VN muốn giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Phạm Quang Vinh dẫn đầu đã tham dự Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF) lần 3 và Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở rộng (EAMF) lần thứ nhất đã diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines từ ngày 3-5/10.
Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
Phát biểu tại các diễn đàn, Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đã trình bày lập trường quốc gia của Việt Nam về tăng cường hợp tác khu vực trong lĩnh vực biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển, vì lợi ích của mỗi quốc gia và của cả khu vực.
Ông nhấn mạnh tới việc thúc đẩy xây dựng lòng tin, hợp tác bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)… sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh cũng đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong điều phối hợp tác khu vực về biển, nhất là trong việc chỉ đạo xây dựng chương trình nghị sự và xác định các lĩnh vực hợp tác ưu tiên trong khu vực này. Đồng thời, Thứ trưởng cũng đã nhấn mạnh việc tích cực phối hợp triển khai các sáng kiến có liên quan của ASEAN về hợp tác môi trường biển, hợp tác ứng phó thiên tai, các sự cố trên biển, đặc biệt là sáng kiến về hợp tác giúp đỡ người và tàu thuyền đi biển gặp nạn.
Video đang HOT
Tại cả hai diễn đàn, các nước ASEAN và các nước đối tác Đông Á đã trình bày quan điểm quốc gia về an ninh biển, trao đổi về tăng cường hợp tác biển tại khu vực, trong đó có việc phối hợp, hợp tác liên ngành về an ninh, an toàn hàng hải phòng chống cướp biển tăng cường kết nối xây dựng hạ tầng biển nâng cao năng lực, đào tạo thủy thủ bảo vệ môi trường biển và hợp tác về nghề cá, du lịch sinh thái biển…
Các nước đều nhất trí tranh thủ tăng cường các cơ hội hợp tác và xây dựng lòng tin, đi đôi với bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải nhằm xây dựng môi trường thuận lợi cho hợp tác biển.
Theo đó, đối với các tranh chấp trên biển, các nước một lần nữa nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), cũng như các văn kiện, thỏa thuận khu vực có liên quan như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về 6 Nguyên tắc trên Biển Đông… đồng thời nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tránh để tranh chấp leo thang thành xung đột.
Tại AMF, các nước ASEAN đã điểm lại những hoạt động hợp tác khu vực về an ninh biển, trong đó có kết quả của AMF 1 và 2, nhất trí tăng cường chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực về biển nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường hợp tác biển khu vực nhất là trong Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng.
Tại EAMF, các nước đã thảo luận nhiều về luật pháp quốc tế, vai trò của UNCLOS, coi đây là cơ sở pháp lý căn bản trong bảo đảm ứng xử của các quốc gia, xác định cơ sở pháp lý cho giải quyết tranh chấp cũng như trong hợp tác biển.
Một số nước đã đưa ra các đề xuất cụ thể như tổ chức các khóa đào tạo, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho nghề cá, tăng cường hợp tác về pháp lý trong phòng chống cướp biển, bảo vệ môi trường, tăng cường kết nối và thúc đẩy hợp tác du lịch biển
Theo Dantri
Trung Quốc đề xuất 474 triệu USD hợp tác hàng hải với ASEAN
Tại Diễn đàn hàng hải ASEAN và 8 nước đối tác đang diễn ra ở Manila, Trung Quốc đã đã đề xuất lập quỹ hợp tác hàng hải trị giá 3 tỷ Nhân dân tệ (474 triệu USD) với ASEAN, trong đó một số nước thành viên có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Các đại biểu trong phiên khai mạc Diễn đàn hàng hải ASEAN lần 3 tại Manila, Philippines, ngày 3/10.
Các phái đoàn của 10 nước hội viên ASEAN, và 8 nước đối tác gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Australia, New Zealand và Nga đã tham dự Diễn đàn hàng hải mở rộng ASEAN, khai mạc tại Manila vào ngày hôm qua 5/10. Đây là một sáng kiến của Nhật Bản, đưa ra tại Hội nghị Cấp cáo Đông Á tại Bali, Indonesia, năm 2011, nhằm cho phép Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và các đối tác đối thoại khác của ASEAN tham gia Diễn đàn Hàng hải ASEAN.
