VN-Index vượt mốc 1.010 điểm trong ngày giao dịch cuối tuần
Thị trường chứng khoán hôm nay có phiên giao dịch giằng co và về đích ở mức cao nhất trong ngày.
Kết phiên 27/11, chỉ số VN-Index tăng 4,25 điểm ( 0,42%) lên 1.010,22 điểm; HNX-Index giảm 0,15% xuống 148,17 điểm và UPCoM-Index tăng 0,44% lên 66,79 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch gần 11.000 tỷ đồng.
Rổ VN30 có 15 mã tăng, 12 mã giảm và 3 mã đứng giá. HDB tiếp tục dẫn đầu rổ với sắc tím. POW, PNJ, HPG tăng 3%, MBB, REE, MWG tăng hơn 2%. TCH vẫn là mã giảm mạnh nhất rổ với hơn 2%, EIB, VJC, SAB, VIC giảm nhẹ.
Diễn biến giao dịch chứng khoán phiên 27/11.
Video đang HOT
Các cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng có phiên giao dịch khá phân hóa với 6 mã giảm, 5 mã tăng và 2 mã đứng giá. NVB giảm mạnh nhất ngành với hơn 1%, EIB, ACB, VPB,… lao dốc nhẹ. HDB dẫn đầu ngành, TPB, MBB tăng hơn 2%, VCB, TCB tăng gần 1%. CTG, STB hiện sắc vàng.
Nhóm thép tăng điểm trở lại và hút dòng tiền khá tốt với HPG, NKG, HSG, VGS, VIS, POM…. Nhóm khu công nghiệp cũng xuất hiện nhiều mã tăng điểm, có thể kể tới NTC, PHR, SNZ, BCM, IDC, SIP… trong đó BCM, IDC tăng kịch trần.
Khối ngoại mua ròng hơn 77 tỷ đồng trên sàn HoSE và mua ròng hơn 12 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VJC, VCB và HPG trên sàn HoSE. SZB và PVS là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
'Trong ngắn hạn, rủi ro đang khá cao bởi TTCK tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân'
"Chúng tôi nhận thấy sau dịch bệnh, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam vẫn rất tốt. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, yếu tố rủi ro đang ở mức khá cao bởi thị trường tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong thời gian vừa qua, có thể vào nhanh nhưng cũng rút rất nhanh khi có biến động mạnh", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
SSI cho rằng trong ngắn hạn, rủi ro đang khá cao bởi thị trường chứng khoán tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân'
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam nằm trong nhóm các thị trường giảm điểm sâu nhất trong tháng 3 "đen tối" vừa qua nhưng cũng là một trong những thị trường có mức hồi phục mạnh nhất, chỉ số VN-Index đã tăng 36% từ mức đáy 662 điểm (ngày 31/3/2020) lên 900 điểm (ngày 10/6/2020).
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo "Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu - tháng 6/2020" công bố mới đây, dòng tiền dồi dào từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước thúc đẩy đà tăng của chỉ số.
Chỉ riêng trong 3 tháng (3-5/2020), có gần 100 nghìn tài khoản mở mới - cao đột biến trong nhiều năm trở lại đây.
SSI cho hay, dòng vốn nước ngoài của các quỹ đầu tư chủ động (active fund) đóng góp khá nhỏ bé trong đợt hồi phục này và có sự cải thiện trong những tuần gần đây. Dòng vốn các quỹ đầu tư có trở lại TTCK Việt Nam trong tháng 5 nhưng đã quay đầu rút ròng trong 2 tuần đầu tháng 6.
"Giao dịch của khối ngoại trên TTCK có phần cải thiện sau chuỗi bán ròng liên tiếp 3 tháng nhưng các phiên mua ròng và bán ròng vẫn đan xen. Nếu loại trừ các giao dịch đột biến liên quan đến mua/bán cổ phần tại VHM và MSN, tính từ đầu năm đến nay, khối ngoại vẫn bán ròng 17,8 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn", theo thống kê từ SSI.
Về các quỹ đầu tư chủ động ở Việt Nam, tỷ trọng tiền mặt của quỹ VEIL (Dragon Capital) - quỹ chủ động lớn nhất tại thị trường Việt Nam đã liên tục tăng từ đầu tháng 3 (1,31% tổng tài sản đang quản lý) đến giữa tháng 5 (6,38% tổng tài sản đang quản lý) nhưng giảm mạnh sau đó, hiện ở mức 1,84%, cho thấy quỹ này đã tái cơ cấu mạnh danh mục đầu tư.
Một quỹ lớn khác là VOF (VinaCapital) duy trì tỷ trọng tiền mặt tại cuối tháng 5 là 5,6%, cao hơn mức 4,4%-5,0% của giai đoạn tháng 3 và tháng 4, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức đầu năm là 6,4% AUM.
Một số quỹ khác cũng gia tăng tỷ trọng tiền mặt mạnh vào tháng 3 nhưng đã giải ngân trở lại trong tháng 4.
Dòng vốn ETF có diễn biến tích cực với 943 tỷ đồng vốn tăng thêm tính từ đầu tháng 5 đến nay. Đóng góp chủ yếu là từ các quỹ ETF nội là VFMVN Diamond ETF (tăng 1.133 tỷ đồng) và SSIAM VNFIN Lead ETF (tăng 271 tỷ đồng).
SSI cho rằng câu chuyện về kiểm soát dịch bệnh thành công, làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, chính sách thúc đẩy đầu tư công vẫn tạo nên sức hấp dẫn với thị trường chứng khoán Việt Nam trong dài hạn.
"Chúng tôi nhận thấy sau dịch bệnh, khẩu vị của nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam vẫn rất tốt. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, yếu tố rủi ro đang ở mức khá cao bởi thị trường tăng dựa vào dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong thời gian vừa qua, có thể vào nhanh nhưng cũng rút rất nhanh khi có biến động mạnh", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Thị trường chứng khoán: Thanh khoản tiếp tục suy giảm, rủi ro giảm điểm vẫn hiện hữu Sau giai đoạn tăng nóng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở những nhịp điều chỉnh với khối lượng giao dịch giảm dần... Thị trường chứng khoán Việt Nam điêu chinh giảm sang phiên thứ 3 liên tiêp, tuy vây đa giảm cung đã đươc xoa bơt khi thị trường co nhịp hôi trong phiên chiêu. Thanh khoản tiêp tuc giảm la...