VNDIRECT: Cổ phiếu Dệt may sẽ đi ngang cho đến khi có thông tin tích cực hơn về thương mại quốc tế
VNDIRECT đưa ra quan điểm trung tính trong ngắn hạn đối với triển vọng của ngành Dệt may Việt Nam tuy nhiên vẫn đánh giá Tích cực trong dài hạn.
Ảnh minh họa.
Thách thức nhiều hơn thuận lợi
Theo báo cáo đánh giá tác động từ cuộc chiến thương mại đối với doanh nghiệp Việt Nam của VNDIRECT, điểm sáng của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua là gia tăng thị phần tại thị trường Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang.
Theo đó, thị phần dệt may của Việt Nam tại thị trường này đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 9T2019.
Tuy nhiên, cuộc thương chiến cũng mang đến nhiều khó khăn cho ngành dệt may khi cả số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do lo ngại bất ổn.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong 9T2019, tăng 9,6% yoy, thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% yoy trong 9T2018. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay.
Trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% yoy trong 9T2019 so với 11,8% yoy trong 9T2018. Các thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng giảm tốc với mức tăng trưởng chỉ còn 4,2% và 4,6% yoy trong 9T2019 so với 11,4% và 24,2% yoy trong 9T2018.
Video đang HOT
Một nguyên nhân nữa khiến tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc trong 9T2019 đến từ sự ổn định của tiền đồng so với USD làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo thông kê từ đầu năm 2019, VND gần như đi ngang và chỉ tăng 0,1% so với đầu năm (tại ngày 13/11/2019) trong khi đồng nội tệ của các nước đối thủ như Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan đều mất giá mạnh.
Nhiều doanh nghiệp dệt may gặp khó khăn
Mặc dù có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn chung các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều ghi nhận kết quả kinh doanh kém khả quan trong 9T2019 với tổng doanh thu toàn ngành giảm 1,6% yoy và lợi nhuận sau thuế giảm 13,8% yoy.
Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn có mức tăng trưởng âm trong 9T2019 do số lượng và quy mô các đơn hàng giảm xuống đồng thời giá bán trung bình thấp cũng kéo tụt biên lợi nhuận gộp (LNG), đặc biệt là các nhà sản xuất sợi nguyên sinh.
Bên cạnh đó, VNDIRECT cũng cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với thách thức trong khâu sản xuất vải. Hiện, 58% giá trị nhập khẩu dệt may của Việt Nam đến từ nhập khẩu vải của Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Việt Nam cần bổ sung 1,7 tỷ mét vải để sản xuất trong năm nay và năm 2020 để hưởng lợi từ các FTA. Nếu không tìm nguồn cung từ nhập khẩu, Việt Nam cần đầu tư 1,7 tỷ USD cho sản xuất vải. Đến năm 2025, cả nước cần thêm 10 tỷ mét vải, tương đương với khoản đầu tư lên đến 10 tỷ USD.
Giá cổ phiếu sẽ tiếp tục đi ngang
Trên thực tế, cổ phiếu của ngành dệt may trong nửa đầu năm 2019 có diễn biến tích cực hơn so với thị trường chung nhờ vào kỳ vọng tích cực về việc EVFTA được thông qua. Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu nhóm ngành này đã đảo chiều giảm sâu so với diễn biến của VN – Index do kết quả kinh doanh kém khả quan.
VNDIRECT đưa ra quan điểm Trung tính trong ngắn hạn đối với triển vọng của ngành Dệt may Việt Nam do những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, tuy nhiên vẫn đánh giá Tích cực trong dài hạn nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết các nút thắt của khâu sản xuất vải trong chuỗi giá trị ngành.
