VN30, nên làm mới hay để lại?
Vai trò của VN30 rất quan trọng, nên nhiều người cho rằng, nhà quản lý nên sớm xem xét lại tiêu chí lọc rổ.
Dù chiếm tỷ trọng vốn hóa rất lớn (khoảng 80%) trong bức tranh chung toàn thị trường, nhưng trong VN30 vẫn có những cổ phiếu được nhà đầu tư cho là quá yếu. iều đáng nói là rổ chỉ số VN30 đang là nền tảng cho nhiều sản phẩm như phái sinh và cho các quỹ ETF.
Tại đợt tái cơ cấu danh mục VN-30 mới đây, rổ chỉ số này có một số mã vào, ra, nhưng tiêu chí lựa chọn vẫn như cũ. iều này gây ít nhiều thất vọng đối với nhiều thành viên thị trường.
Từ khi ra đời đến nay, VN30 được lựa chọn dựa trên những tiêu chí như vốn hóa, thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng… Vì thế, giá của các cổ phiếu trong rổ này phản ánh tốt mối quan hệ cung – cầu, cũng như tiết chế sự ảnh hưởng quá mức của các cổ phiếu khi rổ VN30 giới hạn tỷ trọng vốn hóa tối đa cổ phiếu không vượt quá 10%.
Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng, vấn đề bức bối không hẳn ở tiêu chí của chỉ số, mà là ở việc nhà đầu tư xem VN30 là 30 cổ phiếu bluechips trên thị trường.
Chính quan niệm này khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, vì sao nhiều cổ phiếu đầu ngành lại không được chọn vào VN30, trong khi như ROS – cổ phiếu có biến động giá quá bất thường và hiện đứng ở thị giá 2.420 đồng/cổ phiếu lại vẫn… sừng sững có tên trong VN30?
Video đang HOT
“Nếu thay đổi tiêu chí chọn cổ phiếu, tôi đề nghị Hội đồng chỉ số bổ sung tiêu chí doanh nghiệp được chọn phải kinh doanh có lãi hoặc có tốc độ tăng trưởng nhất định trong 2 – 3 năm liên tục. Việc đặt tiêu chí cao hơn sẽ giúp VN30 đẹp hơn trong mắt nhà đầu tư và các thành viên thị trường, xứng đáng là nơi đặt niềm tin và trụ cột của dòng tiền đầu tư”, ông Khánh nêu quan điểm.
Quan điểm từ đại diện nhà quản lý cho rằng, thay đổi tiêu chí chọn rổ cổ phiếu cũng không khác gì việc xây một chỉ số mới.
Theo vị này, thị trường cần phải có thêm chỉ số mới, ngoài chỉ số VN30 để cung cấp phong phú công cụ đánh giá, chọn lựa cho nhà đầu tư. Ông cũng cho rằng, nếu có thêm chỉ số mới thì đỡ gánh nặng cho VN30, bởi hiện nay sản phẩm nào cũng dựa trên VN30 cả.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, nhà đầu tư tại Hà Nội chia sẻ, nếu nâng cấp các tiêu chí trong rổ chỉ số VN30, hiệu ứng thị trường sẽ tốt hơn. TTCK vốn dĩ bị tác động bởi nhiều yếu tố và các chỉ số chỉ là một phần, song thực tế lâu nay, thị trường vẫn ngầm hiểu chỉ số VN30 là chuẩn mực và là nơi của những cổ phiếu hàng đầu.
“Hiện nay, tiêu chí lựa chọn chỉ đơn giản là quy mô vốn hóa hay thanh khoản, nghĩa là VN30 là tổng hợp của 30 công ty có vốn hóa lớn nhất, thanh khoản tốt và có tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng cao, nhưng nhà đầu tư cần nhiều hơn thế. Chúng tôi muốn VN30 xứng đáng là 30 công ty lớn về các tiêu chí trên và có hiệu quả kinh doanh xứng tầm hàng đầu”, nhà đầu tư Tuấn nói.
Trường hợp nhà quản lý muốn giữ VN30 như một vẻ đẹp của lịch sử, nhu cầu từ thị trường cho thấy, rất cần xây dựng thêm một bộ tiêu chí mới, đánh giá và chọn lọc được những cổ phiếu đại diện tiêu biểu cho cổ phiếu TTCK Việt Nam.
iều này sẽ tăng thêm sức hút đối với các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt các quỹ đầu tư chỉ số và giúp nhà đầu tư đỡ phân tâm, đỡ đặt các câu hỏi tại sao khi nhìn vào rổ VN30 như bây giờ.
Chờ đợi rổ VN30 nâng cấp
Kỳ xem xét lại danh mục cổ phiếu trong VN30 lần này diễn ra đúng ngày 20/7/2020, ngày TTCK Việt Nam tròn 20 năm khai trương hoạt động.
Ảnh Shutterstock.
Một số công ty chứng khoán dự báo, kỳ cơ cấu này, rổ VN30 mới sẽ không còn CTD và BVH, thay vào đó là 2 mã mới KDH và TCH. Trong khi việc thay đổi rổ chỉ số sẽ tác động lập tức đến hoạt động giao dịch của các quỹ ETF, thì với nhà đầu tư tư nhân, không phải ai cũng quan tâm, chú ý đến diễn biến này.