Tại diễn đàn, các nhà ngoại giao đã cùng với các chuyên gia an ninh, các giới chức hải dương và những giới chức khác thảo luận về hợp tác khu vực để bảo vệ tài nguyên biển và các tuyến thương mại vào thời điểm có nhiều căng thẳng vì những tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên khắp khu vực.
Trong năm vừa qua, khu vực Biển Đông đã có nhiều sóng gió với việc ViệtNam và Philippines mạnh mẽ phản đối những hành động của Trung Quốc. Và gần đây hơn, Trung Quốc và Nhật Bản đã tranh cãi kịch liệt vì vụ tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông.
Khi phát biểu tại cuộc hội thảo ở Manila, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Tsuruoka Koji, đã hô hào cho việc đặt ra những luật lệ cụ thể hơn, bên cạnh Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, để xử lý những vụ tranh chấp trong hải phận quốc tế. "Cần phải thực hiện thêm những nỗ lực để thiết lập trật tự và luật lệ trên biển dựa trên những đặc tính của mỗi khu vực, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển. Dĩ nhiên, những nỗ lực này phải được thực hiện thông qua đàm phán hòa bình. Chúng ta phải kiên quyết chống lại ý tưởng nào biện minh cho chủ trương mạnh được yếu thua." - ông cho hay
Về phần mình, Bắc Kinh đã đề xuất 3 tỷ nhân dân tệ (474 triệu USD) cho Quỹ hợp tác hàng hải với ASEAN. Hiện chưa rõ số tiền này sẽ được dùng cho danh mục nào, nhưng đề xuất được đánh giá là một chỉ dấu nhằm làm giảm nhiệt căng thẳng.
Hãng thông tấn AP dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết Trung Quốc đã công bố về khoản quỹ trên tại phiên khai mạc Diễn đàn hàng hải ASEAN mở rộng ngày 5/10. Ông cũng cho biết ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận về những hoạt động hàng hải khoản có thể dùng đến khoản quỹ này. ASEAN và Trung Quốc đã hợp tác trong các vấn đề hàng hải, như an toàn hàng hải, đa dạng sinh học và tìm kiếm cứu nạn.
Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh cho biết tất cả các nước tham dự hội nghị đều thừa nhận là các vụ tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết bằng đường lối hòa bình: "Chúng tôi đã cùng khẳng định là cần phải bảo đảm cho một môi trường hòa bình, ổn định và an ninh trên biển, kể cả việc các bên cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và phải tự chế để ngăn không cho những vụ tranh chấp lãnh thổ trở thành những vụ xung đột."
Thứ trưởng Phạm Quang Vinh nói thêm rằng tinh thần chung của cuộc họp này là cần phải tìm kiếm những linh vực hợp tác và đối phó với những "thách thức" trong đó có tranh chấp chủ quyền.
Trong khi đó, vào ngày thứ tư vừa qua, tại diễn đàn hàng hải ASEAN, Philippines đề xuất các nước Đông Nam Á tạo một hệ thống chia sẻ thông tin khu vực để theo dõi tốt hơn các vùng biển trước các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, cướp biển, buôn lậu và sự suy giảm nghiêm trọng các nguồn tài nguyên biển.
Phái đoàn Mỹ tham dự hội nghị cho báo chí biết rằng họ đã tham gia những cuộc thảo luận chi tiết về tự do hải hành, hoạt động thương mại hợp pháp, và khai thác tài nguyên.
Theo Dantri
Tin tặc lên chiến dịch lớn tấn công các ngân hàng Mỹ Giới tin tặc đang ráo riết tấn công các tổ chức tài chính của Mỹ - Ảnh: Reuters Nhóm tin tặc đứng sau các cuộc tấn công mạng gần đây nhắm vào những ngân hàng lớn tại Mỹ đã sử dụng nhiều công cụ tinh vi cùng một chiến dịch được lên kế hoạch cẩn thận. Reuters dẫn lại lời các nhà nghiên...