VNDIRECT cho rằng giá cổ phiếu của ngành Dệt may sẽ đi ngang cho đến khi có thông tin tích cực hơn về thương mại quốc tế.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán ngày 19/11: Lấy lại "phong độ"
Thị trường chứng khoán ngày 19/11/2019: Sau 4 phiên giảm liên tiếp, chỉ số VN-Index đã khởi sắc trở lại nhờ sự dẫn dắt chính từ VCB và VNM.
Chỉ số VN-Index tăng hơn 5 điểm sau phiên giao dịch ngày 19/11/2019.
Bước vào phiên giao dịch ngày 19/11/2019, chỉ số sàn HOSE mở cửa với sắc xanh nhạt nhưng không lâu sau đó đã đảo chiều đi xuống. Mặc dù vậy, nhờ lực đẩy của những cổ phiếu vốn hoá lớn, VN-Index cũng nhanh chóng được kéo dựng trở lại và tạm nghỉ ở 1004,82 điểm (tăng 0,19%).
Tới phiên chiều, diễn biến tiếp tục đi theo hướng tích cực hơn khi không có sự sụt giảm nào đáng kể. Sắc xanh lan rộng trên bảng điện tử giúp VN-Index từ từ leo dốc và đóng cử ở mức cao nhất ngày.
Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 5,44 điểm (tương đương 0,54%) lên 1.008,35 điểm. Toàn sàn có 179 mã tăng và 137 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 232,356 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.796 tỷ đồng.
Với sự bứt phá trong phiên hôm nay, VCB đã trở thành "đầu tàu" kéo VN-Index thẳng tiến với mức tăng 3,88% lên 91.000 đồng/CP. Theo sau là "ông lớn" VNM tăng 2,98% lên 124.400 đồng/CP.
Ngoài ra, đóng góp vào đà đi lên của chỉ số phải nhắc tới BID tăng 0,85% lên 41.650 đồng/CP, TCB tăng 1,23% lên 24.750 đồng/CP, PLX tăng 1,35% lên 60.000 đồng/CP, MWG tăng 1,02% lên 119.000 đồng/CP, FPT tăng 1,39% lên 58.300 đồng/CP, VJC tăng 0,35% lên 144.000 đồng/CP...
Trong khi, một số mã vẫn lình xình trong sắc đỏ như VIC giảm 0,85% xuống 117.100 đồng/CP, GAS giảm 0,92% xuống 107.500 đồng/CP, SAB giảm 0,79% xuống 251.000 đồng/CP, MSN giảm 0,54% xuống 74.000 đồng/CP...
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng có được sự khởi sắc về cuối phiên chiều và đóng cửa tăng 0,34 điểm (tương đương 0,32%) lên 105,49 điểm. Toàn sàn này có 62 mã tăng và 65 mã giảm.
Hỗ trợ cho chỉ số HNX-Index có sự hiện diện chính của VCS tăng 2% lên 86.900 đồng/CP, ACB tăng 0,41% lên 24.200 đồng/CP, PVS tăng 0,53% lên 18.900 đồng/CP, NTP tăng 0,3% lên 32.000 đồng/CP...
Ở chiều ngược lại, PVI giảm 0,94% xuống 31.700 đồng/CP, VCG giảm 0,36% xuống 27.300 đồng/CP, CEO giảm 1,06% xuống 9.300 đồng/CP...
Trên UPCoM, toàn sàn có 68 mã tăng, 83 mã giảm. Chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ 0,1 điểm (tương đương 0,18%) lên 57,02 điểm.
Biển Ngọc
Theo baogiaothong.vn
Góc nhìn kỹ thuật phiên 20/11: Tín hiệu bán vẫn còn mạnh Chỉ số đang hình thành cây nến tăng giá tích cực từ vùng hỗ trợ mạnh 1.000 điểm, khi lấy lại hơn 1/2 thân nến giảm trước đó, cho thấy đà phục hồi đang được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ số nằm dưới MA20, kèm theo MACD đang đi xuống dưới Signal, cho thấy tín hiệu bán vẫn còn mạnh. Báo Đầu tư...