Nhà đầu tư kỳ cựu Nguyễn Văn Tình, người thường xuyên cập nhật câu chuyện TTCK trong cộng đồng 5.000 nhà đầu tư chia sẻ, dù VN30 được xây theo quy tắc nào, nhưng thực tế trong rổ đó đang có một số mã rất kém chất lượng.
ó là cổ phiếu có thị giá rất thấp, sức khỏe tài chính của DN kém, thiếu niềm tin nơi công chúng đầu tư...
Việc để mã kém về chất lượng lẫn vào các mã cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu thị trường dễ mang đến cái nhìn phản cảm cho nhiều người. Thậm chí, ông Tình chia sẻ, ông không tham gia TTCK phái sinh Việt Nam, do sản phẩm phái sinh được xây dựng trên chỉ số VN30.
Cảm nhận của nhà đầu tư trên có thể là thông tin không vui với nhà quản lý, nhưng đó là thực tế mà nhà quản lý cần tiếp nhận và cần tìm cách để chinh phục niềm tin của những nhà đầu tư lâu năm, kỹ tính như ông Tình. Tại Việt Nam, sàn HOSE là sàn niêm yết dành cho các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả.
Theo đó, câu chuyện nhà đầu tư nêu ra cũng đồng nghĩa với việc, không nên để mãi tình trạng nhóm 30 cổ phiếu chọn lọc nhất sàn có những mã thị giá rẻ hơn mớ rau (3.000 đồng), với quá nhiều dấu hỏi của công chúng đầu tư về hiệu quả hoạt động và các diễn biến bất thường của doanh nghiệp đại diện.
VN30 ra đời năm 2012 tại HOSE với mục tiêu chính là khắc phục những hạn chế của chỉ số chung VN-Index và làm nền tảng cho việc phát triển các sản phẩm mới như sản phẩm phái sinh, các dạng quỹ đầu tư trong tương lai.
Theo sự phát triển của thị trường, năm 2014, Quỹ VFMVN30 do Công ty Quản lý quỹ VFM quản lý, đã đưa chứng chỉ quỹ ETF đầu tiên lên niêm yết trên HOSE. VFMVN30 có sự phát triển rất mạnh mẽ khi có thời điểm đạt quy mô huy động vốn trên 6.000 tỷ đồng. iều đáng nói là hơn 70% tiền góp vào quỹ này đến từ nhà đầu tư nước ngoài đến từ Hàn Quốc, còn lại là từ Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, châu Âu, Mỹ...
Không chỉ góp vốn trực tiếp vào Quỹ VFMVN30, các nhà đầu tư tại Thái Lan hoặc Hàn Quốc còn đầu tư gián tiếp vào chỉ số VN30 thông qua các sản phẩm niêm yết tại các thị trường này như: sản phẩm DR dựa trên tài sản cơ sở là quỹ nội ETFVFMVN30 niêm yết trên Sở GDCK Thái Lan hoặc Quỹ KIM KINDEX Vietnam VN30 ETF niêm yết trên Sở GDCK Hàn Quốc...
Sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại đến nhóm cổ phiếu dẫn đầu thị trường Việt Nam (VN30 chiếm khoảng 80% vốn hóa) cũng đòi hỏi rổ chỉ số cần một bộ tiêu chí đánh giá xứng tầm, để các mã có tên trong VN30 xứng đáng là những cánh chim đầu đàn, biểu trưng cho TTCK Việt Nam.
VN30 được HOSE xem xét 1 năm 2 lần, vào tháng 1 và tháng 7 theo 3 bước sàng lọc: sàng lọc về chỉ tiêu vốn hóa, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng và thanh khoản. Tiêu chí chọn lựa cổ phiếu vào VN30 từ năm 2012 đến nay không có nội dung sàng lọc về sức khỏe cổ phiếu hay của doanh nghiệp phát hành.
iều đáng nói là các DN để được niêm yết phải có 2 năm kinh doanh gần nhất đạt chỉ tiêu EPS (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tối thiểu 5%, nhưng nếu DN đã niêm yết thì việc xem xét cổ phiếu vào VN30 lại không tính đến tiêu chí về sức khỏe tài chính.
Có nhiều hoạt động, con số ghi nhận dấu ấn TTCK Việt Nam 20 tuổi, nhưng tiêu chí sàng lọc VN30 đáng được xem xét làm mới, để trở thành một điểm nhấn trong nỗ lực nâng cấp rổ cổ phiếu hàng đầu, giúp VN30 đáng tin cậy hơn trong đánh giá của các nhà đầu tư.
Áp lực chốt lãi kèm ảnh hưởng tâm lý từ thị trường chứng khoán ngoại, VnIndex mất 11 điểm Hiện tại chưa có cổ phiếu nào xuất hiện tình trạng bán tháo. Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư vẫn đang đặt niềm tin vào thị trường chứng khoán và không vội bán ra để gặp lại sai lầm cũ, phải đứng ngoài thị trường như giai đoạn vừa qua. Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán Việt Nam...