VN xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng
Hôm qua 5.12, Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) đã công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng 2012 ( CPI 2012), xếp hạng 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
Theo CPI 2012, Việt Nam được xếp hạng 123/176 với điểm số 31/100 (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). VN cũng nằm trong số hai phần ba các nước trong bảng chỉ số có điểm số dưới 50.
Theo TI, kết quả này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng ở VN và các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng (PCTN) ở VN chưa chứng tỏ được sự thành công.
Kết quả này cho thấy tham nhũng trong khu vực công là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam và các nỗ lực về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam chưa chứng tỏ được sự thành công
Video đang HOT
Trích báo cáo của TI
Theo Tổ chức Hướng tới minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại VN, kết quả CPI 2012 cũng một lần nữa khẳng định lại những đánh giá của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cảm nhận và trải nghiệm chung của người dân VN về tham nhũng.
Chỉ số được TI công bố khá tương đồng với báo cáo kết quả khảo sát xã hội học “Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức” do Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng BCĐ T.Ư về PCTN và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện được công bố ngày 20.11 vừa qua. Theo báo cáo này tham nhũng được trên 34% người dân, 39% doanh nghiệp và 44% cán bộ công chức coi là một trong ba vấn đề bức xúc nhất với VN.
Đại diện TT bày tỏ hoan nghênh đối với những nỗ lực và cam kết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ VN trong việc đẩy mạnh đấu tranh PCTN. Theo TT, việc thông qua nghị quyết Hội nghị T.Ư 4 về xây dựng Đảng, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật PCTN, cải cách mô hình Ban chỉ đạo T.Ư về PCTN là những hành động cho thấy quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo VN. Tuy nhiên, theo TT, cần phải cố gắng và hành động nhiều hơn nữa để cuộc đấu tranh này thu được những kết quả thiết thực và cụ thể, và để củng cố niềm tin của người dân vào các nỗ lực quốc gia về PCTN.
Theo TT, việc nâng cao minh bạch trong hoạt động của khu vực công cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan công quyền và đội ngũ công chức ở cả cấp T.Ư và địa phương là những giải pháp then chốt. Bên cạnh đó, cần tiếp tục mở rộng quyền tiếp cận thông tin, tạo điều kiện khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân, của báo chí và khu vực tư nhân trong PCTN cũng như tăng cường các biện pháp bảo vệ người tố cáo tham nhũng.
Theo CPI 2012 Đan Mạch, Phần Lan và New Zealand là các quốc gia dẫn đầu bảng xếp hạng với điểm số 90/100. Trong khi đó Afghanistan, CHDCND Triều Tiên và Somalia là 3 quốc gia đứng cuối bảng xếp hạng (cùng được 8/100 điểm).
Theo TNO
Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục tích cực trong năm 2013
Tại hội nghị về triển vọng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng HSBC phối hợp cùng Phòng Thương mại châu Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam tổ chức vào ngày 30.11, các chuyên gia quốc tế cho biết họ tin tưởng vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013.
Chuyên gia Trinh Nguyễn đến từ HSBC Hồng Kông nhận định, trong ngắn hạn, kinh tế Việt Nam hồi phục từng bước một cách tích cực.
Cũng theo chuyên gia này, nhu cầu nội địa cũng sẽ được khôi phục trong năm tới; lạm phát ở mức cao nhưng được kiểm soát; xuất khẩu cũng sẽ tăng nhờ vào nhu cầu lớn hơn của thị trường Mỹ và Trung Quốc; tuy nhiên đầu tư trực tiếp nước ngoài có phần chậm lại...
Trong khi đó, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam Sumit Dutta cho rằng, trong dài hạn, Việt Nam vẫn là một điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, để vượt qua năm 2013 một cách an toàn, nhà đầu tư cần linh hoạt hơn trong kế hoạch kinh doanh, cắt giảm những chi tiêu không cần thiết nhưng không nên ngừng mở rộng thị trường và đặc biệt tái cơ cấu hoạt động để phát triển mạnh hơn tại Việt Nam.
Vì thế, Ngân hàng HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 sẽ ở mức 5,1% và đạt 5,8% vào năm 2013.
Theo TNO
Khai mạc hội thảo quốc tế về biển Đông Ngày 19/11, Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về biển Đông với chủ đề "Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển ở khu vực" do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc tại TPHCM. Tham dự hội thảo có hơn 200 đại biểu là những...