầu tư của giai đoạn mở rộng rất lớn nhưng VNDirect cho rằng sẽ không tạo áp lực lớn lên Hòa Phát.
Được biết, Hòa Phát dự kiến cấu trúc vốn cho dự án mở rộng này gồm 60% vốn tự có (vốn chủ sở hữu) và 40% từ nguồn vay.
"Theo tính toán của chúng tôi, Hòa Phát có thể tích lũy được 22.756 tỷ đồng dòng tiền tự do (trước khi chi trả cổ tức) đến cuối năm 2023, tương đương với 73% tổng nhu cầu vốn tự có. Nếu nguồn vốn vay được giải ngân theo tiến độ 6 năm của dự án mở rộng, chúng tôi ước tính quy mô nợ/vốn chủ sở hữu của Hòa Phát giai đoạn 2023-2025 sẽ chỉ ở mức 9-16%, nằm trong ngưỡng an toàn", chuyên gia của VNDirect nhấn mạnh.
Trước đó, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) cũng đã đưa ra đánh giá sơ bộ về kế hoạch mở rộng "siêu dự án" thép Dung Quất của Hòa Phát.
Sau khi trao đổi với phía Hòa Phát, HSC biết dòng tiền tích lũy đến năm 2023 gồm cả chi phí khấu hao và lợi nhuận thuần sau khi trích lập các quỹ và trả cổ tức (nếu có) sẽ đủ để đáp ứng nhu cầu vốn là 30.000 tỷ đồng.
"Do vậy, ít có khả năng Công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn trong kỳ", HSC nhận định.
Tuy nhiên, theo HSC, cổ tức tiền mặt (nếu có) trong giai đoạn 2020-2022 dự kiến sẽ thấp.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49% theo EVFTA? Theo Hiệp định EVFTA, các ngân hàng Châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room chung. Top 10 ngân hàng TMCP tư nhân uy tín năm 2019 Ngoài trừ nhóm Big 4 Hiệp định EVFTA và EVIPA vừa được Nghị viện Châu...