VN nhận tàu ngầm Kilo, cán cân quân sự biển Đông thay đổi?
Ngày 7/11 tới, Nga sẽ bàn giao cho Việt Nam chiếc tầu ngầm tấn công lớp Kilo đầu tiên trong số 6 chiếc Việt Nam đặt mua. Chiếc thứ hai sẽ được bàn giao vào cuối năm. Theo giới phân tích quốc tế, Việt Nam sở hữu tàu ngầm Kilo, từ cuối năm nay, cán cân lực lượng trên biển Đông sẽ thay đổi.
Hai chiếc tàu ngầm Kilo này được đặt tên là Hà Nội và TP.HCM với ký hiệu HQ182 va HQ183. Hang thông tân Ria Novosti noi răng chiêc tau ngâm mang tên Ha Nôi se đươc ban giao cho phia Viêt Nam trong lê ky va sau đo se lên đương khoang giưa thang 11 đê tơi Viêt Nam.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam sẽ làm thay đổi cục diện biển Đông?
Đây la cac tàu ngầm Dư an 636 lơp Varshavyanka mà phương Tây gọi là Kilo, được xây dựng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ơ St Petersburg. Chiêc thư nhât đã co hơn 100 ngày thư vân hanh trên biên, trong đó hơn 12 ngày la ngầm dưới nước. Tau cung đa thực hiện 65 lần lặn sâu 190m.
Chiêc thư hai hiên đang thư ơ biên Baltic. Toan bô đơn đăt hang se đươc hoan tât năm 2016.
Video đang HOT
Tàu ngầm Kilo sư dung ca diesel va điện, là tàu ngầm thế hệ thứ ba. Đây la loai tau ngâm hiên đai, trên co hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh Club cua Nga.
Tàu ngầm lớp Kilo có lượng giãn nước từ 3.000 đến 3.950 tấn, hoạt động ở độ sâu trung bình là 240 m và có thể lặn sâu tối đa 300 m và có tầm hoạt động 6.000 – 7.500 hải lý, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm và thủy thủ đoàn 52 người.
Tàu Kilo còn có động cơ chạy êm nhất thế giới, thích hợp trong viêc trinh sát và tuần tra, nên đươc mênh danh la “lô đen”.
Cho đến nay, Nga đã bán hơn 30 chiếc tàu ngầm loại này cho 7 nước, trong đó có Trung Quốc.
Tàu ngầm Kilo được mệnh danh là “lỗ đen” do đặc điểm khó phát hiện của nó
Hải quân Trung Quốc hiện có đến 12 chiếc tàu ngầm Kilo đang hoạt động. Tuy nhiên, theo phân tích của chuyên san quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada), loại tàu ngầm Kilo của Việt Nam có thể hiện đại hơn loại đã bán cho Trung Quốc : Kính viễn vọng tốt hơn, vỏ tàu bằng chất liệu không phản xạ tốt hơn, khiến cho việc bị phát hiện khó khăn hơn…
Theo nguồn tin trên, hạm đội tàu ngầm “sẽ tăng cường uy lực của Hải quân Việt Nam”, cũng như mang lại lợi thế tốt hơn cho Việt Nam trong bất kỳ cuộc đối đầu nào trong tranh chấp Biển Đông. Với hạm đội tàu ngầm mới này (của Việt Nam), Trung Quốc sẽ bị thêm nhiều áp lực trong việc bảo vệ nguồn cung cấp cho mình bằng đường biển nếu xung đột nẩy sinh.
Còn Giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) trong bài viết “Với sự giúp đỡ của Nga, Việt Nam áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD” đăng trên tạp chí The Diplomat, nhận định: Cán cân lực lượng hải quân trên Biển Đông sẽ bắt đầu thay đổi từ cuối năm nay, khi Việt Nam tiếp nhận các chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên.
Theo ông Thayer, tàu ngầm của Việt Nam được thiết kế cho các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra, chống ngầm và chống hạm. Cộng thêm với phi đội chiến đấu cơ Su-30 mà Việt Nam vừa đặt mua thêm 12 chiếc, lực lượng tàu ngầm này sẽ tăng cường đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc triển khai sức mạnh trong vùng lãnh hải của mình trên Biển Đông và nâng cao năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập của quân đội Việt Nam.
Theo Người đưa tin
Thủ tướng Nhật xác nhận sớm bàn giao 10 tàu tuần tra cho Philippines
Ngày 9/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chính thức xác nhận hợp đồng bàn giao 10 chiếc tàu tuần tra cho Philippines để tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ lãnh hải của nước này trên Biển Đông.
Ảnh: Philstar
Theo Kyodo News, tại buổi họp song phương với Tổng thống Philippines Benigno Aquino III bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN tại Brunei trong ngày 9/10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định: Tokyo sẽ sớm bàn giao 10 chiếc tàu tuần tra cho Manila, qua đó chính thức xác nhận tin đồn về bản hợp đồng này suốt từ năm 2012.
Ông Abe cũng cho biết quá trình chuyển giao sẽ nhanh chóng được tiến hành. Trước đó, truyền thông Nhật Bản từng tiết lộ thời điểm Philippines nhận được số tàu nói trên là trong năm 2014. Thông tin này cũng được phát ngôn viên của Lực lượng tuần duyên Philippines - Trung tá Armand Balilo - xác nhận.
Trong khi đó, để tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trên Biển Đông, Thiếu tướng Gregorio Pio Catapang - chỉ huy Bộ Tư lệnh Bắc đảo Luzon (NOLCOM) - tiết lộ chính quyền Manila đang lên kế hoạch mua thêm 3 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công và có thể là 6 tàu hộ vệ phòng không, 12 tàu chống ngầm, 18 tàu tuần tra và 3 tàu quét mìn. Hiện Hải quân Philippines có khoảng 24.000 lính, trong đó có 3.500 thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển cùng khoảng 100 tàu và nhiều máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu các loại. Tuy nhiên hầu hết số trang bị này đều đã cũ kỹ và lạc hậu. Do đó, ưu tiên hàng đầu được Philippines đặt ra hiện nay là nhanh chóng hiện đại hóa lực lượng Hải quân để có thể thích nghi với những diễn biến phức tạp trong khu vực, ông Gregorio Pio Catapang khẳng định.
Ngày 10/10, Want China Times trích nguồn từ tạp chí Foreign Policy cho biết Mỹ đang tăng cường các "tai mắt" tại Nhật Bản để giám sát các động thái khó lường của Trung Quốc trong khu vực. Nhà phân tích quân sự John Reed đánh giá số khí tài này (bao gồm Global Hawks, MV-22 Osprey, hay X-band radar) sẽ có thể khắc chế các đợt tấn công bất ngờ của Bắc Kinh.
Theo Songmoi
Đằng sau thỏa thuận 'đổi vũ khí lấy hòa bình' Các tổng thống Putin và Obama từng thảo luận về ý tưởng đòi Syria giao nộp vũ khí hóa học, nhưng sau đó là cả một năm dài bế tắc, mãi cho đến khi xảy ra bước đột phá với phát ngôn của ngoại trưởng Mỹ trưa hôm thứ hai. Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry được coi là gợi ý...